Hệ thống tách mục tiêu di động tương can ngoài

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG ĐỀ TÀI ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CHỐNG NHIỄU TIÊU CỰC CHO ĐÀI RADAR (Trang 34 - 37)

Tương can ngoài: Tin tức về pha đầu ngẫu nhiên của xung phát được lấy ra từ chính tín hiệu phản xạ và được tính đến,khi xử lý tín hiệu phản xạ ( dng ngay chính tín hiệu phản xạ để định pha cho tín hiệu chuẩn,sau đó so pha với tín hiệu chuẩn với tín hiệu phản xạ đ được giữ chậm một khoảng thời gian bằng độ rộng xung tín hiệu ơx).

Tương can trong được sử dụng khi cần đảm bảo hệ số chế áp lớn ( ≥ 50 dB) đối với các tín hiệu phản xạ từ địa vật.Tương can ngoài được sử dụng không yêu cầu cao lắm đối với chất lượng chế áp nhiễu tiêu cực và giảm giá thành của thiết bị.

Ưu điểm của HTTMTDĐ có bù khử qua chu kỳ không tương can nhiễu tích cực

Hình 13:HTTMTDĐ có bù khử không tương can các tín hiệu nhiễu tiêu cực 2.6.1 HTTMTDĐ có bù khử qua chu kỳ không tương can nhiễu tích cực Đường bao của tín hiệu nhiễu tiêu cực ở đầu ra bộ tách sóng biên độ thăng giáng chậm từ xung tới xung do sự dịch chuyển lẫn nhau của nguồn nhiễu tiêu cực trong

mỗi thể tích xung.Nếu bên trong những thể tích xung nào đó có các mục tiêu chuyển động nhanh so với nguồn nhiễu tiêu cực, thì xuất hiện thăng giáng nhanh khá lớn.

Trong các HTTMTDĐ có bù khử không tương can, cần phải đảm bảo dải động lớn cho tuyến thu nếu không sẽ làm mất các thăng giáng biên độ có ích ở đầu ra tách sóng. Để mở rộng dải động tuyến thu có thể sử dụng khuếch đại trung tần có đặc tuyến Loga-tuyến tính. Để giảm yêu cầu đối với dải động của bộ bù khử, người ta mắc vào giữa bộ tách sóng biên độ và thiết bị bù khử qua chu kì 1 lần một mạch khuếch đại thị tần có đặc tuyến biên độ như hình 14. Nhưng không nên sử dụng mạch này khi dùng bù khử nhiều lần .

Hình 14:Đặc tuyến biên độ của mạch KĐTT

Nhược điểm chính của hệ thống là để phát hiện mục tiêu chuyển động cần có nguồn nhiễu tiêu cực trong cùng một thể tích xung với nó. Khi không có tín hiệu phản xạ từ nguồn nhiễu tiêu cực thì tín hiệu mục tiêu có thể bị chế áp mất trong thiết bị bù khử qua chu kỳ. Để tránh khả năng bị mất mục tiêu trong phần không gian tự do không có nhiễu tiêu cực, trong sơ đồ hình 13 có thiết bị phân tích nhiễu và chuyển mạch chế độ làm việc. Khi không có nhiễu, điện áp đưa tới hiện sóng không lấy từ đầu ra thiết bị bù khử mà trực tiếp từ đầu ra tách sóng. Đường dây giữ chậm trong sơ đồ dùng để bù lại lượng giữ chậm tín hiệu điều khiển bởi chuyển mạch chế độ làm việc, so với thời

điểm thay đổi tình huống nhiễu ở đầu vào máy thu( có hay không có tín hiệu nhiễu tiêu cực).

2.6.2 HTTMTDĐ có dao động tương can được định pha từ nhiễu

Hình 15:HTTMTDĐ có dao động tương can được định pha từ nhiễu tiêu cực Trong hệ thống này pha của tín hiệu phản xạ từ mục tiêu được so sánh với pha của tín hiệu nhiễu tiêu cực ở mắt (phần tử phân biệt) cự ly lân cận. Chọn mắt cự ly phía trước hay sau là phụ thuộc vào mắt nào có tín hiệu nhiễu mạnh hơn; tín hiệu nhiễu mạnh hơn này được tách ra nhờ bộ hạn chế. Cũng do vậy trên màn hiện sóng của radar sẽ quan sát thấy cả phần không bù khử được tương ứng với sườn trước hoặc sườn sau của đám nhiễu tiêu cực.

Hình 16 là một phương án cấu tạo sơ đồ hình thành điện áp chuẩn trong HTTMTDĐ khi kết hợp cả hai phương pháp tương can trong và tương can ngoài. Ở chế độ định pha (CĐ ĐP) bằng nhiễu, đầu ra kênh định pha bị cấm và sơ đồ bù gió bị ngắt. Sử dụng bộ khuếch đại trung tần nhiều tầng kiêm luôn vai trò dây giữ chậm 𝜏, do đó ở chế độ này còn sót lại các sườn trước của nhiễu tiêu cực, làm hạn chế khả năng của chế độ định pha ngoài khi có nhiều nguồn nhiễu tiêu cực gián đoạn.

Hình 16:Sơ đồ hình thành điện áp chuẩn

2.6.3 Các đặc trưng cơ bản của hệ thống TMTDĐ tương can ngoài

a) Hệ số chế áp 𝑲𝒄𝒂. Xác định theo công thức ở cột 5 hình 7, nhưng trong các công thức đó cần thay đổi hệ số tương quan của các tín hiệu sau tách sóng bằng tích các môđun của hệ số tương quan của tín hiệu ở các đầu vào tách sóng khi giả thiết các tín hiệu vào nó là quá trình Gauss (chuẩn), có thể viết:

b) Hệ số truyền công suất chuẩn hóa 𝑲𝒑𝒄𝒉(𝑭đ) và 𝐾𝑝𝑐ℎ (𝑉𝑟) cũng xác định theo các công thức chung ở cột 2 và 3 hình 7, nhưng cần thay tần số Doppler 𝐹đ

trong các công thức đó bằng hiệu các tần số Doppler của các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu và từ nguồn nhiễu tiêu cực, ở cùng 1 thể tích xung với mục tiêu (đối với HTTMTDĐ có bù khử không tương can) hoặc ở thể tích xung bên cạnh ( đối với HTTMTDĐ có dao động tương can định pha từ nhiễu).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VÔ TUYẾN HÀNG KHÔNG ĐỀ TÀI ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG CHỐNG NHIỄU TIÊU CỰC CHO ĐÀI RADAR (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)