Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍ NH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC (Trang 48 - 51)

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo kết quả điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2018 thì tổng dân số của huyện Phù Ninh là 93.817 người [75], mật độ dân số trung bình 608 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 13%; dân số phân bố không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Phong Châu và các xã Vĩnh Phú, An Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà.

3.2.2. Kinh tế

- Nông lâm nghiệp:

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Trong nông nghiệp cây trồng chính gồm: Cây lương thực (Lúa, Ngô, Khoai, Sắn), cây rau màu (Xu hào, rau Cải, Bắp cải và các cây Gia vị), cây ăn quả (Nhãn, Vỉa, Xoài, Cam, Bưởi, Thanh long, Hồng không hạt), cây công nghiệp (Đậu, Lạc, Chè) trong đó cây chè là chủ yếu; Trong lâm nghiệp là cây nguyên liệu giấy và vật liệu xây dựng: Keo lai, Bạch đàn mô; Chăn nuôi phát triển nhưng chủ yếu ở qui mô hộ gia đình và trang trại nhỏ; vật nuôi chính gồm: Lợn, Gà, Vịt, Trâu, Bò, Dê,... Nuôi trồng thủy sản trên các hệ thống ao hồ và lồng bè trên sông Lô.

- Công nghiệp:

Huyện Phù Ninh có nhà máy giấy Bãi Bằng thuộc tổng công ty Giấy Việt Nam là nơi có nguồn thu công nghiệp chính. Đến nay đã có Khu công nghiệp Tử Đà - An Đạo nhưng số doanh nghiệp đến đầu tư còn hạn chế. Nói chung các ngành

nghề sản xuất liên quan đến lĩnh vực công nghiệp còn chưa phát triển nên nguồn thu từ công nghiệp còn rất hạn chế.

- Thương mại dịch vụ:

Là vùng nông thôn với dân số chủ yếu là nông dân nên thương mại dịch vụ còn ít phát triển. Trên địa bàn huyện có một số chợ nhưng chỉ mang tính chất trao đổi hàng hóa trong vùng. Nguồn thu từ lĩnh vực thương mại dịch vụ thấp.

- Tài chính - tín dụng:

Trên địa bàn huyện có các tổ chức ngân hàng (ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội) và trụ sở đại diện của một số ngân hàng thương mại. Với hệ thống này, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của nhân dân khi cần thiết.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục - Giao thông:

Toàn huyện có 699,28 km, mật độ 6,61km/km2 gồm: quốc lộ số 2 chạy dọc huyện từ Bắc Xuống Nam dài 18 km, đường tỉnh lộ có 61,5 km, đường liên huyện có 54,8 km và đường liên xã có192 km. Có 32,5 km đường thuỷ và với 7 bến đò ngang.

- Thủy lợi:

Huyện Phù Ninh có sông Lô chạy qua từ xã Vĩnh Phú đến xã Phú Mỹ dài 32 km; dọc theo sông có 4 ngòi tiêu lấy nước từ từ sông vào đồng và bơm nước từ đồng ra sông khi bị úng ngập gồm: Ngòi Dầu dài 11,5km, ngòi Tiên Du dài 7,8km, ngòi Miên dài 6,7km, ngòi Chanh dài 11,9km. Có 35 hồ đập vừa và các đầm đảm bảo tưới tiêu cho các vùng sản xuất. Có 71 trạm bơm tưới tiêu do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng và có 124 máy bơm các loại đảm bảo tưới, tiêu cho khoảng 5750 ha.

- Thông tin liên lạc:

Trên địa bàn huyện có 4 trạm truyền thanh, truyền hình (trong đó có 2 trạm thuộc xã quản lý); các xã và thị trấn đều đã có điểm bưu điện văn hóa tính đến năm 2018 số lượng điện thoại trên địa bàn huyện đạt 80 máy/100 dân.

- Y tế:

Đến nay toàn huyện có 21 cơ sở y tế, gồm 01 bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế, trung tâm dân số kế hoach hóa gia đình, 18 trạm y tế xã.

- Văn hoá, giáo dục:

Trên địa bàn huyện hiện có 47 di tích, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia như Chùa Hoàng Long xã An Đạo; Chùa Viên Sơn, đình Chanh, đình Nhượng Bộ xã Vĩnh Phú; di chỉ khảo cổ Xóm Dền xã Gia Thanh; có 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Toàn huyện có 70 trường học, trong đó: hệ Mầm non có 22 trường, Tiểu học 20 trường, Trung học cơ sở 19 trường, Trung học phổ thông 3; có 3 cơ sở Đào tạo nghề và Giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp hệ mầm non 96,5%, hệ Tiểu học 99,8%, Trung học cơ sở 99,7%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍ NH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)