Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Biên soạn và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chủ đề “lực và chuyển động” vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 80 - 105)

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đã xây dựng các Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) để đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh cho từng BT có NDTT được sử dụng trong quá trình TNSP.

Quá trình TNSP chúng tôi đã sử dụng 4 BT có NDTT, tương ứng với 4 BT có NDTT là 4 Bảng đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) và thu được kết quả như sau:

Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi trong hoạt động giải Bài tập 1 STT Học sinh CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 CS7

1 Chi 2 3 3 2 2 K 1

2 Đạt 2 3 3 2 3 K 1

3 Giang 2 3 3 1 2 K 1

4 Hà 2 3 3 2 3 K 1

5 Hằng 3 3 3 2 3 K 1

6 Hiển 3 3 3 2 3 K 1

7 Hiệu 3 3 3 2 3 K 1

8 Hòa 2 3 3 2 3 K 1

9 Hoạt 2 3 3 2 3 K 1

10 Kiệt 2 3 3 2 3 K 1

11 Liên 2 3 3 2 3 K 1

12 Ly 2 3 3 2 3 K 1

13 Mai 2 2 2 2 2 K 1

14 Minh 2 3 3 2 3 K 1

15 My 2 3 3 2 3 K 1

16 Ninh 2 3 3 2 3 K 1

17 Ngọc 2 3 3 2 3 K 1

18 Nhi 2 3 3 2 3 K 1

19 Phượng 2 3 3 2 3 K 1

20 Thịnh 2 3 3 2 3 K 1

Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi trong hoạt động giải Bài tập 2 STT Học sinh CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 CS7

1 Chi 2 3 3 2 3 3 1

2 Đạt 2 3 3 2 3 3 1

3 Giang 2 3 2 2 2 2 1

4 Hà 2 3 3 2 3 3 1

5 Hằng 2 3 3 2 3 K 1

6 Hiển 2 3 2 2 3 3 1

7 Hiệu 3 3 3 2 3 K 1

8 Hòa 2 3 3 2 3 3 1

9 Hoạt 2 3 2 2 3 3 1

10 Kiệt 2 3 2 2 3 3 1

11 Liên 2 3 2 2 3 3 1

12 Ly 2 2 2 2 2 2 1

13 Mai 2 3 2 2 2 2 1

14 Minh 2 3 2 2 3 3 1

15 My 2 3 3 2 3 3 1

16 Ninh 2 3 2 2 3 3 1

17 Ngọc 2 3 2 2 3 3 1

18 Nhi 2 3 2 2 3 3 1

19 Phượng 2 3 2 2 3 3 1

20 Thịnh 2 3 2 2 3 3 1

Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi trong hoạt động giải Bài tập 3 STT Học sinh CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 CS7

1 Chi 2 3 2 2 2 2 1

2 Đạt 2 3 2 2 3 2 1

3 Giang 2 3 2 1 2 2 1

4 Hà 2 3 3 2 2 2 1

5 Hằng 3 3 3 2 3 K 1

6 Hiển 3 3 2 2 3 2 1

7 Hiệu 3 3 3 2 3 K 1

8 Hòa 2 3 3 2 2 2 1

9 Hoạt 2 3 2 2 3 2 1

10 Kiệt 2 3 3 2 2 2 1

11 Liên 2 2 3 2 2 2 1

12 Ly 2 3 2 2 3 2 1

13 Mai 2 2 2 2 2 2 1

14 Minh 2 3 3 2 3 2 1

15 My 2 3 2 2 2 2 1

16 Ninh 2 2 3 2 2 2 1

17 Ngọc 2 3 2 2 2 2 1

18 Nhi 2 3 3 2 3 2 1

19 Phượng 2 3 3 2 3 2 1

20 Thịnh 2 3 3 2 3 2 1

Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi trong hoạt động giải Bài tập 4 STT Học sinh CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 CS7

1 Chi 1 2 2 2 3 2 1

2 Đạt 2 2 2 2 3 2 1

3 Giang 1 1 1 2 3 2 1

4 Hà 2 2 2 2 3 2 1

5 Hằng 2 2 2 2 3 2 1

6 Hiển 2 2 2 2 3 2 1

7 Hiệu 2 2 3 3 3 2 1

8 Hòa 2 2 2 2 3 2 1

9 Hoạt 2 2 2 2 3 2 1

10 Kiệt 2 2 2 2 3 2 1

11 Liên 2 2 2 2 3 2 1

12 Ly 2 2 2 2 3 2 1

13 Mai 2 2 1 2 3 2 1

14 Minh 2 2 2 2 3 2 1

15 My 2 2 2 2 3 2 1

16 Ninh 2 2 2 2 3 2 1

17 Ngọc 2 2 2 2 3 2 1

18 Nhi 2 2 2 2 3 2 1

19 Phượng 2 2 2 2 3 2 1

20 Thịnh 2 2 2 2 3 2 1

Từ bảng kết quả đánh giá tiêu chí hành vi, chúng tôi lấy trung bình cộng của kết quả đánh giá từng tiêu chí hành vi 20 HS trong từng hoạt động giải BT có NDTT cụ thể và thể hiện ở các biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 3.1. Kết quả TB theo từng tiêu chí hành vi của Bài tập 1

Biểu đồ 3.2. Kết quả TB theo từng tiêu chí hành vi của Bài tập 2

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7

Biểu đồ 3.3. Kết quả TB theo từng tiêu chí hành vi của Bài tập 3

Biểu đồ 3.4. Kết quả TB theo từng tiêu chí hành vi của Bài tập 4

Qua kết quả thu được từ giá trị trung bình của từng tiêu chí hành vi của NL GQVĐ của HS khi giải 4 BT có NDTT khác nhau, chúng tôi nhận thấy, tiến trình tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết BT có NDTT mà chúng tôi đã thiết kế đã tạo cơ hội cho HS thể hiện được các mức độ chất lượng của tiêu chí hành vi của NL GQVĐ như CS1,2,3,4,5,7.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7

Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại BT có NDTT khác nhau với nội dung tình huống thực tiễn, yêu cầu và độ khó khác nhau BT mà mức độ của các tiêu chí hành vi cũng sẽ khác nhau.

Về cơ bản, đối với những BT chỉ yêu cầu giải thích hiện tượng thì đa số mức độ của các tiêu chí hành vi cao hơn so với các BT yêu cầu đề xuất giải pháp. Tuy nhiên có trường hợp cá biệt, ở những BT mà độ khó của BT ở mức thấp, HS gần như có thể xác định ngay được phương án và thực hiện được phương án giải quyết vấn đề. Do đó, học sinh không có cơ hội để thể hiện hành vi “Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện giải BT có NDTT”, ví dụ như Bài tập 1, CS6 đạt mức 0.

Nhưng đối với những BT có độ khó ở mức cao thì quá trình đề xuất phương án và thực hiện phương án giải quyết vấn đề không phải cứ thực hiện là suôn sẻ mà thường mắc phải những sai sót, nhầm lẫn. Chính những sai sót, nhầm lẫn này là cơ hội để HS thực hiện CS 6 “Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện giải BT có NDTT”. Điều này được thể hiện trong BT số 2 và số 4 là những bài tập yêu cầu đề xuất giải pháp thay vì chỉ giải thích hiện tượng, khi CS6 về cơ bản được nhiều HS thực hiện và đạt mức cao. Đối vói BT số 3, tuy chỉ là BT giải thích hiện tượng nhưng để giải quyết yêu cầu của BT, HS phải sử dụng không chỉ 1 kiến thức vật lí. Chính vì lí do đó, trong quá trình phân tích hiện tượng tình huống thực tiễn trong BT để tìm ra kiến thức vật lí nhằm thiết lập các mối quan hệ cơ bản, HS xác định thiếu kiến thức, dẫn đến không giải quyết được một cách triệt để vấn đề nghiên cứu của BT. Đây chính là cơ hội đề HS thể hiện được chỉ số hành vi CS6

“Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện giải BT có NDTT”.

Đối với CS 6, vì yêu cầu của của 4 BT chỉ dừng lại ở giải thích hiện tượng và đề xuất giải pháp nên các tiêu chí chất lượng của chỉ số hành vi 2,3 của CS6 không được thể hiện ở người học. Muốn các tiêu chí chất lượng của chỉ số hành vi 2,3 của CS6 có cơ hội được thể hiện ở người học thì BT có NDTT phải có yêu cầu hướng tới “Thực hiện giải pháp đã đề xuất trong tình huống cụ thể”.

Kết luận chương 3

Từ việc lựa chọn BT có NDTT trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động giải BT có NDTT nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS; xây dựng các bảng đánh giá theo các tiêu chí (Rubrics) của NL GQVĐ trong hoạt động giải BT có NDTT chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm sư phạm trên đối tượng 20 HS của lớp 10A3 trường THPT Bế Văn Đàn, thành phố Cao Bằng. Qua những dữ liệu thực nghiệm sư phạm thu được và kết quả xử lí số liệu, chúng tôi khẳng định: BT có NDTT mà chúng tôi đã xây dựng, biên soạn; tiến trình tổ chức hoạt động giải BT có NDTT nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS có thể tạo cơ hội cho HS trong việc thể hiện những chỉ số hành vi của NL GQVĐ.

Từ những kết quả trên, chúng tôi cho rằng giả thuyết của đề tài “Nếu biên soạn, xây dựng được BT có NDTT trong chủ đề “Lực và chuyển động” - Vật lí 10 và sử dụng chúng trong dạy học một số kiến thức của chủ đề “Lực và chuyển động” - Vật lí 10 thì có thể bồi dưỡng được NL GQVĐ của học sinh”

mang tính khả thi và có thể phát triển trong dạy học các chủ đề khác trong chương trình Vật lí ở trường phổ thông.

KẾT LUẬN CHUNG Qua thời gian nghiên cưu đề tài, chúng tôi đã:

- Lựa chọn và đề xuất các chỉ số hành vi và mức độ tương ứng của năng lực GQVĐ của HS trong dạy học bài tập có nội dung thực tiễn;

- Đưa ra được các loại BT có NDTT thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài;

đề xuất nguyên tắc biên tập và sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS;

- Đề xuất quy trình sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS tại 03 trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, gồm trường THPT Bế Văn Đàn, trường THPT Cao Bình và trường THPT Thành Phố Cao Bằng

- Xây dựng và biên tập được 19 BT có NDTT có hướng dẫn giải thuộc chủ đề “Lực và chuyển động”.

- Thiết kế hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết 04 BT có NDTT đã đề xuất theo hướng bồi dưỡng NL GQVĐ của HS.

- Xây dựng được các Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) đối với từng bài tập cụ thể được thử nghiệm sư phạm. Các Rubric này cụ thể hoá những tiêu chí chất lượng của hành vi cho từng bài tập cụ thể, tạo căn cứ để đánh giá mức độ từng tiêu chí mà HS đã đạt được.

- Tiến hành thử nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của BT có NDTT mà đã xây dựng, biên soạn; tiến trình tổ chức hoạt động giải BT có NDTT nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Vật lí, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT

[3]. Lê Thị Thu Hiền, Lê Hoàng Phước Hiền (2017), “Xây dựng và sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học vật lý nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 405.

[4]. Nguyễn Đức Hoàng (2020), Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý 11 chương Từ trường, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, ĐH SP - ĐH Thái Nguyên [5]. Nguyễn Thế Khôi (1995), Một phương pháp xây dựng hệ thống bài tập

phần động lực học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án Phó Tiến sĩ Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập vật lý, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[7]. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lý ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Đinh Thị Như Thảo (2019), Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế phần Quang học - Vật lý 9 theo định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vật lí gắn vào thực tiễn của học sinh. Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, ĐH Đà Nẵng

[9]. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

[10]. Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý (2019), Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí trung học phổ thông, NXB ĐHSP

[11]. Vũ Thành Trung (2020), Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chương dòng điện trong các môi trường - vật lí 11 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, ĐH SP - ĐH Thái Nguyên.

[12]. X.E Comenetxki - V.P Ôrêkhốp (1975), Phương pháp giải bài tập vật lí ở trường THPT (Методика решения задач по физике в средней школе), Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Website

[13]. youtube.com/watch?v=h4xRDUPUHQA [14]. http://dangcongsan.vn/cpv/index.h

[15]. https://dangbo.lhu.edu.vn/].

[16]. https://moet.gov.vn/tintuc/pages/ct-gdpt-tong-the.aspx?ItemID=4944 [17]. http://www.moj.gov.vn/vbpq

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Kính thưa quý thầy (cô) giáo!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài Biên soạn và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chủ đề “Lực và Chuyển động” - Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”.

Để có cơ sở nghiên cứu hoạt động dạy học có sử dụng BT có NDTT nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS, chúng tôi rất mong quý Thầy (Cô) vui lòng cộng tác và trả lời các nội dung dưới đây.

Xin quý Thầy (Cô) đánh dấu X vào ô lựa chọn

Câu 1. Quý Thầy (Cô) đã hiểu về năng lực GQVĐ ở các khía cạnh: khái niệm, cấu trúc, năng lực thành phần và hành vi biểu hiện hay chưa?

Hiểu về khái niệm Hiểu về các năng lực thành phần Hiểu về cấu trúc Hiểu về hành vi biểu hiện Chưa hiểu Hiểu một chút nhưng chưa đầy đủ Ý kiến khác (nếu có): ...

Câu 2: Thầy (Cô) cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý (chọn hoặc không chọn) về cấu trúc năng lực và các tiêu chí chất lượng của chỉ số hành vi của NL GQVĐ của học sinh khi tham gia hoạt động học vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết BT có NDTT?

Thành tố Chỉ số hành vi Đồng ý

1. Tìm hiểu vấn đề cần giải quyết

1.1. Tìm hiểu tình huống trong bài tập có nội dung thực tiễn

1.2. Diễn đạt lại bài tập có nội dung thực tiễn bằng bằng ngôn ngữ vật lí

Thành tố Chỉ số hành vi Đồng ý

2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

2.1. Xác định các kiến thức vật lí có liên quan đến việc giải BT có NDTT

2.2. Đề xuất giải pháp vận dụng các kiến thức, công thức vật lí liên quan để giải BT có NDTT

3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề

3.1. Thực hiện giải pháp giải BT có NDTT 3.2. Đánh giá và điều chỉnh các bước giải quyết cụ thể ngay trong quá trình thực hiện 4. Đánh giá việc giải

quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

4.1. ĐG quá trình giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới

Ý kiến khác (nếu có): ...

Câu 3. Quý Thầy (Cô) hãy đánh giá cơ hội (hay điều kiện thuận lợi) của việc tổ chức hoạt động học vật lí ở trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển năng lực GQVĐ của HS?

Rất nhiều cơ hội Nhiều cơ hội Có cơ hội Không có cơ hội

Ý kiến khác (nếu có): ...

Câu 4: Thầy (Cô) hiểu như thế nào về bài tập vật lí có nội dung thực tiễn? (có thể chọn nhiều phương án)

là những bài tập có hiện tượng, quá trình diễn ra trong bài tập phản ánh những tình huống có thật trong thực tiễn

là những bài tập có hiện tượng, quá trình diễn ra trong bài tập được mô phỏng từ tình huống có thật trong thực tiễn

yêu cầu của bài tập được giải quyết dựa trên các kiến thức vật lí và phương pháp vật lí

trong bài tập phải có sử dụng số liệu thực tế, có hình ảnh, video minh hoạ cho hiện tượng, quá trình thật xảy ra trong thực tiễn đời sống.

Ý kiến khác (nếu có): ...

Câu 5. Theo quý Thầy (Cô), việc việc sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí có cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết lắm Hoàn toàn không cần thiết Thầy (Cô) đưa lí do của mức độ cần thiết trên:

...

...

Câu 6. Thầy (Cô) sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí nhằm mục đích gì? (có thể chọn nhiều phương án)

Tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh

Có tác dụng hình thành và phát triển năng lực của học sinh Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh

Củng cố niềm tin về kiến thức vật lí và tăng cường niềm yêu thích môn học của học sinh

Hướng tới mục đích cuối cùng của CTGDPT là khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết được vấn đề của thực tiễn

Ý kiến khác (nếu có): ...

Câu 7: Quý Thầy (Cô) có thường sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí ở trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển NL GQVĐ của HS không?

Rất thường xuyên Thường xuyên

Thỉnh thoảng Không sử dụng bao giờ

Ý kiến khác (nếu có): ...

Thầy (Cô) đưa lí do về mức độ sử dụng BT có NDTT trong dạy học vật lí ở trường phổ thông của Thầy (Cô) :

...

Câu 8: Theo quý Thầy (Cô), đâu là khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học giải BT có NDTT nhằm phát triển NL GQVĐ của HS? (có thể chọn nhiều phương án)

Chưa hiểu rõ về cấu trúc và mức độ các chỉ số hành vi của NL GQVĐ trong dạy BT có NDTT

Khó khăn trong việc tìm kiếm, biên tập nguồn BT vật lí có NDTT

Khó khăn trong việc thiết kế tiến trình dạy học có sử dụng BT có NDTT nhằm phát triển NL GQVĐ của HS

Chưa hiểu rõ cách đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong dạy học sử dụng BT có NDTT

Ý kiến khác:

...

Câu 9: Thầy (Cô) cho ý kiến về giải pháp giải quyết những khó khăn trong dạy học vật lí sử dụng BT có NDTT nhằm hình thành và phát triển NL GQVĐ của học sinh:

...

...

Xin chân thành cám ơn quý thầy (cô) !

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Họ tên học sinh: Lớp:

Trường:

Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Câu 1. Em hãy cho biết không khí lớp học thường có trong giờ học vật lí của lớp em?

 Sôi nổi  Bình thường  Buồn chán  Căng thẳng Câu 2. Em có thích được tham gia hoạt động giải bài tập vật lí có nội dung thực tiễn không?

 Không thích  Thích

 Bình thường  Rất thích

Câu 3: Em hãy cho biết mức độ sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn của thầy, cô trong lớp học của em?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng

 Rất ít khi  Không bao giờ

Câu 4: Thầy (Cô) sử dụng BT có NDTT vào trong những hoạt động học nào của học sinh? (có thể chọn nhiều phương án)

 Mở đầu/Khởi động  Luyện tập, Vận dụng

 Hình thành kiến thức mới  Kiểm tra

Câu 5: Khi tham gia vào hoạt động giải BT có NDTT, em được thực hiện nhiệm vụ nào trong số các nhiệm vụ sau? (có thể chọn nhiều phương án hoặc không chọn phương án nào)

 Giải thích hiện tượng xảy ra trong BT

 Đưa ra ý kiến, nhận định về hiện tượng xảy ra trong BT và giải thích cho lời nhận xét, nhận định đó.

 Đề xuất biện pháp/giải pháp cho tình huống xảy ra trong bài tập

 Đề xuất giải pháp cho tình huống xảy ra trong bài tập và thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Biên soạn và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học chủ đề “lực và chuyển động” vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 80 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)