Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội
2.4.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư
Huyện Lục Yên có tổng diện tích nhiên 80.919,04 ha, chiếm 11,7%
diện tích toàn tỉnh, dân số trên 10,5 vạn người, gồm 16 dân tộc; trong đó, dân tộc Tày chiếm 53,3% , Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc Dao, Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Ngái, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô, H’mông phân bố sinh sống đều trên 23 xã và một thị trấn.
Huyện có tiềm năng về đất đai, lao động bên cạnh đó có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Là một trong những huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn. Theo thống kê hiện trạng rừng năm 2009 toàn huyện có 48.419,8 ha diện tích đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 59,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, đời sống lao động sản xuất của đại bộ phận nhân dân trong huyện gắn bó với rừng, đất rừng và nghề rừng từ lâu đời.
Các xã Tân Phượng, Lâm thượng, Minh Chuẩn, Khánh Thiện và Khai Trung nằm ở phía Bắc huyện Lục Yên có có diện tích rừng rất lớn, đặc biệt là
20
rừng tự nhiên. Tuy nhiên, các xã này có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi hiểm trở, cuộc sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn thiếu thốn.
Dân cư: gồm các dân tộc: Tày, Dao, Kinh, Nùng, Mông, Cao Lan….
Người Tày, Người Dao chiếm số đông. Nhiều bản trong khu nghiên cứu, người Tày hay Dao chiếm tới 99%. Do tập quán sản xuất chính là làm nương rãy và khai thác lâm sản, chăn thả gia súc tự do…, mặt khác do nhu cầu của đời sống, ruộng nước ít, người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác gỗ và săn bắt động vật, phá rừng làm nương, đốt rừng lấy cỏ chăn thả...cho nên những hoạt động phát triển kinh tế tự do theo tập quán trên đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật khu nghiên cứu. Đáng chú ý là tập quán trồng rừng chưa có trong nhân dân.
Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người dân là săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo. Họ đi săn không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà còn vì đây còn là tập quán, là thú vui và đối với thanh niên còn là để tự thể hiện mình trước cộng đồng.
2.4.2. Kinh tế và đời sống 2.4.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn.
Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Cây lương được canh tác trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh.
Các loại hoa màu thường có Ngô, sắn… được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích
21
ruộng nước không cao nên người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích nương hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.
Chăn nuôi: Chăn nuôi trong khu vực chưa phát triển, chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, lợn, gà. Ngựa là vật nuôi quan trọng đối với người dân vùng cao, trong khi chưa có đường giao thông thì ngựa là phương tiện vận chuyển hữu hiệu.
Công tác thú y chưa phát triển, các thôn bản chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua trường lớp chính quy. Có một số hộ đã xây dựng ao nuôi cá, tuy nhiên số hộ chăn nuôi cá không nhiều. Đa số chỉ là các ao tạm thời, chưa có kỹ thuật chăn nuôi cá tốt. Điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá.
Thuỷ lợi: Trong vùng canh tác nông nghiệp, điều kiện nguồn nước không khó khăn, nhưng do chưa được đầu tư nên hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển. Người dân địa phương thường đắp các phai đập nhỏ làm hệ thống tự chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các công trình tự tạo này chỉ tồn tại được trong mùa khô, đến mùa mưa chúng bị nước cuốn trôi. Cần đầu tư cho thủy lợi để tăng năng suất cây trồng, tăng vụ trên diện tích đã có, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần chho người dân tham gia vào công cuộc bảo tồn trong khu vực rừng đặc dụng.
2.4.2.2. Lâm nghiệp
Sản xuất Lâm nghiệp của nhân dân từ rừng tự nhiên chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường
22
xuyên, công khai. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu. Có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, cần nghiên cứu để phát triển cây này trong các xã vùng đệm cũng như phân khu phục hồi hệ sinh thái rừng của Khu rừng nghiên cứu, nơi có người dân sinh sống. Ngoài ra, trồng rừng cũng là một hoạt động kinh tế đang được phát triển ở địa phương.
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu.
∆
23
Chương 3