2 Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẶC XÁ (Trang 26 - 27)

II- TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẶC XÁ ỞN ƯỚC TA

3. 2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nêu trên trong công tác này còn một số hạn chế

như sau: Do đặc thù của hoạt động đặc xá chưa có văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, ổn định để điều chỉnh lĩnh vực này mà mọi hoạt động được thực hiện trên cơ sở quyết định hằng năm của Chủ tịch nước, sau đó là hướng dẫn của các bộ, ngành hữu quan trong đIều kiện thời gian tổ chức thực hiện có hạn, yêu cầu phải đạt tiến độ với khối lượng công việc rất lớn, tính chất lại phức tạp, để

bảo đảm chính xác nhiều trường hợp phải đi xác minh tại nhiều nơi, trình qua nhiều cấp nên trong hoạt động nhiều khi bị động, nhận thức một số cơ sở có lúc chưa thống nhất bởi vậy khó có thể loại trừ hiện tượng không chính xác, sơ hở

hoặc không công bằng trong quá trình tổ chức thực của quá trình xét duyệt hồ sơ

dẫn đến có người có đủ tiêu chuẩn nhưng không được hoặc không kịp xét duyệt; có một số trường hợp chưa đủ điều kiện những được lập danh sách đưa vào diện xét, một số trường hợp được đặc xá lại tái phạm, các biệt có trường hợp tái phạm vào tội cũ với lỗi cố ý…làm ảnh hưởng xấu đến công tác đặc xá.

Điều kiện quan trọng để được đặc xá là phạm nhân phải được xếp loại cải tạo tốt; nhưng các qui định cụ thể về việc đánh giá, nhận xét, xếp loại cải tạo tốt theo thời gian và quá trình cải tạo đối với từng loại tội chưa được chuẩn hoá bằng văn bản pháp luật. Do vậy, cơ sở nhận xét xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù của giám thị trại giam gặp khó khăn, thiếu chính xác và không tránh khỏi sự tuỳ

tiện theo nhận thức chủ quan của người lập hồ sơ.

Trong điều kiện đất nước mở cửa và hội nhập với các nước trên thể giới, nhiều người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống tại nước ta và dẫn đến tình trạng họ

phạm tội và bị xử lý là khách quan, hiện có hàng trăm người nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch đang chấp hành hình phạt ở nước ta, tuy nhiên với chính sách công

bằng Nhà nước ta cũng cho họ được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như

những phạm nhân là người Việt Nam. Bởi vậy việc xem xét đặc xá cho họ cũng

được thực hiện và lại nảy sinh ra một số vấn đề là nhiều trường hợp sau khi đã có quyết định đặc xá nhưng các trại giam, trại tạm giam chưa thể tha được, do không liên hệ được với cơ quan đại diện nước ngoài, hoặc phía nước ngoài không nhận do không xác định được địa chỉ cư trú, nhân thân của người được đặc xá. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc những người này trong một thời gian dài đã gây không ít khó khăn cho các cơ sở giam giữ, đặc biệt đối với người bệnh hiểm nghèo. Nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan chức năng của ta không chủđộng liên hệ từ

trước với cơ quan đại diện của nước mà phạm nhân mang quốc tịch; mặt khác, cũng do ta chưa có văn bản qui định cụ thể về vấn đề này .

3.3 Công tác tiếp nhận và giúp đỡ người được đặc xá còn hạn chế, tỷ lệ tái phạm cao phạm cao

Việc hướng dẫn làm các thủ tục tiếp nhận người được đặc xá ở một số nơi còn chậm, chưa kịp thời, đầy đủ, vì vậy làm ảnh hưởng tới nhiều công tác trong quản lý. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để

người được đặc xá ổn định cuộc sống. Vai trò của các ban, ngành, đoàn thể tham gia quản lý, giúp đỡ tạo việc làm chưa được thường xuyên, ít hiệu quả, còn định kiến về quá khứ phạm tội của người được đặc xá. Mặc dù tình hình người phạm tội ( kể cả tái phạm) do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố khách quan, tuy nhiên

đối với trường hợp người được đặc xá lại tái phạm, nhất là lại tái phạm vào tội cũ

với lỗi cố ý thì sẽ tạo dư luận không tốt trong nhân dân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẶC XÁ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)