Trồng cây con bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.
Điều 36: Địa điểm
Có nguồn nước tưới, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển.
Điều 37: Thiết kế
- ườn ương được thiết kế bảo đảm chống xói mòn, thoát nước đồng thời thuận tiện cho việc thi công, chăm sóc, quản lý và vận chuyển.
- ườn ương được chia thành những ô kích thước 20 m x 10 m, giữa các ô có đường đi rộng 3 m. ườn ương có quy mô lớn thiết kế đường trục chính rộng 5 m, đường phụ rộng 3 m.
- Mật độ thiết kế vườn ương bầu có tầng lá là 120.000 - 130.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 18 cm x 35 cm. Từ 150.000 - 160.000 bầu/ha nếu kích thước bầu là 16 cm x 33 cm.
- Thiết kế hàng theo hai cách:
+ Hàng đơn: xếp một hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm rãnh cách nhau 0,7 m - 0,8 m.
+ Hàng kép: xếp hai hàng bầu vào rãnh, khoảng cách giữa hai tâm hàng kép là 1,2 m. Đặt bầu thành hai hàng cách nhau 5 cm - 10 cm để đặt ống tưới bằng nhựa PE mỏng theo từng hàng kép.
- Đặt bầu xuống rãnh ở độ sâu bằng 2/3 chiều cao bầu hoặc miệng bầu cao hơn mặt đất 10 cm.
Điều 38: Quy cách bầu
- Bầu PE nguyên sinh dày 0,08 mm, một nửa chiều dài bầu ở phần đáy có đục nhiều lỗ, các lỗ cách nhau 6 cm, đường kính lỗ 5 mm.
- Kích thước bầu tuỳ theo loại đất. Đối với đất đỏ, dùng bầu có kích thước 16 cm x 33 cm hoặc 18 cm x 35 cm. Đối với đất xám, dùng bầu có kích thước 18 cm x 35 cm hoặc lớn hơn.
Điều 39: Cho đất vào bầu
- Ch n đất thịt có tơi xốp để vào bầu (lấy đất tại chỗ hoặc chở từ nơi khác đến). Đối với đất xám, ch n đất có tỷ lệ cát thấp để tránh vỡ bầu. Đất lúc cho vào bầu phải tương đối khô.
- Phân bón lót:
+ Phân lân nung chảy 8 - 10 g/bầu.
+ Phân hữu cơ vi sinh 10 g bầu; hoặc phân chuồng hoai 50 - 100 g/bầu.
- Cho đất vào bầu: đất tơi xốp được trộn đều với phân lót theo định lượng.
Lượt đầu, cho đất vào khoảng 2/3 chiều cao túi bầu, lắc đều vừa đủ chặt; lượt sau cho đất đầy bằng miệng bầu, lại lắc đều cho đất xuống cách miệng bầu 1,0 cm. Bầu đất phải tròn đều, không gãy ở giữa.
Điều 40: Chuẩn bị hạt giống
Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ương bầu cắt ng n khoảng 1.200 - 1.600 kg/ha tuỳ theo mật độ thiết kế và loại hạt giống. Ch n và xử lý hạt giống như Điều 26.
Điều 41: Trồng cây vào bầu
- Trước khi trồng cây vào bầu 1 - 2 ngày, đất trong bầu phải được tưới đẫm nước.
- Ch n những cây có rễ c c và thân mầm dài khoảng 3 - 10 cm đặt vào bầu;
ch n những cây cùng chiều cao để trồng cùng lượt.
- Trồng cây vào lúc trời mát. Ch c lỗ ở giữa bầu để trồng một cây, đặt rễ c c thẳng xuống trong lỗ, ém đất chặt rễ và phủ đất mịn che hạt. Không trồng cây bị hư gãy thân mầm hoặc rễ c c.
- Trong vòng 20 ngày sau khi ra cây, hàng ngày kiểm tra thay thế ngay những cây không đạt yêu cầu như: gãy chồi, thui ng n, m c yếu, xì mủ trên thân, bạch tạng...
Điều 42: Tưới nước
- Tưới đẫm nước ngay sau khi trồng cây để lèn đất chặt quanh bộ rễ.
- Mùa khô phải tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm đến đáy bầu. Tưới mỗi ngày một lần từ khi trồng cây vào bầu đến lúc cây đạt 1 tầng lá ổn định, tưới hai ngày một lần khi cây đạt 2 tầng lá trở lên, lượng nước tưới khoảng 10 lít nước/m2/lần.
Điều 43: Làm cỏ
ườn ương phải được giữ sạch cỏ bằng phương pháp thủ công hay hoá chất. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (PE) để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm giữa hàng.
Điều 44: Bón phân
- Loại phân, liều lượng và số lần bón theo Bảng 3.
- Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt hai tầng lá ổn định, các lần sau cách nhau 30 - 40 ngày khi tầng lá mới ổn định. Ngưng bón trước khi ghép 30 ngày.
- Kỹ thuật bón: trộn đều ba loại phân, ch c lỗ sâu 3 cm gần thành bầu rồi bón phân vào lỗ; tránh bón gần gốc.
- Tưới nước khi bón phân: bón phân đến đâu thì tưới nước đẫm ngay đến đó.
Bảng 3: Lượng phân bón cho cao su vườn ương bầu cắt ngọn và bầu 1 - 3 tầng lá a. Kích thước bầu 16 cm x 33 cm
Lần bón Nguyên chất (g/cây) Phân bón (g/cây)
N P2O5 K2O Urê DAP KCl
1 0,5 0,5 0,2 0,6 1,1 0,4
2 - 4 1,0 1,0 0,5 1,3 2,2 0,8
5 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2
Sau cắt ng n
1 0,7 0,7 0,3 0,9 1,5 0,5
2 - 4 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2
Từ 5 tháng 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7
b. Kích thước bầu 18 cm x 35 cm
Lần bón Nguyên chất (g/cây) Phân bón (g/cây)
N P2O5 K2O Urê DAP KCl
1 0,7 0,7 0,3 0,9 1,5 0,5
2 - 4 1,5 1,5 0,7 2,0 3,3 1,2
5 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7
Sau cắt ng n
1 1,0 1,0 0,5 1,3 2,2 0,8
2 - 4 2,0 2,0 1,0 2,6 4,3 1,7
Từ 5 tháng 3,0 3,0 1,5 4,0 6,5 2,5
Điều 45: Ghép cây
- Thời gian ghép: ghép rải vụ từ tháng 2 đến tháng 5.
- Tiến hành ghép khi cây trong bầu có đường kính gốc đạt trên 8 mm đo ở vị trí cách mặt đất 10 cm. Ghép cây lúc trời mát, không ghép khi gốc ghép còn ướt. Không tưới nước trong ngày ghép, sau khi ghép phải tưới nước bảo đảm đủ ẩm.
- Gỗ ghép: có tuổi cành tương đương với gốc ghép, bóc vỏ dễ dàng. Có thể sử dụng mắt non, mắt xanh hay mắt xanh nâu.
Điều 46: Cắt ngọn, chuyển bầu
- Sau khi ghép 20 ngày thì mở băng. Sau khi mở băng ít nhất 15 ngày mới cắt ng n.
- Cắt ng n bầu có cây ghép sống đạt đường kính gốc trên 10 mm đo cách mặt đất 10 cm. Cắt ng n cao khoảng 5 - 7 cm cách mí trên của mắt ghép, bôi ngay vaseline lên trên mặt cắt. Đối với đợt cây cắt ng n sớm, nếu gốc ghép nhỏ nên cắt ng n cao hơn, khoảng 10 - 12 cm cách mắt ghép.
- Sau khi cắt ng n, nhấc bầu lên khỏi rãnh, cắt bỏ phần rễ đâm ra ngoài bầu, tập trung bầu gần đường vận chuyển. Giữ bầu vừa đủ ẩm lúc vận chuyển để tránh long gốc, vỡ bầu.
Điều 47: Chăm sóc bầu có 1 - 2 tầng lá
- Chuyển và sắp bầu: bầu cắt ng n được chuyển đến vườn ương bầu có tầng lá. Đặt bầu theo hàng kép sâu khoảng 10 cm, mắt ghép quay ra phía ngoài.
Khoảng giữa hai hàng kép rộng 60 cm.
- Chăm sóc bầu có tầng lá: tưới nước đủ ẩm, thường xuyên tỉa chồi dại. ườn ương phải giữ sạch cỏ, nhổ hết cỏ trong bầu. Phòng bệnh định kỳ kết hợp bón phân qua lá.
- Ch n bầu có tầng lá trên cùng ổn định, đồng đều để trồng.
Hình I.5: Vườn ương bầu đã ghép