CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ NHÂN TỐ “CON NGƯỜI” TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT B Ả N
1.1. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua “Ý thức tự hào, tự tôn dân tộc”
Mỗ i quốc gia, dân tộc đều có những sự tích, thần thoại về sự hình thành quốc gia, nguồn gốc dân tộc của riêng mình. Những câu chuyện này tuy đều xuất phát từ trí tưởng tưởng của con người, nhưng nhìn chung đều dựa trên hoàn cảnh, sự biến động xung quanh cuộc sống. Chẳng hạn như Việt Nam cho rằng dân tộc Việt là “con rồng cháu tiên”, hay người Ân Độ là
“Mahabharata”, dân tộc Nhật Bản là những con cháu của nữ thần Mặt trời...
Với cách lý giải như vậy, m i dân tộc đã làm sâu sắc thêm ấn tượng về đất nước mình, cũng như về dân tộc mình. Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ xem dân tộc mình là con cháu của thần, mà họ còn lấy đó làm nền tảng xây dựng sức mạnh phát triển đất nước.
Cụ thể, trong số các vị thần có công tạo dựng nên nước Nhật, người Nhật đặc biệt yêu thích nữ thần Mặt trời (Amaterasu bởi lý do nữ thần Mặt trời gắn với tư tưởng sùng bái tự nhiên của người Nhật từ thời cổ đại khi mặt trời là một trong những hiện tượng tự nhiên có tác động trực tiếp đến cuộc sống nông nghiệp con người lúc bấy giờ. H ơn nữa, niềm tin đó không ch dừng lại ở quá trình dựng nước, phát triển dân tộc, mà còn được thể hiện trong tâm thức người Nhật từ xa xưa cho đến ngày nay qua việc tôn sùng Thiên Hoàng - nhân vật được thần linh cử xuống hạ giới để quản lý trật tự xã hội trong vùng đất này. Dựa vào đó, người Nhật có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc hết sức mạnh mẽ như một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với nguồn cội quốc gia, dân tộc.
Ngoài ra, theo số liệu của Bộ nội vụ và Thống kê Nhật Bản, đến tháng 7 năm 2 016 dân số Nhật Bản lên tới gần 12 7 triệu người, xếp thứ 10 trên thế giới. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryũkyũ. Tuy là một quốc gia có dân số đông trên thế giới, nhưng người Nhật Bản lại có ý thức về tính thuần chủng dân tộc rất cao,
“là một quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ: một dân tộc, một ngôn ngữ” [2 ]. Ý thức này chi phối và có tác động sâu sắc đến sự phát triển của Nhật Bản trên mọi lĩnh vực. Đây cũng là nét độc đáo, nguồn sức mạnh to lớn trong lịch sử phát triển Nhật Bản.
S T T Q u ổ c g ia / lã n h th ổ D án s ố
T h ờ i đ iể m th ố n g kê
% s o v ớ i d â n s ố th ế g ió i
N g u ồ n ư ớ c t in h
- T h ế g iớ i 7 .4 0 6 .1 6 2 .0 3 0
4 th á n g 9 nám 2 0 1 6
1 0 0,00 % CIA World Factbook LTỚC tính
ŨŨ1 B T ĩu n g Q u ổ c n2 1 .3 7 3 .5 4 1 .2 7 3 T h á n g 7, 20 1 6 18.6% CIA World Factbook Lfớc tính l i
ŨŨ2 ^ Ấ n Đ ộ 1,2 6 6 ,8 8 3 ,5 9 8 T h á n g 7, 20 1 6 18.0% CIA World Factbook Lfớc tính l i
ŨŨ3 ■ H o a K ỳ 32 3 ,9 9 5 ,5 2 3 T h á n g 7, 20 1 6 4.3 8 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
ŨŨ4 ™ In d o n e s ia 2 5 8,31 6,05 1 T h á n g 7, 20 1 6 3.5 2 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
ŨŨ5 E 3 B ra s II 2 0 5 ,8 2 3 ,6 6 5 T h á n g 7, 20 1 6 2 .7 9 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
ŨŨ6 Q P a k is ta n 2 0 1 ,9 9 5 ,5 4 0 T h á n g 7, 20 1 6 2 ,7 5 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
007 1 1 N ig e ria 18 6 ,0 5 3 ,3 8 6 T h á n g 7, 20 1 6 2,4 9 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
008 ■ B a n g la d e s h 15 6 ,1 8 6 ,8 8 2 T h á n g 7, 20 1 6 2 ,3 3 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
009 H Nga 14 2 ,3 5 5 ,4 1 5 T h á n g 7, 20 1 6 2 ,0 3 % CIA World Factbook Lfớc tính l i
010 • N h ậ t B àn 12 6 .7 0 2 ,1 3 3 T h á n g 7, 20 1 6 1,81% CIA World Factbook Lfớc tính l i
011 I ' l M e x ic o 12 3 ,1 6 6 ,7 4 9 T h á n g 7, 20 1 6 1,66% CIA World Factbook Lfớc tính l i
012 ^ P h ilip p in e s 10 2 ,6 2 4 ,2 0 9 T h á n g 7, 20 1 6 1,51% CIA World Factbook Lfớc tính l i
013 X E th io p ia 10 2 ,3 7 4 ,0 4 4 T h á n g 7, 20 1 6 1,34% CIA World Factbook Lfớc tính l i
014 n V iệ t N am 95,261.021 T h á n g 7, 20 1 6 1.32% CIA World Factbook Lfớc tính l i
Hình 1.1 Danh sách các nước theo số dân [22]
Theo người Nhật “nhân tố uan trọng nh t chính là yếu tố con người.
M ột số người coi “vốn ” là quan trọng nhất trong sự phát triển của ngành, và một số khác lại coi “công nghệ ” là yếu tố chính đối với hoạt động cải tiến năng su t. Thực ra cả hai nhân tố nói trên đều uan trọng, nhưng nguồn vốn cũng có thể bị con người sử ng sai, và các tiêu chuẩn cao về công nghệ có thể sẽ không bao giờ được duy trì nếu thiếu những nỗ lực của con người... ” [6]. Qua đó, Nhật Bản nhận thức ""con người được coi là công nghệ cao nhất và được sử dụng đến mức tối đa tiềm năng sáng tạo mà họ có” [1].
Trong bối cảnh khó khăn của những năm sau Thế chiến thứ hai (từ sau năm 1945), Nhật Bản là một nước bại trận và lần đầu tiên trong lịch sử của mình bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế bị tàn phá n ng nề, khó kh n bao trùm cả nước: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá, lạm phát nặng nề... dẫn đến những bất ổn dễ có thể gây ra các cuộc nội chiến cục bộ, mâu thuẩn sắc tộc như nhiều quốc gia trên thế giới... thì sự bất ổn này lại không diễn ra tại Nhật. Lý do một phần bởi sự ổn định, thống nhất sắc dân, đoàn kết trong dân tộc Nhật Bản, một phần do việc đ t dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như: ban hành hiến Pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ chẳng hạn Thiên Hoàng là "Biểu tượng của quốc gia, cho sự hoà hợp của dân tộc" và ch có vai trò trong các buổi lễ quan trọng nơi mà ông phục vụ các nghi thức như một người đứng đầu quốc gia chứ không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, cũng như từ bỏ quyền phát động chiến tranh; thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949); xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ty độc quyền lớn;
thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; ban hành các quyền tự do dân chủ luật công đoàn, đề cao địa vị của phụ nữ, trường học tác khỏi ảnh hưởng tôn giáo...). Những cải cách này đã mang lại luồng không khí
mới đối với các tầng lớp nhân dân. Bằng lòng tự hào, tự tôn dân tộc người Nhật đã tạo nên sức mạnh to lớn giúp đất nước hồi phục, củng cố, phát triển sau thất bại năm 1945.
Tất cả những điều đó được quyết định bởi “tính duy nhẩt" hay “tỉnh Nhật Bản" (Paul Kennedy) [4]. Đ ặc tính đó có nguồn gốc từ nhân tố: “con người" Nhật Bản.