Theo pháp luật Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của

Một phần của tài liệu Anh (chị) hãy phân tích Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản Án, quyết Định dân sự của tòa Án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại việt nam (Trang 26 - 32)

Nhận định sai

CSPL: Điều 37, 39, 432, 435, 451, 454 BLTTDS 2015.

Đối với việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam thì thẩm quyền tiếp nhận đơn thuộc về Bộ Tư pháp hoặc TAND cấp tỉnh theo Điều 432 BLTTDS 2015. Còn về thẩm quyền xem xét và ra quyết định thuộc về TAND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 435, Điều 37, Điều 39 BLTTDS 2015.

Đối với việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài thì thẩm quyền tiếp nhận đơn thuộc về Bộ Tư pháp hoặc TAND cấp tỉnh theo Điều 451 BLTTDS 2015. Còn về thẩm quyền xem xét và ra quyết định thuộc về TAND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 454, Điều 37, Điều 39 BLTTDS 2015.

III/BÀI TẬP Bài tập 1:

Bà D.T.N.H (cư trú tại Việt Nam) và ông D.T.H (cư trú tại Canada) kết hôn theo giấy chứng nhận kết hôn do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 18/7/2006. Ngày 07/8/2008 bà D.T.N.H và ông D.T.H ly hôn theo Bản án số E080672 của Tòa án tối cao British Columbia, Canada. Ngày 21/9/2016 bà D.T.N.H có đơn yêu cầu công nhận Bản án số E080672 đến TAND TP. HCM.

Anh (chị) hãy cho biết:

1. Trong trường hợp trên, bà D.T.N.H có thể gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp Việt Nam được không? Vì sao?

Trong trường hợp trên, bà D.T.N.H có thể gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp Việt Nam, vì căn cứ theo Điều 432 BLTTDS 2015:

“... người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”

Theo đó, mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu, nhưng nếu bà D.T.N.H chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn. Và bà D.T.N.H có thể gửi đơn yêu cầu đến Bộ Tư pháp

2. TAND Thành phố Hồ Chí Minh có thể thụ lý đơn yêu cầu trên không?

TAND Thành phố Hồ Chí Minh có thể thụ lý đơn yêu cầu trên. Vì căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, yêu cầu trên thuộc thẩm quyền thụ lý đơn của TAND cấp tỉnh nên TAND TP.HCM có thể thụ lý đơn yêu cầu trên

3. Trình bày những trường hợp TAND TP.HCM có thể không công nhận Bản án trên.

Theo Điều 439 BLTTDS 2015, TAND TP.HCM có thể không công nhận Bản án trên trong những trường hợp sau

- Bản án của Tòa án Canada không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bản án chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án Canada.

- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn

bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.

- Tòa án Canada - Tòa án nước đã ra quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó.

- Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của Canada thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của Canada, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.

- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại Canada

- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Canada tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài tập 2:

Vào ngày 27/10/2010, ông L.L.C có đơn yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Đặc khu hành chính Hồng Kông - Tòa Sơ thẩm Tòa án tối cao tại TAND TP HCM. Để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật, TAND TP HCM đã có Công văn số 1247 ngày 26/5/2011 gửi Bộ Ngoại giao để xác minh về việc Việt Nam và Đặc khu hành chính Hồng Kông có ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nhau hay không hoặc có áp dụng nguyên tắc Có đi có lại trong việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nhau hay không. Nhưng cho đến ngày 22/6/2011 vẫn chưa có kết quả trả lời của Bộ Ngoại giao. Do đó, TAND TP HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự trên. Anh (chị) hãy cho biết:

1. Cơ sở pháp lý nào để ra quyết định tạm đình chỉ trên của TAND TP HCM?

Quyết định tạm đình chỉ trên của TAND TP HCM dựa trên cơ sở pháp lý tại điểm đ, khoản 1, Điều 214 BLTTDS 2015. Đình chỉ do đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án

2. Nếu vụ việc được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có thể bác lý do tạm đình chỉ của TAND TP HCM hay không? Cơ sở pháp lý?

Nếu vụ việc được giải quyết theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có thể bác lý do tạm đình chỉ của TAND TP HCM. Vụ việc có thể được giải quyết dựa trên nguyên tắc có đi có lại được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 423 BLTTDS 2015 và điểm b khoản 1 Điều 424 BLTTDS 2015.

Bài tập 4:

Công ty GI (quốc tịch nước T) và công ty cổ phần đầu tư và phát triển T (quốc tịch Việt Nam) ký Hợp đồng số CXL44594 ngày 10/12/2014 về việc mua bán buôn than cốc Úc. Tại Điều 13 của Hợp Đồng các bên thỏa thuận "...Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này, bao gồm những tranh chấp về sự hình thành, hiệu lực hoặc chấm dứt của Hợp Đồng, sẽ được chuyển đến và giải quyết chung thẩm thông qua trọng tài theo Quy tắc trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore ("Quy tắc SIAC"). Quyết định của SIAC được coi là chung thẩm và bắt buộc đối với các Bên...". Hai bên có xảy ra tranh chấp, Công ty Gỉ đưa tranh chấp ra giải quyết thông qua Trọng tài tại SAC. Sau khi xét xử, Hội đồng trọng tài đã ban hành Phán quyết một phần số 060 năm 2016 vào ngày 16/5/2016 và Phán quyết cuối cùng số 101 năm 2016 vào ngày 31/08/2018 ("các Phán quyết"). Theo các Phán quyết này, Công ty T phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho công ty GI. Đồng thời cũng tại Phán quyết cuối cùng số 101 năm 2016 ngày 31/8/2018 Trung tâm trọng tài cũng đã xác minh việc gửi thư qua email Phần quyết một phần số 060 năm 2016 ngày 16/5/2016 của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore cho Bên phải thi hành thể hiện tại báo cáo của Microsoft Outlook gửi ngày 16/5/2016 (lúc 11:14) liên quan đến việc chuyển thư.

Ngày 29/11/2016, Công ty GI nộp đơn yêu cầu xin công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của Trọng tài nói trên. Anh (chị) hãy cho biết:

1. Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Cơ sở pháp lý.

- Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp trên. Vì căn cứ vào Điều 1 Luật TTTM thì:

- Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại mang các đặc điểm cơ bản sau:

+ Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có quyền yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Đây là một trong những quy định đảm bảo quyền định đoạt của các bên trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên được ghi nhận bằng thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài phải có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, (iii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

- Trong khi đó thì vào ngày 10/12/2014 Công ty GI (quốc tịch nước T) và công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển T (VN) đã ký hợp đồng về việc mua bán buôn than cốc Úc. Tại điều 13 của hợp đồng các bên có thỏa thuận bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này bao gồm cả những tranh chấp về sự hình thành hiệu lực hoặc chấm dứt của hợp đồng sẽ được chuyển đến và giải quyết chung thẩm thông qua trọng tài theo quy tắc của trọng tài của trung tâm trọng tài quốc tế Singapore quy tắc SIAC quyết định của SIAC được coi là trung tâm và bắt buộc đối với các bên. Vì vậy khi tranh chấp xảy ra thì Trọng tài SIAC thụ lý và giải quyết là có cơ sở.

2. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế Singapore không? Cơ sở pháp lý.

- Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế Singapore, bởi vì:

+ Phán quyết được ban hành tại Singapore, một thành viên Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài năm 1958 mà Việt Nam đã phê chuẩn tham gia vào ngày 12/9/1995 và có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 11/12/1995. Phán quyết này là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài để giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Phán quyết này được coi là phán quyết của trọng tại nước ngoài căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010. Vì vậy, căn cứ theo Điều 424 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, phán quyết này thỏa mãn các điều kiện để được xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

+ Theo Công ước New York mà cả Việt Nam và Singapore là thành viên không quy định về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu. Hơn

nữa, Việt Nam và Singapore chưa ký kết bất kỳ hiệp định song phương nào liên quan đến vấn đề này. Do vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 451 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Phán quyết phải nộp cho Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam.

3. Giả sử, Tòa án Việt Nam đồng ý mở phiên họp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành của công ty GI, hội đồng phiên họp có xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết không? cơ sở pháp lý?

Hội đồng phiên họp không được xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết. Căn cứ theo Điều 438 BLTTDS 2015 về Phiên họp xét đơn yêu cầu: “Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại vụ án đã được Tòa án nước ngoài ra bản án, quyết định. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVI của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định đó”.

4. Công ty có quyền kháng cáo phán quyết của trung tâm trọng tài quốc tế Singapore không? Cơ sở pháp lý?

Công ty không có quyền kháng cáo phán quyết của trung tâm trọng tài quốc tế Singapore vì theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp để xem xét hủy phán quyết trọng tài, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Như vậy, phán quyết trọng tài không bị kháng cáo mà chỉ bị hủy theo các trường hợp quy định do Tòa án quyết định

Bài tập 5:

1. Trọng tài Hiệp hội B quốc tế có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Giải thích.

Trọng tài Hiệp hội B quốc tế có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên vì trong hợp đồng có điều khoản quy định như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo các quy chế và

Một phần của tài liệu Anh (chị) hãy phân tích Ý nghĩa của việc công nhận và cho thi hành bản Án, quyết Định dân sự của tòa Án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài tại việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w