Khi dùng các bộ chỉnh lưu có điều khiển (các bộ chỉnh lưu dùng thyristor) để làm bộ nguồn một chiều cung cấp cho phần ứng động cơ điện một chiều, ta gọi là hệ T-Đ.
Sơ đồ nguyên lý
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động T-Đ 1.2.2. Hệ T-Đ không đảo chiều.
RW Ri Udk
Ud U
MTX
tai Ui
nguon xoay chieu 220V
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý hệ T-Đ không đảo chiều.
Các chế độ làm việc của hệ T-Đ không đảo chiều.
Chế độ động cơ:
ĐTC thuộc góc phần tư thứ 1.
Chế độ hãm.
Hãm tái sinh:
Ở chế độ này, mạch chỉnh lưu làm việc ở chế độ chỉnh lưu phụ thuộc. Năng lượng của hệ: cơ năng của tải (động cơ) biến thành điện năng qua chỉnh lưu trả về lưới. ĐTC trong chế độ này nằm ở góc phần tư thứ tư.
Hãm ngược: được thực hiện bởi mô men cản. Năng lượng được tiêu hao trên điện trở dây quấn.
Hãm động năng:
Trên mặt phẳng ĐTC thì đường hãm động năng là đường đi qua gốc tọa độ với hệ T-Đ không đảo chiều thì đặc tính điều chỉnh thuộc góc phần tư thứ 1 và thứ 4.
1.2.3. Hệ T-Đ có đảo chiều.
Các phương pháp đảo chiều:
Phương pháp đảo chiều điện áp phần ứng
Phương pháp đảo chiều điện áp kích từ
Đảo chiều bằng tiếp điểm công tắc tơ
Đảo chiều bằng cách sử dụng hai bộ điều chỉnh mắc theo kiểu thuận nghich
1.2.3.1. Đảo chiều bằng tiếp điểm công tắc tơ
Hình 1.4. Sơ đồ đảo chiều bằng công tắc tơ
Phương pháp này đơn giản nhưng không tốt, gây khó khăn cho những yêu cầu như hãm tái sinh.
1.2.3.2. Đảo chiều bằng cách sử dụng hai bộ chỉnh lưu mắc theo kiểu thuận nghịch.
Hình 1.5. Sơ đồ mắc 2 bộ chỉnh lưu theo kiểu thuận nghịch
Hệ này có hai phương pháp điều khiển:
Phương pháp điều khiển riêng: Hai mạch chỉnh lưu làm việc độc lập, mạch này làm việc thì mạch kia nghỉ.
Phương pháp điều khiển chung: Cả hai mạch chỉnh lưu cùng làm việc, nhưng chế độ làm việc của hai mạch khác nhau (mạch này làm việc ở chế độ chỉnh lưu thì mạch kia làm việc ở chể độ nghịch lưu, nhưng phải
đảm bảo . Đây cũng là điều kiện chống dòng cân bằng chạy giữa hai mạch chỉnh lưu).
1.2.4. Đặc điểm của hệ T-Đ
- Ưu điểm: Hệ T-Đ là một trong những hệ truyền động điện có cấu trúc đơn giản cho phép sử dụng nguồn trực tiếp từ lưới, điều khiển dễ dàng. Vì vậy, hệ này cho phép mức độ tự động hóa cao và hiệu suất năng lượng cao.
- Nhược điểm: Ở chế độ tải nhỏ, hệ T-Đ dễ xảy ra hiện tượng dòng tải gián đoạn. Vì vậy, trong chế độ này cần áp dụng các phương pháp điều chỉnh thích hợp như điều chỉnh thích nghi( thích nghi với các chế độ khác nhau).
1.2.5. Tổng quan về chỉnh lưu cầu một pha có đảo chiều .
1.2.5.1. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ truyền động T-D đảo chiều:
- Giữ nguyên chiều dòng điện phần ứng và đảo chiều dòng kích từ.
- Giữ nguyên dòng kích từ và đảo chiều dòng phần ứng nhưng được phân ra bốn sơ đồ chính:
+ Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng cách đảo chiều dòng kích từ.
+ Truyền động dùng một bộ biến đổi cấp cho phần ứng và đảo chiều quay bằng công tắc từ chuyển mạch ở phần ứng ( từ thông giữ không đổi ).
+ Truyền động dùng hai bộ biến đổi cấp cho phần ứng điều khiển riêng . + Truyền động dùng hai bộ biến đổi nối song song điều khiển chung.
Tuy nhiên, mỗi loại sơ đồ đều có ưu nhược điểm riêng và thích hợp với từng loại tải, trong phần này ta chọn bộ truyền động dùng hai bộ biến đổi nối song song ngược điều khiển chung, bởi nó dùng cho dãi công suất vừa và lớn có tần số đảo chiều cao và thực hiện đảo chiều êm hơn.Trong sơ đồ này động cơ không những đảo chiều được mà còn có thể hãm tái sinh.