THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NHIỆT CHI TIẾT

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy nhiệt điện 1200mw 2 (Trang 46 - 50)

4.1 Đường đi của hơi mới.

Là đường ống dẫn hơi quá nhiệt, từ lò hơi đến tuabin (do tuabin 1 thân). Trên đường dẫn hơi mới có các van chặn, van an toàn, van stop, van điều chỉnh tuabin. Ngoài ra trên đường hơi mới còn trích ra 1 lượng hơi chèn trục tuabin, cung cấp cho ejector làm việc

- Van chặn để ngắt tạm thời các đoạn của ống dẫn và không cho dòng hơi quá nhiệt chuyển động.

- Van điều chỉnh cho phép thay đổi lưu lượng và áp lực bằng cách thay đổi độ mở của van.

- Van an toàn để bảo vệ các thiết bị và đường ống khỏi chịu áp lực quá mức.

- Van stop đặt trước van điều chỉnh, muốn dừng tabin phỉa đóng van điều chỉnh.

Nhất là khi sự cố tuabin, khi ngắt mạch máy phát, khi độ di trục của tuabin quá lớn, hay tốc độ tuabin quá mức, muốn dừng tuabin ngay lập tức.

4.2 Đường hơi phụ

Đường hơi phụ bao gồm đường hơi trích cho các bình gia nhiệt hồi nhiệt, hơi đi chèn trục, cho ejector.

4.2.1 Hơi trích cho các bình gia nhiệt.

Để gia nhiệt cho nước ngưng, nước cấp chúng ta sử dụng một phần hơi sau khi giản nở sinh công từ các cửa trích của tuabin. Hơi được lấy từ các cửa trích của tuabin gọi là hơi chính. Hơi chính gia nhiệt cho nước cấp ở các bình gia nhiệt cao áp và nước ngưng ở các bình gia nhiệt hạ áp. Để gia nhiệt cho bình khử khí thì lấy hơi trích từ cửa trích số 5 cho qua van giảm áp trước khi vào cột khử khí.

Trên đường hơi trích ta đặt các van chặn dùng để đóng ngắt các dòng hơi từ tuabin đến các bình gia nhiệt, để phòng kkhi sự cố bình gia nhiệt van chặn đóng lại để sửa chữa hoặc đóng mở khi vận hành. Có đặt các van 1 chiều để cho dòng hơi đi từ tuabin xuống, không cho đi theo hướng ngược lại làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt trong bình gia nhiệt.

4.2.2 Hơi cho ejector.

Để tạo chân không trong bình ngưng ta dùng 2 ejector trong đó có 1 ejector chính và 1 ejector phụ. Ejector hơi là loại thiết bị đơn giản hơn cả, lại vận hành đảm bảo.

Lượng hơi dung cho ejector trích từ đường hơi mới vào là 0,5% so với lượng hơi mới đầu vào tuabin.

4.3 Đường nước ngưng.

Sau khi giản nở sinh công trong tuabin, ngoài lượng hơi trích cho các bình gia nhiệt, khử khí.... còn lại phần lớn lượng hơi được đưa về bình ngưng. Tại đây nhờ nước tuần hoàn làm mát mà hơi được ngưng đọng thành nước. Sau đó nhờ bơm ngưng đẩy nước ngưng qua ejector chính để làm mát ejector và qua các bình gia nhiệt hạ áp rồi đi đến thiết bị khử khí.

Phía sau ejetor ta đặt đường tái tuần hoàn nước ngưng nhằm mục đích duy trì mực nước cần thiết cho bình ngưng để bơm nước ngưng làm việc liên tục. Đường tái tuần hoàn này làm việc khi khởi động tuabin và làm việc với phụ tải thấp vì lúc đó lượng nước ngưng ttrong bình ngưng ít hơn mức nước quy định khi ta mở van nước ngưng trên đường tái tuần hoàn nước ngưng để nước ngưng quay trở lại bình ngưng. ở đây ta có thể sử dụng van tự động điều khiển bằng xung. Khi mức nước trong bình ngưng tụt xuống dưới mức quy định nó sẻ tạo thành tín hiệu xung để tác động điều khiển mở van để nước theo đường tái tuần hoàn về bình ngưng.

Sau khi qua ejector nước ngưng qua các bình gia nhiệt hạ áp, nhiệt độ nước ngưng được tăng lên khi qua các bình gia nhiệt này nhờ nhiệt của hơi ở các cửa trích. Tại mổi bnhf gia nhiệt hạ áp đều đặt các đường đi tắt đến các bình gia nhiệt tiếp theo để phòng khi sự cố xảy ra ở một bình gia nhiệt nào đó thì nước ngưng đi theo đường tắt đến các bình gia nhiệt tiếp theo đảm bảo nước liên tục vào bình khử khí. Tại bình khử khí đặt 1 van điều chỉnh tự động để giữ cho mức nước trong bình khử khí đúng quy định.

4.4 Đường nước cấp

Nước vào bình khử khí gồm có nước từ các BGNHA, nước đọng từ các BGNCA, nước gia nhiệt bổ sung. Vì nước này còn có các khí có thể gây ăn mòn đường ống và các thiết bị nên bình khử khí có nhiệm vụ tách các chất khí hòa tan này ra khỏi nước. Nước ra khỏi bình khử khí được bơm nước cấp đẩy qua các BGNCA5,6 rồi vào lò hơi. Trước khi nước vào bộ hâm nước của lò hơi phải đi qua van 1 chiều. Van 1 chiều để đảm bảo cho bộ hâm nước không bị mất nước khi áp lực của đường ống cấp giảm xuống dưới mức quy định.

Phía đầu đẩy của bơm nước cấp phải đặt van 1 chiều để cho nước không trở ngược lại bơm gây sự cố hỏng bơm. ở các BGNCA đặt các đường đi tắt để khi có sự cố ở 1 bình gia nhiệt nào đó thì nước cấp theo đường đi tắt đến bình gia nhiệt tiếp theo.

4.5 Đường nước đọng

Để đảm bảo cho các bình gia nhiệt thực hiện việc trao đổi nhiệt có hiệu quả thì phải rút nước đọng ra khỏi bình gia nhiệt. Nguyên nhân sinh ra nước đọng là do hơi trích từ các cửa trích của ruabin đến gia nhiệt cho nước cấp và nước ngưng, hơi trích sau khi thực hiện việc gia nhiệt thì nhiệt độ giảm xuống và ngưng đọng thành nước đọng. Ở các BGNCA 5,6, có thêm phần lạnh đọng. Nước đọng trước khi xả ra trao đổi nhiệt với nước vào để hạ entanpi xuống, tăng công suất của dong hơi. Từ nước sôi thành nước chưa sôi để không sinh hơi flash trong bình tiếp theo.

Nước đọng ở các bình gia nhiệt bề mặt cao áp được tự chảy dồn cấp đến bình gia nhiệt hỗn hợp. từ bình gia nhiệt có áp suất thấp, nước đọng chảy vào chổ hỗn hợp với đường nước ngưng chính trước bơm ngưng. Từ các bình gia nhiệt hạ áp còn lại thực hiện dồn cấp rồi dùng bơm nước đọng bơm vào đường nước ngưng chính. Trên đường nước đọng có dặt van steam trap (van con heo) để cho nước đi qua, không cho hơi đi qua làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. ở đầu đẩy của bơm nước đọng ta đặt van 1 chiều để tránh không cho nước ngược trở lại làm hỏng bơm. Nước đọng từ làm lạnh ejector và hơi chèn cũng được đưa về bình ngưng.

4.6 Lò hơi

Là thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà máy nhiệt điện. Lò hơi phải đảm bảo cung cấp đủ hơi cho tuabin cả về số lượng và chất lượng hơi.

Do sản lượng của hơi DLH = αncDo = 1,02. 143,17=146,03 kg/s = 525,71 t/h Với sản lượng này ta chọn cho một lò hơi. Theo bảng PL2.1c. TL1/138 ta chọn lò hơi ПB–120/180-1M có thông số sau: T-10 có các thông số sau:

- Sản lượng hơi 420 T/h - Thông số hơi quá nhiệt + Nhiệt độ: 5400C + Áp suất: 90 at 4.7 Tuabin.

Toàn nhà máy có 2 khối, mỗi khối có 1 tuabin K-210 ngưng hơi. Tuabin được lắp đồng trục với máy phát. Hơi nước đi vào tuabon có nhiệt độ 5400C và áp suất 90at. Dây là tuabin 1 thân

4.8 Bình ngưng.

Bình ngưng có nhiệm vụ làm ngưng tụ hơi thoát ra khỏi tuabin, tạo nên độ chân không cần thiết để tuabin làm việc an toàn và kinh tế. Trong thiết kế này chọn bình ngưng làm mát kiểu bề mặt, nước làm mát đi trong ống, hơi đi phía ngoài nhả nhiệt cho nước làm mát. Chế tạo bằng các ống đồng, ống thép không được sử dụng do bị oxy hóa và ăn mòn hóa học, có hệ số dẫn nhiệt thấp. Các ống được ghép chặt lên 2 mặt sàn chính chế tạo từ thép CT3, để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt trong bình ngưng người ta chế tạo bình ngưng theo kiểu 2 chặng, số chặng là số lần trao đổi nhiệt giữa hơi và nước làm mát.

Tuabin K-210 có 1 bình ngưng, áp lực làm việc trong khoang hơi là 0,035 ata, áp lực làm việc trong khoang nước là 1,6 ata. Dể bảo vệ tuabin trên cổ bình ngưng người ta đặt van an toàn, van này hoạt động theo nguyên lý của màng kim loại, đặt trên đường ống nối một đầu nối với cổ bình ngưng còn đầu kia noois với cửa ongns thông với ngoài trời.

Sau màng kim loại người ta đặt 1 lưỡi dao kim loại. Bình thường nếu chân không của bình ngưng tốt thì màng kim loại cong vào phía trong. Khi chân không trong bình ngưng xấu đi thì màng kim loại sẻ xích dần đến mủi dao đâm thủng áp suất trong bình lướn hơn áp suất khí trời, từ đó hơi trong bình sẻ thoát ra ngoài trời do đó bảo vệ được tuabin 4.9 Ejector

Nhiệm vụ là giữ cho áp lực trong bình ngưng đúng mức quy định, nó hút không khí trong bình ngưng để đảm bảo chân không trong bình ngưng từ các khởi động và làm việc của khối. Mỗi tuanbin đặt 2 ejector, 1 ejector làm việc lúc khởi động, 1 ejector chính làm việc liên tục với tuabin. Hơi cung cấp cho ejector được cung cấp từ đường hơi mới, nước ngưng được đưa qua ejector để làm mát. Nước đọng được dồn về bình ngưng.

4.10 Bình gia nhiệt hạ áp.

Tuabin có 4 bình gia nhiệt hạ áp, 3 bình trao đổi nhiệt cao áp, 1 bình trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp (khử khí). Hơi cung cấp cho các bình gia nhiệt này được lấy từ các cửa trích của tuabin. Nước ngưng đi qua các bình gia nhiệt hạ áp nhận nhiệt của hơi trích làm tăng nhiệt độ của nước ngưng. Hơi sau khi gia nhiệt cho nước ngưng thì ngưng thành nước đọng, nước đọng được dồn từ bình gia nhiệt hạ áp 6 tự dồn cấp về số 5, số 4. Từ BGNHA số 6 nước đọng được bơm nước đọng bơm về đường nước ngưng chính. Còn nước đọng ở bình gia nhiệt số 5.

4.11 Bình khử khí.

Có nhiệm vụ khử các chất khí hòa tan trong nước trước khi vào lò hơi. Nguồn nước đi vào bình khử khí gồm : nước đọng từ các BGNCA, nước đọng từ các BGNHA, nước từ bình GNBS đưa qua. Để cấp hơi cho bình khử khí người ta trích hơi tại cửa trích số 3 đi qua bộ giảm ôn giảm áp. Có một phần hơi từ bình phân ly hơi đưa qua. Nước sau khi đã khử khí được chứa trong bể chứa phía dưới cột khử khí. Lượng nước chứa trong bình chứa có khả năng cung cấp nước cho lò làm việc với phụ tải đặt cực đại trong 5phút Thiết bị khử khí là thiêt bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp, nước vào thiết bị khử khí từ trên xuống, hơi đi từ dưới lên. Làm việc với áp suất 6bar. Các dòng nước có nhiệt độ khác nhau được đưa vào thiết bị khử khí phân phối theo độ cao cuẩ khử khí, nước có nhiệt độ thấp đưa vào phía trên cao và cứ hạ xuống theo độ tăng dần nhiệt độ của nước.

Có đường xả tự động để xả nước lúc mức nước ở bình chứa lớn hơn quy định. Phía trên có đặt van xả khí không ngưng ra ngoài trời và van an toàn

4.12. Bình gia nhiệt cao áp.

Tuabin có 3 bình gia nhiệt cao áp, trao đổi nhiệt kiểu bề mặt lấy hơi từ các cửa trích số 1, 2, 3 của tuabin. Tại các BGNCA có bố trí đường đi tắt cho nước cấp đảm bảo nước cấp đến lò hơi. Nước đọng được dồn từ BGNCA1- BGBCA2-BGNCA3 để dồn về khử

khí nhờ chênh lệch áp suất. Trên đường dẫn nước đọng cũng phải đặt các van steam trap để cho nước đi qua không cho hơi đi qua tránh tổn thất trao đổi nhiệt.

4.13. Bơm nước ngưng.

Mỗi khối có 2 bơm nước ngưng trong đó có 1 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng. Ở đầu đẩy của bơm cũng được đặt đường tái tuần hoàn và van 1 chiều. Có nhiệm vụ đưa nước ngưng từ bình ngưng đi qua các thiết bị gia nhiệt hạ áp rồi đến bình khử khí.

4.14. Bơm nước cấp.

Trong nhà máy nhiệt điện tuabin ngưng hơi, bơm nước cấp là thiết bị làm việc nặng nề do phải cung cấp một lượng nước với lưu lượng và cột áp lớn. Trong thiết kế này bơm nước cấp được nối theo sơ đồ một cấp cấp. Bơm nước cấp được đặt thêm 1 bơm dự phòng- khởi động với năng suất bằng 100% năng suất của bơm chính và được truyền động bằng điện.

Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực và đảm bảo độ tin cậy làm việc cho bơm cấp, cần đảm bảo chiều cao tính toán từ bình khử khí xuống bơm cấp. Ta đặt bình khử khí cao hơn bơm cấp khoảng 20m. Ở đầu đẩy của bơm cấp đặt văn 1 chiều để nước không quay trở lại bơm tạo hiện tượng thủy kích phá hỏng bơm. Ở đầu đẩy van 1 chiều đặt đường tái tuần hoàn để khi khởi động, ngưng bơm hay lúc phụ tải quá thấp. Duy trì mức nước ở bình khử khí trong mọi chế độ không đổi. Khi khởi động bơm, van đầu đẩy chưa mở, van tái tuần hoàn mở ra, khi nước trong bình khử khí ổn định mở dần van đầu đẩy đóng dần van tuần hoàn như vậy đảm bảo khỏi bị hiện tượng thủy kích.

4.15 Bơm tuần hoàn.

Bơm tuần hoàn được tính năng suất làm việc trong mùa hè (nhiệt độ nước tuần hoàn cao nhất). Do vậy năng suất làm việc của bơm tuần hoàn lớn nhất. Mỗi khối có 2 bơm tuần hoàn, một bơm chính và một dự phòng 100% công suất. Trạm bơm tuần hoàn đặt tại bờ sông, Dùng lưới quay để đặt chặn rác tại đầu hút của bơm. Lưới quay là loại lưới di động, có hiệu quả chặn rác bẩn cao, dùng nước phun để rửa sạch rác bẩn trên lưới này.

4.16 Bơm nước đọng.

Mỗi tổ máy có 1 bơm nước đọng để bơm nước đọng vào đường nước ngưng chính.

Phía đầu đẩy của bơm nước đọng có đặt van 1 chiều để tránh không cho nước quay trỏ lại phá hỏng bơm.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy nhiệt điện 1200mw 2 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w