C. VẬN DỤNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ
I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
I.2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một tế bào sinh dục cái của lúa ( 2n = 24 ) trải qua 10 đợt nguyên phân ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, kết thúc vùng chín tạo giao tử. Số lượng thoi vô sắc cần được hình thành trong các kì phân bào của cả quá trình là
A. 11263 B. 2048 C. 11264 D. 4095
Giải
Thoi vô sắc được hình thành ở vùng sinh sản là : 210 – 1 = 1023 Thoi vô sắc được hình thành ở vùng chín tạo giao tử là: 3. 210 = 3072
Như vậy thoi vô sắc được hình thành trong các kỳ phân bào của quá trình là:
1023 + 3072 = 4095. Suy ra chọn đáp án là D
Câu 2: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường
xét hai cặp gen di hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 192. C. 24. D. 16
Giải
Mỗi nhiễm sắc thể chứa 2 cặp gen di hợp, mà ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể thì có 3 cặp nhiểm sắc thể thường sẽ chứa 6 cặp gen dị hợp ta sẽ có số loại giao tử tạo ra từ các gen trên NST thường là 26 = 64 giao tử. Trên NST giới tính gồm một gen có 2 alen trong vùng không tương đồng của X nên sẽ có 3 giao từ là XA; Xa và Y. Vậy số loại giao tử của các ruồi đực tạo ra là 64 x 3 = 192 giao tử. Suy ra chọn đáp án là B
Câu 3: Tế bào xôma của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 128 NST. Bộ NST đơn bội của loài này là :
A.12. B.7. C.8. D.4 Giải
Theo đề ra ta có: 2n. 24 = 128. suy ra 2n = 8. Vậy bộ NST đơn bội của loài là n = 4.
Chọn đáp án D
Câu 4: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể A. 1 và 16 B. 2 và 6 C. 1 và 8 D. 2 và 16
Giải
Theo đề ra ta có: 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra sẽ tạo ra 2 giao tử.
Nếu cách sắp xếp của các gen trên NST của 3 tế bào sinh tinh này giống nhau thì sẽ cho có hai loại giao tử. Nếu cách sắp xếp của các gen trên NST của 3 tế bào sinh tinh này khác nhau thì 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe giảm phân bình thường,
không có đột biến xảy ra sẽ tạo ra 2 giao tử. Vậy 3 tế bào sinh tinh sẽ cho 6 loại giao tử.
Suy ra đáp án là B
Câu 5: Khi quan sát một tế bào ruồi giấm nguyên phân một số lần, ở kì sau của lần nguyên phân cuối cùng người ta đếm được có 256 NST. Số lần NP của tế bào là
A. 2 B . 3 C. 4 D. 5 Giải
Theo đề ra ta có ở kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng người ta đếm được có 256 NST.
Vậy ta có: 4n. 2k = 256 ( với k là số lần nguyên phân). Ruồi giấm cò bộ NST lưỡng bội là 2n = 8. Suy ra 2k = 256/16 . Suy ra 2k = 16 Suy ra 2k = 24. Suy ra k = 4. Đáp án đúng là C
Câu 6: Ở một loài có bộ NST 2n=20. Một nhóm tế bào nguyên phân cùng một số lần, ở lần cuối cùng đếm được 320 NST đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Số lượng tế bào ban đầu là bao nhiêu biết số lượng tế bào ban đầu gấp 4 lần số đợt nguyên phân:
A. 16 B. 6 C. 8 D. 10 Giải
Theo đề ra ta có 2n. 2k = 320 và X = 4k ( Với X là số tế bào ban đầu, k là số lần nguyên phân). Với 2n = 20. suy ra 2k = 320/20 = 16 =24 . Suy ra k = 4. Vậy X = 16.
Suy ra đáp án đúng là A
Câu 7: Xác suất để một người bình thường nhận được 1 NST có nguồn gốc từ “Bà Nội”
và 22 NST có nguồn gốc từ “Ông Ngoại” của mình :
A. 506/423 B. 529/423 C. 1/423 D. 484/423 Giải
Theo đề ra ta có Số kiểu hợp tử mang 1 trong số 23 NST có nguồn gốc từ bà nội và 22 NST trong số 23 NST có nguồn gốc từ ông ngoại là: C231. C2322 = 23 .23 = 529 Số kiểu hợp tử khác nhau về nguồn gốc bên nội và ngoại: 223. 223 = 423
Xác suất để một người mang1 NST có nguồn gốc từ bà nội và 22 NST có nguồn gốc từ ông ngoại là : C231. C2322 /423 = 529/ 423. Suy ra đáp án đúng là B
Câu 8: Một tế bào sinh dục cái của lúa (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng NST đơn cần cung cấp bằng
A. 4200 NST B. 744 NST C. 768 NST D. 1512
NST Giải
Theo đề ra ta có Tế bào này là tế bào sinh dục sơ khai nên trải qua vùng sinh sản và vùng chín nên TB sinh dục này trải qua nguyên phân và giảm phân nên số NST cung cấp tính theo cả nguyên phân và giảm phân.
Nên số NST cung cấp cho vùng sinh sản là 2n.(25 -1)= 24. 31 = 744 NST.
Số NST cung cấp cho vùng chín ( giảm phân tạo giao tử)= 2n. 2k =24. 25 =768 NST Vậy số NST cần cung cấp là 744+768= 1512 NST. Suy ra đáp án là D
Câu 9: Trong cơ quan sinh sản của một loài động vật, tại vùng sinh sản có 5 TB sinh dục A,B,C,D,E trong cùng một thời gian phân chia liên tiếp 1 số lần môi trường nội bào cung cấp 702 NST đơn. Các TB con sinh ra chuyển qua vùng chín giảm phân và đòi hỏi môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 832 NST đơn để hình thành 128 giao tử.
Bộ NST và giới tính của loài là:
A. 2n=28; cái B. 2n=52; cái C. 2n=24; đực D. 2n=26; đực Giải
Theo bài ra ta có
2n.( 2xa – 1) +2n.( 2xb – 1) +2n.( 2xc – 1) +2n. ( 2xd – 1) +2n. ( 2xe – 1) = 702 (1) và 2n.2xa +2n.2xb +2n. 2xc +2n. 2xd +2n. 2xe = 832 (2). Từ (1) và (2) ta có 2n = 26.
Số tế bào con sinh ra ở vùng sinh sản chuyển qua vùng chín tham gia hình thành giao tử là: 2xa +2xb + 2xc + 2xd +2xe = 832/ 26 = 32 tế bào.Từ 32 tế bào mà tạo ra 128 giao tử.
Giao tử được hình thành do một tế bào là 128/32 = 4.
Vậy giới tính của loài là đực. Suy ra đáp án là D
Câu 10: Một NST có 40 nuclêôxôm, đoạn nối giữa các nuclêôxôm có 30 cặp nuclêôtit.
Số phân tử histon và chiều dài của NST là
A. 320 và 23,834 micromet B. 350 và 4,7668 micromet
C. 359 và 2,3834 micromet A. 360 và 47, 668 micromet Giải
Mỗi nuclêôxôm có 8 phân tử histon và mỗi đoạn nối có một histon. Theo bài ra ta có số phân tử histon chứa trong NST là: 40 .8 + 40 – 1 = 359
Mỗi nuclêôxôm có 146 cặp nuclêôtit và mỗi đoạn nối có 30 cặp nuclêôtit. Số cặp nuclêôtit của NST là 40.146 + (40-1).30 = 7010 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của NST là: