CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TIẾNG MẸ ĐẺ VÀ TIẾNG VIỆT CỦA NGƯỜI THÁI LÀ NỮ GIỚI Ở XÃ CHIỀNG NGẦN, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
2.4. Tình hình sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của người Thái là nữ giới xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dựa trên sự khác biệt về thái độ ngôn ngữ
2.4.1. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Việt
2.4.1.1. Thái độ ngôn ngữ đối với mục đích học tiếng Việt
Chúng tôi cho rằng khi khảo sát thái độ ngôn ngữ của người dân xã Chiềng Ngần cần đưa vấn đề về sự cần thiết của việc học tiếng Việt. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Bạn thấy việc học tiếng Việt có cần thiết không?” (câu 1- Phiếu khảo sát). Kết quả 100% người được hỏi cho rằng học tiếng Việt là rất cần thiết.
Thứ hai đối với mục đích của việc học tiếng Việt, với câu hỏi: “Học tiếng Việt để làm gì ?” (Câu 2 - Phiếu khảo sát) chúng tôi đưa ra 4 mục đích cho người dân lựa chọn là:
(1) Để giao tiếp trong cuộc sống (2) Để học hành lên cao
(3) Để giao tiếp và phục vụ cuộc sống (4) Cả ba lý do
Kết quả được thể hiện trong bảng sau (bảng 2.6)
Bảng 2.5. Thái độ đối với mục đích học tiếng Việt Mục đích
Đối tƣợng
(1) Để giao tiếp trong cuộc sống
(2) Để học hành lên
cao
(3) Để giao tiếp
và phục vụ cuộc sống…
(4) Cả ba lý
do Tổng
1. Độ tuổi
6-15 8(25%) 16(50%) 3(9%) 5(16%) 32(100%)
16-30 5(8%) 39(59%) 10(15%) 12(18%) 66(100%)
31-50 5(5%) 50(55%) 21(23%) 15(16%) 91(100%)
>50 18(44%) 0(0%) 10(24%) 13(32%) 41(100%)
2. Trình độ
Tiểu học 17(19%) 33(36%) 25(27%) 17(18%) 92(100%)
THCS 5(6%) 50(54%) 22(24%) 15(16%) 92(100%)
THPT 0(0%) 20(100%) 0(0%) 0(0%) 20(100%)
Trên lớp12 0(0%) 08(100%) 0(0%) 0(0%) 08(100%) 3. Nghề nghiệp
Học sinh 12(17,6%) 36(52,9%) 10(14,7%) 10(14,7%) 68(100%
Sinh viên 0(0%) 03(100%) 0(0%) 0(0%) 03(100%)
Nông dân 60(40%) 23(15,3%) 32(21,3%) 35(23,3%) 150(100%)
Giáo viên 0(0%) 05(100%) 0(0%) 0(0%) 05(100%)
Hành chính 0(0%) 04(100%) 0(0%) (0%) 04(100%)
Kết quả ở bảng trên cho thấy đối với mục đích của việc học tiếng Việt thái độ giữa các đối tượng khảo sát có sự khác biệt.
Về số người khảo sát học tiếng Việt có lựa chọn lý do học hành lên cao và để giao tiếp và phục vụ cuộc sống chủ yếu là ở nhóm đối tượng người trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, giáo viên, người làm việc hành chính, những người được học hành và nhận thức đầy đủ. Còn phần lớn người dân cho rằng học tiếng Việt chỉ để giao tiếp. Và tỉ lệ này xét về các phạm vi xã hội khác thì chủ yếu là ở nhóm tuổi cao, nông dân, trình độ thấp.
Như vậy, có thể thấy, với trình độ cao, nhận thức đầy đủ và có cơ hội giao lưu tiếp xúc nhiều sẽ giúp người dân có ý thức tốt hơn về vai trò của tiếng Việt trong
cuộc sống. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì phần lớn người dân nhận thức được rằng việc thông thạo tiếng Việt không chỉ giúp người dân tộc thiểu số có thể giao tiếp tốt hơn mà còn giúp họ có cuộc sống tốt và cơ hội học hành lên cao.
2.4.2.2. Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng Việt
Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi đặt ra để khảo sát thái độ ngôn ngữ của người dân đối với tiếng Việt là tìm hiểu lý do họ sử dụng tiếng Việt.
Với câu hỏi “Bạn nói tiếng Việt vì...” (câu 3 - Phiếu khảo sát) với 4 câu trả lời chúng tôi đưa ra cho người dân lựa chọn là:
(1) Vì người cùng giao tiếp không biết tiếng mẹ đẻ của bạn (2) Để giao tiếp với người khác dân tộc
(3) Vì bạn thích (4) Ý kiến khác.
Bảng 2.6. Thái độ đối với lý do nói tiếng Việt Mục đích
Đối tƣợng
(1) Vì người cùng giao tiếp không biết tiếng mẹ đẻ
của bạn
(2) Để giao
tiếp với người khác
dân tộc
(3) Vì bạn
thích
(4) Ý kiến
khác
Tổng
1. Độ tuổi
6-15 7(21,9%) 24(75%) 1(3,1%) 0(0%) 32(100%)
16-30 16(24,2%) 40(60,6%) 5(7,6%) 5(7,6%) 66(100%) 31-50 22(24,2%) 46(50,5%) 19(20,9%) 4(4,4%) 91(100%)
>50 8(19,5%) 13(31,7%) 20(48,8%) 0(0%) 41(100%) 2. Trình độ
Tiểu học 15(16,3%) 45(48,9%) 22(23,9%) 10(10,9%) 92(100%)
THCS 30(32,6%) 57(62%) 5(5,4%) 0(0%) 92(100%)
THPT 0(0%) 20(100%) 0(0%) 0(0%) 20(100%)
Trên lớp 12 0(0%) 08(100%) 0(0%) 0(0%) 08(100%) Nghề nghiệp
Học sinh 40(58,8%) 15(22,1%) 10(14,7%) 3(4,4%) 68(100%
Nông dân 70(46,7%) 25(16,7%) 35(23,3%) 20(13,3%) 150(100%)
Giáo viên 0(0%) 05(100%) 0(0%) 0(0%) 05(100%)
Hành chính 0(0%) 04(100%) 0(0%) (0%) 04(100%)
Sinh viên 0(0%) 03(100%) 0(0%) 0(0%) 03(100%)
Kết quả ở bảng 2.6 cho phép rút ra một số nhận xét sau:
Về tuổi tác, người dân ở độ tuổi trên 50 chủ yếu là vì thích nói tiếng mẹ đẻ của mình. Những người ở độ tuổi từ 6-50 tuổi thì ưu tiên nói tiếng Việt khi nói chuyện với người khác dân tộc. Tỉ lệ này chiếm tỉ lệ khá lớn, kết quả này có thể giải thích được (như đã nói ở phần trên).
Xét về một số phương diện khác như trình độ, nghề nghiệp, thì kết quả cho thấy học sinh, sinh viên, người làm nghề hành chính, giáo viên; những người có trình độ cao...có xu hướng chọn nói tiếng Việt để giao tiếp với người khác dân tộc.
Đối với nông dân lại ưu tiên chọn người cùng giao tiếp không biết tiếng mẹ đẻ.