Thăm khám điều dưỡng

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh xơ gan (Trang 21 - 28)

VÀO CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN

10.2: ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG VÀO CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XƠ GAN

10.2.1.2: Thăm khám điều dưỡng

+Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Hồng cầu thường giảm, tiểu cầu giảm.

+Prothrombine giảm

+Cholesterolester giảm

+NH3 máu động mạch tăng +Bilirubine máu tăng.

+SGOT, SGPT tăng

+Kết quả nội soi tiêu hóa, siêu âm +Kết quả chụp X quang

10.2.2: Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng chính có thể có ở bệnh nhân xơ gan:

- Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng -Khó thở do cổ trướng lớn

-Cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa -Chán ăn, chậm tiêu do suy tế bào gan

- Nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch và suy dinh dưỡng 10.2.3: Lập kế hoạch chăm sóc

- Nghỉ ngơi khi có phù và cổ chướng, không làm các công việc nặng nhọc.

- Chế độ ăn đảm bảo protein, glucid, vitamin và hạn chế lipid.

- Theo dõi sát bệnh nhân và điều trị các biến chứng kịp thời

- Tư vấn cho NB biết về nguyên nhân cũng như các biến chứng có thể xảy ra để NB hợp tác với điều trị và chăm sóc.

10.2.4:Thực hiện kế hoạch chăm sóc:

10.2.4.1: Chế độ nghỉ ngơi khi có phù, cổ chướng

- Tạo phòng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế người thăm, nuôi.

- Cho NB nghỉ ngơi hoàn toàn khi bệnh tiến triển

- Cho NB nằm tư thế nữa nằm nữa ngồi, tránh chèn ép ở bụng gây khó thơ.

- Đảm bảo chế độ nhạt hoàn toàn

- Hỗ trợ các hoạt động chăm sóc tại giường cho NB, hạn chế đi lại, thực hiện chăm sóc đánh răng tại giường, lau da tại giường,…

- Động viên tinh thần NB.

- Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp nhịp thờ.

- Theo dõi bilan nước vào - ra, cân nặng người bệnh hàng ngay - Chuẩn bị các dụng cụ và phụ BS chọc tháo dịch ổ bụng.

10.2.4.2:Chăm sóc chế độ ăn, uống

- Đánh giá cân nặng để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho NB

- Đánh giá tình trạng chán ăn, một mỏi, không muốn ăn, sợ bữa ăn của NB

- Động viên NB cố gắng ăn, uống để đảnh đảm đủ dinh dưỡng tốt cho quá trình điều trị.

- Tư vấn người nhà chế biến các món ăn phù hợp sở thích của người bệnh để tăng cảm giác ngon miệng.

- Quan sát số lần, số lượng bữa ăn của NB

- Tùy theo tình trạng bệnh, phối hợp với BS dinh dưỡng để tư vấn chế độ ăn phù hợp với NB

10.2.4.2:Chăm sóc chế độ ăn, uống

• Mục tiêu dinh dưỡng cho NB xơ gan:

- Phòng tránh bệnh não gan - hôn mê gan

- Không ăn các chất là tăng gánh nặng xử lý cho gan hoặc độc với gan - Giảm thiểu tình trạng cô chướng

- Cải thiện sự ngon miệng, chất lượng cuộc sống, nhu cầu dinh dưỡng

-Sử dụng các kháng sinh (men thối, probiotic...): đặc biệt giá trị trong xơ gan.

-> Cho NB uống bổ sung probiotic giúp làm giảm amoniac và nội độc tố máu giảm sản xuất yếu tố viêm cytokine, peroxyl lipid, cải thiện xét nghiệm chức năng gan.

+ Bổ sung các chất chống oxy hoá và vitamin nhóm B: người bệnh xơ gan có suy giảm đáng kể nồng độ các men chống oxy hóá và nồng độ các dưỡng chất chống oxy hóa như vitamin E, kẽm, carotenoids.

+Chế độ ăn nhiều rau: Người bệnh nên ăn càng nhiều rau càng tốt.

+Thực hiện chế độ ăn nhạt: Đóng vai trò quần trọng trong kiểm soát nước và dịch cô chướng.

+Chế độ ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường lưu thông ruột, tránh táo bón, tránh tích tụ amoniac máu.

10.2.4.3: Thao dõi và dự phòng các biến chứng.

-Theo dõi NB:

+ Theo dõi tình trạng tinh thần và thần kinh.

+ Theo dõi tình trạng nôn và phân

+ Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để nuôi dưỡng phù hợp + Quan sát màu sắc của dịch , đo số lượng dịch chọc ra

+ Theo dõi tình trạng xuất huyết.

+ Theo dõi tình trạng phù, mức độ cổ chướng, lượng nước tiêu hàng ngày, ..

- Theo dõi đề phòng hôn mê gan:

+ Theo dõi sự thay đổi tính tình như NB đang vui rồi lại buồn, thờ ơ, nói nham.

+ Người bệnh có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ.

+ Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ

+ Theo dõi các yếu tố làm dễ như nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn nước điện giải. + Khi phát hiện ra các dầu hiệu trên cần báo BS để có biện pháp xử trí kịp thời.

10.2.4.3: Thao dõi và dự phòng các biến chứng.

• Theo dõi để phòng xuất huyết tiêu hóa:

– Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối, đầu thấp.

– Tạm ngừng cho bệnh nhân ăn bằng đường miệng.

– ủ ấm cho bệnh nhân.

– Phụ giúp thầy thuốc đặt Catether và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm – Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y chỉ định.

– Đặt Sonde hút hết máu còn ứ đọng trong dạ dày.

– Rửa dạ dày bằng nước lạnh.

– Thụt tháo phân để loại trừ nhanh chóng máu đã xuống ruột ra ngoài.

Một phần của tài liệu Chăm sóc người bệnh xơ gan (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(30 trang)