Học sinh biết đƣợc khái niệm về TTrTDLĐ và biết cách tìm thông tin về TTrTDLĐ.
3.2 Cách tiến hành
3.2.1 Hoạt động 3.1. Tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động
Giáo viên thuyết trình: Hoạt động nghề nghiệp của người lao động luôn có quan hệ chặt chẽ với TTrTDLĐ. Chỉ khi có sự kết nối chặt chẽ, hợp lí giữa các ngành nghề đƣợc đào tạo ra với nhu cầu của TTrTDLĐ thì người lao động mới có nhiều cơ hội việc làm.
Trong giáo dục, mục đích quan trọng nhất của hướng nghiệp là giúp cho học sinh chọn đƣợc nghề vừa phù hợp với bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu TDLĐ của xã hội. Chính vì vậy, trong “mô hình lập kế hoạch nghề” mà chúng ta đã tìm hiểu ở chuyên đề 1 đã chỉ rõ:
Muốn lập kế hoạch nghề, cần phải thực hiện 3 bước tìm hiểu và 4 bước hành động. Trong 3 bước tìm hiểu, cùng với việc tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến bản thân trong việc chọn nghề, mỗi học sinh cần phải thực hiện bước tìm hiểu TTrTDLĐ. Ngay trong nội dung trước của bài này, qua việc tìm hiểu lí thuyết “vòng nghề nghiệp”, chúng ta cũng biết rằng, một trong những cách để khám phá cơ hội nghề nghiệp là tìm hiểu TTrTDLĐ. Vậy, thế nào là TTrTDLĐ? Tại sao phải chọn nghề phù hợp với nhu cầu TDLĐ?
Giáo viên yêu cầu Hhọc sinh nhắc lại khái niệm TTrTDLĐ đã đề cập trong chuyên đề 1. Nếu học sinh không nhớ hoặc nhắc lại nhƣng chƣa đúng, giáo viên có thể nhắc lại: TTrTDLĐ là nơi mà ở đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là những người lao động tự do và một bên là những người có nhu cầu sử dụng lao động13. Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc… TTrTDLĐ bao gồm 3 yếu tố chính là: 1/ Nhu cầu của TTrTDLĐ; 2/ Nguồn cung ứng lao động theo từng lĩnh vực ngành nghề; và 3/ Sự trao đổi, thỏa thuận giữa bên có nhu cầu TDLĐ và người lao động.
Thực tế cho thấy, giáo dục và đào tạo chỉ là điều kiện cần cho người lao động có cơ hội việc làm chứ không tự động dẫn đến có việc làm cho người học. Có việc làm hay không còn tùy
13 Theo điều 3 - Luật Lao động, Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
50 thuộc vào chất lượng đào tạo, vào nhu cầu của TTrTDLĐ, điều kiện lao động, trả lương, chí phí, tiêu chuẩn sống ...
TTrTDLĐ thường xuyên thay đổi theo sự phát triển KTXH của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
*Mục đích, ý nghĩa của việc tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động
Mục đích: Giúp chúng ta biết được những công việc nào đang có ở địa phương, quốc gia và quốc tế? Những nghề nào đang được xem là có tiềm năng trong tương lai? Những kĩ năng thiết yếu nào mà người lao động cần có? Nhu cầu của TTrTDLĐ về mặt số lƣợng và chất lƣợng lao động ra sao?
Ý nghĩa: Tìm hiểu TTrTDLĐ kĩ càng sẽ giúp cho mỗi chúng ta biết đƣợc những thông tin cần thiết về nhu cầu TDLĐở địa phương, trong nước và quốc tế đối với từng ngành nghề một cách cụ thể. Nhờ vậy, chúng ta có cơ sở vững chắc để đối chiếu, tìm ra mối tương quan giữa mong muốn của bản thân với nhu cầu của TTrTDLĐ về ngành nghề mình định chọn, thu hẹp lựa chọn và chọn cơ hội phù hợp14. Từ đó, đƣa ra quyết định chọn nghề một cách thực tế, vừa thỏa mãn đƣợc trách nhiệm chung, vừa đáp ứng đƣợc sở thích và khả năng của bản thân. Biết rõ nhu cầu của TTrTDLĐ còn giúp ta có kế hoạch chọn nghề, kế hoạch học tập, tu dƣỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào TTrTDLĐ và hoạt động nghề nghiệp một cách thuận lợi nhất, tốt nhất.
Một thực tế là hiện nay có nhiều người chọn nghề theo trào lưu chung, không quan tâm tìm hiểu TTrTDLĐ trước khi đưa ra quyết định chọn nghề. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều người sau khi học nghề xong rất khó xin được việc làm và thậm chí thất nghiệp hoặc phải xin làm những công việc trái với ngành nghề đƣợc đào tạo do TTrTDLĐ có rất ít nhu cầu hoặc không có nhu cầu tuyển dụng ngành nghề đó.
3.2.2 Hoạt động 3.2. Hướng dẫn tìm hiểu thông tin về thị trường tuyển dụng lao động
Giáo viên nhắc lại khái niệm về TTrTDLĐ để dẫn dắt đến những thông tin cần tìm hiểu và cách tìm hiểu thông tin về TTrTDLĐ. Khi tìm hiểu TTrTDLĐ, thông tin quan trọng mà chúng ta cần biết là nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu TDLĐ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với nghề, nhất là những nghề mà ta định chọn ở thời điểm hiện tại và tương lai. Vậy, làm thế nào để tìm hiểu TTrTDLĐ?
Giáo viên nhắc lại những nội dung tìm hiểu thông tin, địa chỉ tìm hiểu thông tin về TDLĐ trong nội dung 3, chuyên đề 1. Sau đó nhấn mạnh: Các em có thể tìm hiểu các thông tin này qua mạng Internet bằng cách dùng công cụ tìm kiếm Google hoặc Yahoo. Chỉ cần gõ vào Google những câu hỏi đơn giản như “nghề nào hiện nay đang “nóng” nhất tại Việt Nam?”
hoặc “nghề nào đang cần nhiều nhân lực ở Việt Nam?” v.v... là các em có thể đọc được rất nhiều thông tin về TTrTDLĐ. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về TTrTDLĐ của một nghề cụ thể, các em có thể đọc ở các báo hàng ngày. Hiện nay, việc TDLĐ thường xuyên được đăng trên các báo hàng ngày như báo Lao động, báo Tuổi trẻ... Tất cả các bản mô tả công việc của các công việc được đăng ở những trang tuyển dụng trên báo đều có những tin tức chung sau đây:
14 Bước 2 của Vòng nghề nghiệp
51 - Tóm tắt về công ty đang cần lao động;
- Mô tả ngắn gọn về nội dung công việc cần làm;
- Ghi rõ chi tiết về yêu cầu công việc, trong đó có yêu cầu, đòi hỏi về bằng cấp, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, những khả năng cần có để thực hiện tốt công việc (bao gồm kĩ năng thiết yếu, kĩ năng chuyên môn, và các kĩ năng khác);
- Các thông tin cần thiết khác như hướng dẫn nộp đơn xin việc làm và ngày hết hạn nhận đơn xin việc.
Đọc một thông tin TDLĐ trong bản mô tả công việc chi tiết, nếu lưu ý kĩ, các em có thể tìm ra vài thông tin về công việc theo “rễ” cây nghề nghiệp để đối chiếu với bản thân, và suy nghĩ xem công việc này phù hợp với mình bao nhiêu phần trăm. Đó là, công việc này thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp nào? (kĩ thuật hay nghiệp vụ hay xã hội…)? Công việc này cần những khả năng nào? Bằng cấp và trình độ giáo dục nào là cần thiết để làm công việc ấy?...
Giáo viên nêu 1 ví dụ về thông báo TDLĐ. Có thể sử dụng hoặc tham khảo ví dụ sau:
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG15
Chi Nhánh Công ty CPTM - Xây Dựng - Cơ Khí - Điện Tự Động Hóa COMEECO Tầng 4-5, B59, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu giấy, Hà Nội
Công ty CPTM Xây dựng - Cơ Khí - Điện Tự động hóa COMEECO là công ty chuyên thực hiện các dự án về cơ điện, lắp ráp sản xuất tủ bảng điện, xây lắp đường dây và trạm biến áp, tích hợp hệ thống tự động hóa công nghiệp đã hoạt động đƣợc trên 5 năm. Hiện nay, công ty đang dần mở rộng quy mô và cần tuyển thêm nhân viên cho các vị trí sau:
trưởng/phó phòng kĩ thuật, trưởng/phó phòng dự án, cán bộ kĩ thuật, công nhân kĩ thuật.
Qui mô công ty: 25-99
Tên người liên hệ: Ms. Quyên Mô Tả Công Việc
- Xây lắp đường dây trạm biến áp;
- Sản xuất, lắp ráp tủ bảng điện;
- Thi công cơ điện ME trong các tòa nhà nhà xưởng công nghiệp;
- Tích hợp hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
- Thực hiện công việc vận hành và bảo dƣỡng các thiết bị;
- Chi tiết công việc sẽ đƣợc trao đổi cụ thể hơn khi phỏng vấn.
Yêu cầu công việc
- Có kinh nghiệm 02 năm trở lên trong lĩnh vực xây lắp đường dây trạm biến áp, sản xuất lắp ráp tủ bảng điện, thi công cơ điện ME trong các tòa nhà, nhà xưởng công nghiệp, tích hợp hệ thống tự động hóa trong công nghiệp.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên, chuyên ngành hệ thống điện, cung cấp điện, điều khiển, cơ khí, tự động hóa trong tòa nhà và trong công nghiệp;
- Nhanh nhẹn, trung thực, nhiệt tình trong công việc.
Đọc bản mô tả công việc cho vị trí “nhân viên kĩ thuật” đang đƣợc tuyển dụng ở trên, ta thấy:
- Nhóm sở thích nghề nghiệp: Nhóm Kĩ thuật;
- Khả năng: Những kĩ năng thuộc nhóm Kĩ thuật liên quan đến điện, cần sử dụng sự khéo léo của đôi tay, có kiến thức về điện;
- Bằng cấp và kiến thức: Cao đẳng trở lên trong ngành điện.
3.2.3 Hoạt động 3.3 Thực hành
15 Nguồn: http://www.vietnamworks.com
52 Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 em, sau đó, phát cho mỗi nhóm học sinh 1 bản thông báo tuyển dụng (phụ lục IIX, chuyên đề 2). Yêu cầu các cá nhân và nhóm đọc kĩ bản thông báo tuyển dụng đã đƣợc phát, trong đó chú ý đọc kĩ phần mô tả công việc để viết ra giấy đối với mỗi bản mô tả công việc các thông tin sau:
- Nhóm sở thích nghề nghiệp:
- Khả năng:
- Yêu cầu bằng cấp và kiến thức:
Bài tập về nhà: Học sinh viết bản mô tả công việc mình thích, dựa trên thông tin về bản thân mình (sở thích nghề, khả năng và dự định sau khi học xong THCS).
Kết luận nội dung 3: Khi tìm hiểu nghề, cùng với việc tìm hiểu các thông tin về nghề, cần phải tìm hiểu thông tin về TTrTDLĐ để có cơ sở chọn nghề phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội. Có thể tìm hiểu thông tin về TTrTDLĐ qua các trang thông tin tuyển dụng, qua cổng thông tin TDLĐ trên mạng Internet. Chú ý kết nối thông tin về TTrTDLĐ với nghề mà em yêu thích và dự định chọn.
Nội dung cần ghi nhớ: Chọn nghề mà TTrTDLĐ có nhu cầu cao về lực lƣợng lao động trong hiện tại và tương lai.
4.Nội dung 4. Hệ thống giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên)
4.1 Mục tiêu
- Học sinh biết khái quát hệ thống giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và đào tạo nghề của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên);
- Biết cách tìm thông tin về hệ thống giáo dục TCCN và đào tạo nghề;
- Bước đầu xác định được trường nghề phù hợp với khả năng, sở thích bản thân và hoàn cảnh gia đình.
4.2 Cách tiến hành
4.2.1 Hoạt động 4.1 Giới thiệu lí thuyết
Giáo viên hỏi một số học sinh về dự định của em sau khi học xong THCS.
Giáo viên khái quát lại một số hướng đi mà học sinh có thể lựa chọn sau khi hoàn thành chương trình THCS:
Học tiếp lên THPT. Khi thi vào THPT, căn cứ vào khả năng học và ngành nghề đã chọn, em có thể đăng kí thi vào trường công lập hay ngoài công lập; Ban KHTN (nếu em định chọn ngành, nghề khi thi Đại học, Cao đẳng sẽ thi khối A, A1, B) hay ban KHXH (nếu em định chọn ngành, nghề khi thi Đại học, Cao đẳng sẽ thi khối C, D hoặc ban Cơ bản (nếu em định chọn ngành, nghề khi thi Đại học, Cao đẳng sẽ thi khối A, B);
Nghỉ học, ở nhà tham gia lao động sản xuất hoặc đi làm phụ giúp gia đình;
Đăng kí học trường cao đẳng nghề tuyển sinh trình độ THCS trở lên, TCN hoặc cơ sở đào tạo nghề;
Đi làm ngay ở nơi khác .
Những học sinh sau khi học xong THCS, vì lí do nào đó, không thể tiếp tục học lên THPT ngay, có thể tham gia học nghề ở các TrTDN hoặc trường dạy nghề, trường CĐ nghề, TCN, TCCN của Trung ương hay địa phương. Hiện nay, Nhà nước ta đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho dạy nghề nhằm từng bước nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong các
53 lĩnh vực kinh tế, nhất là ở khu vực nông thôn. Người học nghề không những không phải đóng học phí mà còn được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại 16. Tại nhiều trường nghề hoặc TCCN, học sinh vừa được học nghề, vừa được học tiếp chương trình văn hóa THPT. Sau khi tốt nghiệp trường nghề, các em vừa được cấp bằng nghề theo trình độ đào tạo, vừa được cấp bằng tương đương với bằng tốt nghiệp THPT. Nếu có điều kiện và có quyết tâm, sau này các em vẫn có thể học lên Cao đẳng hay Đại học.
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, hình thức đào tạo của trường nghề và trường TCCN:
Theo Luật Lao động, “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”17. Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp: Trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc; Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; Có sức khoẻ; Tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn18.
Tất cả những học sinh có chứng nhận đã hoàn thành chương trình THCS đều có thể đăng kí tham gia học chương trình nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, Cao đẳng nghề theo hình thức chính quy hoặc không chính quy (dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề). Các em cũng có thể học nghề theo hình thức vừa học vừa làm hoặc tự học có hướng dẫn để đƣợc cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp TCN. Sau khi học nghề, nếu có quyết tâm, các em vẫn có thể học tiếp lên trình độ cao hơn. Theo quy định, thời gian học nghề từ 3 - 4 năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THCS.
4.2.2 Hoạt động 4.2. Hướng dẫn HS tìm thông tin về các cơ sở đào tạo nghề tuyển sinh trình độ THCS trở lên
Học sinh có thể truy cập vào các trang Web của Bộ GD&ĐT, cổng thông tin: http://www emchonnghegi.edu.vn và các trang mạng (Website) của các trường để lấy thông tin, như:
- www.bachkhoavietnam.vn - www.quangdong@edu.vn - www.svhttdlqnam.gov.vn - www.ckq.edu.vn
- www.cdytqn.edu.vn - www.honglam.edu.vn - www.sara.edu.vn - www.ktktna.edu.vn - www.cdspna.edu.vn - www.vhna.edu.vn
16 Đề án 1956 đƣợc triển khai từ 2010 - 2020, với mục tiêu đào tạo 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm và nguồn vốn ngân sách đầu tƣ trực tiếp dự kiến lên đến gần 26.000 tỉ đồng.
Theo Tổng cục Dạy nghề, đến hết quý I/2009, có khoảng 470 chương trình dạy nghề ngắn hạn, thường xuyên và sơ cấp nghề đã được các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dạy nghề xây dựng và ban hành, trong đó có 70 chương trình được các Dự án ODA hỗ trợ xây dựng bằng phương pháp phân tích nghề.
17 Điều 4 - Luật Lao động
18 Điều 17 - Luật lao động
54
- ….
4.2.3 Hoạt động 4.3 Giới thiệu các trường Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Quảng Nam có tuyển sinh từ THCS
Do nhu cầu của tỉnh, nên tất cả các trường trung cấp trên địa bàn đều có nhu cầu tuyển sinh rộng rãi từ tốt nghiệp THCS trở lên. Các em học sinh học nghề xong đều có cơ hội làm việc cao ở trong tỉnh hoặc các tỉnh khác. Nhu cầu nguồn nhân lực tốt nghiệp các trường trung cấp hiện nay rất cần vì nước ta đang gặp tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
- Giáo viên giới thiệu danh mục các trường và ngành đào tạo của các trường nghề, TCN của tỉnh (phụ lục IX, chuyên đề 2)
Giáo viên hướng dẫn học sinh,các em hãy đối chiếu sở thích, khả năng của bản thân và ngành nghề thích hợp đã xác định từ chuyên đề 1 (Kết quả làm phiếu trắc nghiệm phần 1 và phiếu trắc nghiệm phần 2) để xác định trường nghề có thể đăng kí học trong danh mục các trường nghề của tỉnh hoặc trường nghề của Trung ương (nếu như em không có điều kiện học tiếp lên THPT).
Kết luận nội dung 4: Sau khi học xong THCS, các em có thể chọn hướng học tiếp THPT hoặc đi học nghề. Nếu học lực của bản thân không tốt và hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, tham gia học nghề không những giảm bớt khó khăn cho gia đình, bản thân mà còn là đóng góp tích cực cho xã hội trong việc nâng dần tỉ lệ lao động qua đào tạo và giảm bớt tình trạng
“thừa thầy, thiếu thợ”. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình trường nghề phù hợp với khả năng và sở thích nghề nghiệp của bản thân, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh của gia đình và nhu cầu lao động của xã hội.
IV. ĐÁNH GIÁ
Tổ chức cho học sinh làm bài tập đánh giá chuyên đề 2 (phụ lục X, chuyên đề 2).