THỐNG KÊ THU NHẬP, THÙ LAO CỦA LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng thống kê nguồn nhân lực (Trang 27 - 30)

Thu nhập và thù lao lao động được xét trên 2 gốc độ:

- Đối với người lao động, đó là nguồn sống, là nguồn thu nhằm thực hiện tái sản xuất sức lao động.

- Đối với người sử dụng lao động, đó là chi phí cho lao động, một bộ phận của chi phí sản xuất. Chi phí về lao động được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu: Chi phí thời gian lao động (người sử dụng lao động chi) và chi phí thù lao lao động (người lao động chi).

1. Thu nhập của lao động và các hình thức chi trả

a. Khái niệm: Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp là tất cả các khoản thu nhập mà người lao động nhận được nhờ lao động, nhờ chuyển nhượng…

b. Các hình thức thu nhập của lao động từ doanh nghiệp

- Xét theo giai đoạn phân phối, thu nhập của lao động từ doanh nghiệp gồm:

Thu nhập lần đầu: thu nhập do lao động mà có

Thu nhập do phân phối lại: thu nhập ngoài thù lao lao động, thu nhập do chuyển nhượng.

- Xét theo hình thức chi trả, thu nhập của lao động từ doanh nghiệp gồm thù lao lao động (tiền lương và các hình thức thù lao lao động khác) và thu nhập ngoài thù lao lao động.

- Xét theo người chi trả, thu nhập của người lao động từ doanh nghiệp gồm: thu nhập do doanh nghiệp trả, thu nhập do nhà nước trả…

c. Các chỉ tiêu thống kê về thu nhập

- Trong phạm vi doanh nghiệp, các chỉ tiêu gồm:

Thù lao lao động (thu nhập lần đầu)

Thu nhập ngoài thù lao (thu nhập do phân phối lại)

Tổng thu nhập: thu nhập lần đầu + thu nhập do phân phối lại

- Trong phạm vi toàn ngành và nền kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu gồm:

Thu nhập lần đầu

Thu nhập do phân phối lại Kết dư phân phối lại

Tổng thu nhập và thu nhập cuối cùng

2. Thù lao lao động và các hình thức chi trả

a. Khái niệm: Thù lao lao động là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay giá trị tăng thêm (VA) được dùng để phân phối cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã chi phí. Thù lao lao động là một bộ phận của thu nhập lần đầu của người lao động và là bộ phận quan trọng nhất của người lao động từ doanh nghiệp.

Thù lao lao động là phạm trù kinh tế nhạy cảm và quan trọng, nó liên quan đến chế độ phân phối và động lực của phát triển sản xuất, đến mức sống dân cư và tái sản xuất sức lao động. Là bộ phận quan trọng trong các khoản thu nhập của dân cư, vì vậy rất cần thiết khi nghiên cứu thù lao lao động.

Trong thực tế thù lao lao động còn được gọi là tiền lương, Hiện nay ở Việt Nam việc áp dụng tiền lương, tiền công cho người lao động biểu hiện:

- Mức lương tối thiểu: được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao độngbình thường bù dắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tình các mức lương cho các loại lao động. Mức lương tối thiều hiện nay được chính phủ quy định là 730.000 đồng/tháng. Dự kiến 1-5-2011 mức lương tối thiều là 830.000 đồng/tháng.

- Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế

Tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức tiền tệ là tiền lương danh nghĩa. Cùng một số tiền như nhau sẽ mua được khối lượng dịch vụ hàng hóa khác nhau ở các vùng khác nhau hoặc trong cùng một vùng nhưng ở thời điểm khác nhau vì giá cả hàng hóa cà dịch vụ thay đổi. Do đó khái niệm tiền lương thực tế và được sử dụng để xác định số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động có được thông qua tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thựcc tế phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:

Số lượng tiền lương danh nghĩa Chỉ số giá cả hàng hóa dịch vụ

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được biểu hiện:

CPI L R = L m

LR: tiền lương thực tế Lm: tiền lương danh nghĩa

CPI: chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ b. Các hình thức chi trả thù lao lao động

Tiền lương sản phẩm, lương khoán và lương thời gian Tiền công lao động và các hình thức chi trả khác II. Cơ cầu thu nhập của người lao động

Thu nhập của người lao động từ doanh nghiệp bao gồm các khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có ý nghĩa khác nhau đối với việc kích thích động viên người lao động.

1. Lương cơ bản

Là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công việc. Lương cơ bản được xác định qua hệ thống thang, bảng lương của nhà nước.

Ví dụ: mức lương cơ bản của sinh viên vừa tốt nghiệp đại học:

1.050.000 x 2,34 = 2.457.000 đồng 2. Phụ cấp lương

Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản. Nó bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến khi xác định lương cơ bản.

Ví dụ: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực….

Phần lớn các loại phụ cấp được tính trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của môi trường làm việc không thuận lợi đến sức khỏe, sự thoải mái của người lao động tại nơi làm việc.

Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.

3. Tiền thưởng

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đầu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có nhiều loại như:

- Thưởng năng suất, chất lượng

- Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động tiết kiệm các loại vật tư, nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu

- Thưởng sáng kiến

- Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh

- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, ký kết hợp đồng mới - Thưởng bảo đảm ngày công

- Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp 4. Phúc lợi

Các loại phúc lợi mà lao động được thưởng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của chính phủ, tập quán của nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố khác của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp dến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành với doanh nghiệp. Phúc lợi gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép, nghỉ lễ…

Một phần của tài liệu Bài giảng thống kê nguồn nhân lực (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w