Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất cây Lúa tại huyện

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 88)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất cây Lúa tại huyện

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch sản xuất cây Lúa trong huyện

Thực tế đất đai người dân còn manh mún, phân tán nên khó khăn trong việc mở rộng diện tích sản xuất, trong việc đưa sản xuất cây Lúa trở thành ngành sản xuất hàng hóa, vậy cần phải có kế hoạch bố trí lại đất sản xuất cho phù hợp, tập trung ưu tiên phát triển những giống cho năng suất cao, biện pháp ngắn hạn là các hộ có ruộng ở vị trí thích hợp có thể đổi ruộng cho nhau, hoặc có thể hợp tác cùng sản xuất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, bảo vệ rừng đầu nguồn đảm bảo có nước tưới cho ruộng lúc cần. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung , đầu tư có trọng điểm vùng nguyên liệu có chất lượng thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu.

3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật canh tác

Tuyển chọn giống có tiềm năng về năng suất và chất lượng phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, cải tiến thực hiện các quy trình kỹ thuật như gieo trồng, hái sấy và phân cấp để tạo sản phẩm có chất lượng cao.

Các hộ chủ động nắm bắt quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt quy trình chăm sóc cây từ khi ươm giống đến khi cây trưởng thành, thực hiện tốt quy trình thu hoạch, chế biến theo những kiến thức đã được tập huấn, áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến.

Tiếp tục tổ chức kí hợp đồng đầu tư theo hình thức nhóm hộ, theo xóm.

Phòng NN&PTNT phối kết hợp với mạng lưới khuyến nông xã xây dựng lịch thời vụ gieo ươm, trồng, chăm sóc cho các thôn cũng như chỉ đạo, hướng dẫn cho bà con làm tốt công tác gieo trồng, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, đầu tư đủ phân bón theo định mức (1000kg/ha), thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật, tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời, gặt Lúa đúng thời vụ, đảm bảo chất lượng Lúa, tiếp tục mở thêm các lớp dạy nghề trồng trọt Lúa cho bà con, chuyển giao tiến bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KHKT, tiến bộ về quy trình kỹ thuật, phân bón...cho bà con góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao vị thế của sản xuất Lúa huyện Bắc Sơn trên thị trường nguyên liệu trong và ngoài nước.

3.4.3. Giải pháp về tiêu thụ

Tăng cường quản lý tại các điểm thu mua, tránh hiện trạng ép giá người dân, tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ Lúa ngay trong xã để quản lý thị trường hiệu quả hơn, từ đó xây dựng được kế hoạch đúng cho thời gian tới.

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường

Tổ chức các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các câu lạc bộ khuyến nông để người nông dân trồng và chế biến có điều kiện trao đổi thông tin về kinh nghiệm sản xuất, về kỹ thuật sản xuất, bảo quản lúa và trao đổi thông tin về giá cả thị trường.

Thành lập các HTX tiêu thụ để việc tiêu thụ có tổ chức hơn, thông tin thị trường được rộng rãi hơn.

3.4.4. Giải pháp về thông tin

Tăng cường công tác khuyến nông: khuyến nông là quá trình dịch vụ thông tin, truyền bá các kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân, giúp họ có thêm khả năng trong việc tự giải quyết các vấn đề gặp phải trong sản xuất, bên cạnh đó còn nâng cao lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của chính quyền, tin tưởng chính sách của nhà đầu tư, từ đó mạnh dạn đầu tư.

Luôn công khai giá mua Lúa cho người dân theo dõi trong thời gian các đơn vị thu mua.

3.4.5. Giải pháp về liên kết “4 nhà”

Mở rộng, nâng cao hiệu quả liên kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông. Liên kết phải có sự ràng buộc chặt chẽ về lợi ích giữa các bên mới có đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao và bền vững.

Nhà nông cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Doanh nghiệp là” đầu tàu”, là động cơ của mối liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

kết, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, hình thành vùng nguyên liệu, hỗ trợ đầu vào, thu mua sản phẩm cho nông dân, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Nhà khoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo “ đầu vào” có chất lượng cao, giảm giá thành nhờ công nghệ, vì vậy cần nâng cao hơn nữa việc liên kết với nga khoa học. Nhà nước là “ nhạc trưởng để tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo sự liên kết 3 nhà còn lại chặt chẽ và hiệu quả”.

3.4.6. Giải pháp về khuyến nông

Qua điều tra nghiên cứu thì các hộ nông dân nơi đây trồng và chế biến Lúa đều là do đúc rút kinh nghiệm và học hỏi lân nhau mà chưa có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, có sự chênh lệch về năng suất Lúa của các hộ dân. Để nâng cao HQKT các cán bộ khuyến nông cần mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chăm sóc cũng như chế biến Lúa đến các hộ dân, mời những chủ hộ có kinh nghiệm lâu năm, biết cách chăm sóc cây Lúa như thế nào là hợp lý, để những hộ chưa biết ít kinh nghiệm học hỏi theo. Đồng thời có biện pháp thu hút người dân tham gia thông qua khích lệ tài chính, tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tiện theo dõi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.4.7. Giải pháp về vốn

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư từ xã hội

- Xác định lại vai trò của Ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Hàng năm, Huyện trông chờ vào nguồn vốn này, nên không chủ động trong huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Do đó, cần xác định nguồn vốn này không giữ vai trò chủ đạo mà nó chỉ là “vốn mồi” trong đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. “Vốn mồi” được hiểu chính là vốn để thu hút đầu tư khu vực tư nhân, khuyến khích sự đóng góp của cộng đồng dân cư tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện hình thức đầu tư nhằm thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, cho phép tư nhân được tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước sở hữu và vận hành, đến các dự án kết cấu hạ tầng hoàn toàn thuộc về tư nhân.

- Huy động nguồn lực trong dân để đẩy mạnh vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp tại huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)