3.1.1. Định hướng phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa XNK của Việt Nam
Từ năm 2016, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành và ngành dịch vụ Logistics (dịch vụ kho bãi vận tải) được coi là xương sống của hoạt động thương mại giữa các thành viên trong cộng đồng.
Là đầu tàu kinh tế của đất nước, phát triển ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK được xem là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài trong xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam Đỗ Xuân Quang, sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành dịch vụ Logistics phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng từ 15 đến 20%, tổng chi phí dịch vụ Logistics chiếm khoảng 21% GDP. Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tranh đua với các DN cùng lĩnh vực của nước ngoài, nhưng nhìn chung, các DN hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa XNK của cả nước vẫn còn yếu về vốn, về nguồn nhân lực và cả trong quản trị DN…Cần phải nhanh chóng có giải pháp kết nối hạ tầng giao thông, nếu không sẽ phát sinh rất nhiều chi phí dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh của ngành. Hiện tại, hạ tầng các cảng xa các khu công nghiệp (KCN), phải đi qua nhiều chặng đường gây tốn kém; các quy định thông quan còn nhiều vướng mắc; quản trị nguồn nhân lực còn yếu… Do đó, Nhà nước cần kêu gọi đầu tư vào ngành giao nhận hàng hóa XNK, đồng thời có ưu đãi cho ngành này. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp lý về lĩnh vực này bảo đảm rõ ràng, đồng bộ, không nên phân biệt giữa DN trong và ngoài nước khi tham gia hội viên Hiệp hội Logistics Việt Nam…
31 Một trong những định hướng để phát triển hạ tầng giao nhận hàng hóa XNK là phải đồng bộ, nhưng hiện nay, hệ thống này vẫn còn bất cập. Một số cảng biển lớn vẫn còn hoạt động cầm chừng mà nguyên nhân chính là do chưa có hệ thống đường bộ kết nối. Trong khi đó, một số cảng có đường bộ kết nối tốt thì lại quá tải, không theo kịp sự phát triển của nhu cầu giao nhận hàng hóa XNK tăng trưởng khá nhanh của doah nghiệp. Bên cạnh đó, do thiếu nguồn nhân lực, cho nên việc triển khai hệ thống giao nhận hàng hóa XNK còn chậm. Việt Nam cần có những tính toán và bước đi phù hợp để giải quyết mối quan hệ về nguồn vốn giữa các định hướng và mục tiêu phát triển. Định hướng cần ưu tiên phát triển hạ tầng giao nhận hàng hóa XNK sẽ giúp cho thành phố có sự gia tăng về trình độ phát triển…Các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa XNK Việt Nam hoạt động mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Do đó, cần phải tổ chức lại hoạt động Logistics theo hướng bài bản. Ở đây, vai trò của Nhà nước trong vấn đề định hướng phát triển về hạ tầng thống giao nhận hàng hóa XNK kết nối với hệ thống cảng biển, sân bay, các khu công nghiệp và giảm hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến hải quan và các cơ quan Nhà nước khác là rất quan trọng.
Cùng với đó, các DN phải chủ động tự đổi mới, tự nâng cao năng lực và tự hoàn thiện mình. Quan trọng hơn, các DN trong hiệp hội phải đoàn kết với nhau để cùng thắng trên sân nhà, cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK tốt và chi phí hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các DN xuất khẩu, nhập khẩu trong nước.
Do khả năng cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK của Việt Nam còn khá yếu so với các tập đoàn nước ngoài, điều này gây rất nhiều bất lợi cho các DN trong quá trình hội nhập. Do vậy, cần phải đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và công nghệ quản lý, nhất là nguồn nhân lực và sự kết nối. Các DN Việt Nam phải cùng thống nhất, chia sẻ với nhau thì mới phát huy được thế mạnh của mình.
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu
a. Cơ hội
32 Tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã và đang dần ổn định trở lại.
Theo đó hoạt động ngoại thương sẽ có nền tảng để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Về tình hình thế giới, các nền kinh tế lớn thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản đang bắt đầu hồi phục, Liên Minh Châu Âu đang dần tháo gỡ các bất đồng về giải quyết nợ công của các nước thành viên trong khu vực. Về tình hình trong nước, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủcùng với giá dầu giảm trong năm 2017 đã tạo điều kiện để kinh tế trong nước bức phá trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,35%. Cùng với đó là hoạt động của hệ thống ngân hàng đang đi vào quy củ và ổn định hơn.
Với định hướng lấy doanh nghiệp làm trụ cột cho sự phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ được các bộ ngành tạo điều kiện để hỗ trợ tối đa. Cùng với sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp 2015 và Luật Đầu tư 2015 theo hướng tối giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định về thủ tục Hải quan cũng dần được hiện đại hóa, hệ thống Hải quan điện tử đã và đang đưa vào sử dụng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho Doanh nghiệp.
Trong năm 2018 này, thời khắc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập đang trong quá trình ổn định. AEC được thành lập sẽ tạo dựng một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ mở cửa không những về thương mại mà còn về đầu tư và lao động, dẫn đến nhiều doanh nghiệp vận tải và giao nhận 100% vốn nước ngoài sẽ có cơ hội thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi cho các Công ty giao nhận trong nước, kết nối thêm nhiều đối tác mới.
Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương cũng đang trong quá trình đàm phán và kí kết. Nổi bật trong số đó hiệp
33 định đã được kí kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, hiện có các thành viên chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, có thể tạo cú hít mạnh, giúp GDP tăng thêm 36,7 tỉ USD.
Lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng Việt ngày càng được đánh giá cao, qua đó vị thế đàm phán của doanh nghiệp Việt cũng nâng lên. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của xuất khẩu theo điều kiện CIF thay vì FOB. Qua đó tạo điều kiện cho các công ty giao nhận có cơ hội tăng thêm lợi nhuận.
b. Thách thức
Tình hình kinh tế thế giới mặc dù được nhận định là đang vào giai đoạn ổn định nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp khi kinh tế một số thị trường lớn có dấu hiệu chững lại như Trung Quốc, trong khi đồng USD mạnh lên ở một số nước đã tạo ra rào cản cho việc xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường nước ngoài.
Hội nhập cũng đặt ra vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt. Chỉ xét trong ngành vận tải và giao nhận số doanh nghiệp nội địa chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam nhưng chỉ chiếm gần 25% thị phần. Đây rõ ràng là cuộc đua không cân sức khi các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam chỉ mới hình thành, kinh nghiệm chưa có nhiều, lại hoạt động nhỏ lẻ, cạnh tranh với nhau. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoại khi đầu tư vào Việt Nam đã có sẵn nhiều kinh nghiệm hoạt động, chiến lược đầu tư bài bản. Theo lộ trình cam kết WTO và AEC, trong thời gian tới dự báo thị trường Logistics Việt Nam sẽ là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, áp lực lên doanh nghiệp Việt càng lớn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nước vẫn còn khá nhiều bất cập, phụ thuộc quá lớn và biến động giá của thế giới, không kiểm soát được chất lượng nguồn hàng dẫn đến xuất sang nước bạn bị trả về. Các mặt hàng vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài, thường bị doanh nghiệp ngoại kiện bán phá giá dẫn đến mức thuế chống bán phá giá áp lên các sản phẩm xuất khẩu, càng khiến cho lợi thế cạnh tranh càng giảm.
34 Các hãng tàu có vị thế đàm phán quá lớn trong tương quan với các doanh nghiệp giao nhận, cước phí cùng các khoản phụ phí liên tục được điều chỉnh theo hướng gia tăng trong khi cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có biện pháp triệt để nhằm khắc phục tình trạng này.
Các văn bản pháp lý từ bộ Tài Chính và bộ Công Thương thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho Công ty trong việc cập nhật. Điển hình như theo thông tư số38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định thời gian áp dụng mã vạch đối với hàng đóng trong container xuất khẩu bắt đầu từ tháng 04/2015 nhưng hải quan lại bắt đầu áp dụng vào ngày 10/06/2015, điều này đã gây lúng túng cho công ty.
Hệ thống Hải quan vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực, gây nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí trong quá trình giao nhận hàng hoá của công ty. Văn bản chỉ đạo từ các cơ quan quản lý đã có, nhưng việc thực thi ở các cơ quan cấp dưới lại không nghiêm. Nhiều khoản thu ngoài lề được đặt ra nhưng để nhanh chóng được thông quan doanh nghiệp đành phải nộp. Thêm vào đó, hệ thống cảng ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mặt dù đã được đầu tư nhưng vào thời gian cao điểm lễ tết bị ùn ứ rất nhiều, gây mất thời gian và tốn kém chi phí.
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Logistics Đông Á 2023 Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu có lúc sụt giảm nhưng phương hướng chính vẫn là tiếp tục phấn đấu duy trì những điểm mạnh và khắc phục dần những hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Để phát triển tốt hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai, công ty đã có những định hướng sau:
- Tăng cường các hoạt động gặp gỡ, giao lưu để duy trì mối quan hệ tốt và giữ bằng được những khách hàng hiện có.
- Dự các buổi trao đổi chuyên ngành để có thêm thông tin về thị trường.
- Tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng.
- Tăng năng suất làm việc để giảm bớt chi phí cho công ty.
35 - Khai thác tích cực hơn các dịch vụ giao nhận (làm thủ tục hải quan, C/O,
chứng nhận kiểm dịch, mua bảo hiểm, đăng ký hun trùng…).
Từ định hướng trên công ty muốn ổn định tình hình kinh doanh và cân bằng cơ cấu doanh thu. Sau khi xác định rõ mục tiêu, định hướng được cụ thể hóa với từng mục định như sau:
Định hướng nhằm ổn định tình hình kinh doanh
Qua phân tích ở phần điểm yếu, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2022 có tăng ấn tượng nhưng vẫn chưa ổn định. Bên cạnh đó là tỉ lệ chi phí trên doanh thu của công ty quá cao. Về mặt lý thuyết, có hai cách để giải quyết vấn đề này làtăng doanh thu và/hoặc giảm chi phí.
- Về tăng doanh thu:
Thứ nhất, Công ty cần nghiên cứu hoàn thiện các gói sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng. Cạnh tranh ngày càng cao, khách hàng càng có cơ sở để đòi hỏi ở Công ty chất lượng dịch vụ tốt nhất. Với đặc thù là công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận, sự nhanh chóng và hiệu quả giao nhận là yếu tố được khách hàng đặt lên hàng đầu. Do đó, Công ty cần nghiên cứu kĩ các quy định của nhà nước để chủ động thực hiện, tránh sự lúng túng bị động dẫn đến làm mất thời gian của khách hàng.
Thứ hai, Công ty cần mở rộng quan hệ với nhiều hãng tàu để có thể nhận về mức giá tốt nhất từ đó giảm giá dịch vụ cho khách hàng. Phòng kinh doanh cần tích cực phân tích các gói dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là về giá để làm cơ sở báo giá tốt nhất cho khách hàng mà vẫn đảm bảo doanh thu cho Công ty.
Thứ ba, phòng kinh doanh cần xây dựng các hoạt động quảng bá để tăng cường uy tín và sự hiện diện của công ty đến khách hàng. Dịch vụ của công ty có thể rất tốt nhưng sẽ rất rủi ro nếu khách hàng không biết đến Công ty.
- Về cắt giảm chi phí:
Thứ nhất, Công ty rà soát lại các khoản chi không cần thiết trong năm tài chính để có kế hoạch sử dụng chi phí cho năm sau hiệu quả hơn. Ví dụ, đặc thù
36 của công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận là phải ứng tiền trước rồi mới thu lại tiền từ khách hàng để ghi nhận doanh thu; trong khi đó chi phí để thuê tàu (bao gồm cước phí và các loại phụ phí thuê tàu) là rất lớn do đó nếu công ty thực hiện nhiều hợp đồng cùng lúc sẽ gây áp lực về tiền mặt dẫn tới phải vay vốn ngân hàng, tạo ra chi phí lãi vay. Thay vào đó, nếu công ty có chính sách chiết giá dịch vụ để khuyến khích khách hàng ứng tiền trước để công ty thực hiện nghiệp vụ của mình mà không phải vay ngân hàng thì chắc chắn công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay khá lớn.
Thứ hai, có kế hoạch tuyển dụng nhân viên hợp lý. Trong thời gian thực tập tại Công ty, người viết nhận thấy sự bất hợp lý trong phân phối nhân viên giữa các phòng ban. Do đó để tránh áp lực cho một số phòng ban vào mùa cao điểm, thay vì tuyển dụng nhân viên mới sẽ tạo ra áp lực lên chi phí, công ty nên xây dựng kế hoạch luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban. Như vậy không những nhân viên đỡ nhàm chán khi được trải qua nhiều vị trí làm việc trong Công ty mà hiệu suất làm việc toàn Công ty cũng được nâng cao.
Thứ ba, thuê các chuyên gia tư vấn về tài chính. Với đặc thù là công ty nhỏ, không thể đòi hỏi Công ty quá nhiều ở khâu tuyển chọn nhân viên kế toán giỏi, thông thạo và hiểu biết sâu về tài chính. Do đó một giải pháp hiệu quả về mặt chi phí là thuê các chuyên gia để tư vấn cách cắt giảm các chi phí không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc của công ty.
Định hướng nhằm cân bằng cơ cấu doanh thu
Việc phân tích thực trạng ở trên đã chỉ ra một số mất cân đối trong doanh thu toàn công ty nói chung và doanh thu hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng. Trên cơ sở đó, người viết đề ra một số giải pháp để cân đối lại hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển như sau:
Thứ nhất, Công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn lực để nâng cao vai trò của hai gói dịch vụ còn lại là giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không và dịch vụ logistics tích hợp. Phòng kinh doanh cần mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không.
Phòng khai thác cần tìm hiểu và cải tiến quy trình giao nhận, đảm bảo thời gian