Một số giải pháp về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Na Rì

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 114)

3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

3.4.3. Một số giải pháp về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Na Rì

3.4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chínhsách

Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Huy động vốn ngân sách hỗ trợ chiếm 40% gồm ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) Trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh được gọi là (ngân sách cấp trên) ngân sách huyện, xã gọi là ngân sách địa phương. Trong đó:

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn khoảng 23%.

Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: Chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm;

chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã;

hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;

+ Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho chương trình Nông thôn mới khoảng 17% bao gồm:

Nguồn từ ngân sách Trung ương hàng năm (bình quân 25 tỷ đồng mỗi năm) và các khoản viện trợ không hoàn lại của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn tài chính hợp pháp khác; huy động tối đa nguồn lực địa phương để tổ chức triển khai Chương trình.

+ Vốn tín dụng: Huy động nguồn vốn tín dụng (khoảng 30%) theo các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CPngày19/9/2008 đối với tín dụng đầu tư của nhà nước và Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 đối với vốn tín dụng thươngmại;

+ Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: Huy động khoảng 20%. Trong đó tập trung huy động vào các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như: Chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà; Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ, ví dụ như: Kho hàng, khu trồng rau, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng chế biến nông sản…; Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…

+ Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10% việc huy động các khoản đóng góp thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thôngqua.

3.4.3.2.Giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựngNTM

Tăng cường và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nội lực của người dân để xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, về phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết chuyên đề số 48-NQ/HU của Huyện uỷ Na Rì, ngày 28/11/2011 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2010- 2015 nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Tăng cường công tác thông tin để người dân hiểu rõ xây dựng Nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chủ thể là người dân nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ một phần nhằm phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nôngthôn.

Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựng Nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó nângcao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy nội lực, tự lực, tự cường và trách nhiệm cao của cộng đồng dân cư nông thôn; chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnhcác phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng Nông thônmới; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể và tính tích cựccủa người dân, cộng đồng thôn, bản, tạo sự đồng thuận xã hộicao để thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình đề ra.

3.4.3.3.Giải pháp về Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động các loại nguồn vốn như

a. Tăng cường huy động nguồn vốn từ ngân sách nhànước Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, từ tỉnh Bắc Kạn

+ Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương,củatỉnh để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, từ tỉnh. Tăng cường phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh, tiếp tục triển khai các công trìnhđang đầu tưdở dang, bổsungdanh mục và bố trí vốn đầu tư đối với công trình mới từ các chương trình, dự án của Chínhphủ.

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, từ tỉnh (các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng nông thôn mới bao gồm cả trái phiếu Chính phủ. Ngoài việc thực hiện theo các mục tiêu của từng chương trình, phải lồng ghép vào địa bàn nông thôn để thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới.

Đối với từ ngân sách huyện Na Rì và các xã

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách. Xác định tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất và nguồn vượt thu (nếu có) để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

+ Huy động nguồn ngân sách cấp huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách, nguồn ngân sách huyện với vai trò là nguồn vốn “kích cầu” để hỗ trợ triển khai thực hiện.

b. Tăng cường huy động nguồn vốn tíndụng

Về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và nông dân trong huyện thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu cho nông dân để phát triển kinh tế xãhội.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng Nhà nước trên địa bàn huyện cho nông dân.

Tăng cường nhu cầu thực sự về vốn của các hộ nông dân (hay nói cách khác là kích cầu vốn tín dụng đối với các hộ nông dân). Để thực hiện được biện pháp này cần: Thực hiện hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án phát triển kinh tế xã hội cho từng xã, Tập trung thực hiện các giải pháp để giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh tiêu thụ để giúp người dân tự tin, mạnh dạn hơn trong đầutư.

Đào tạo nông dân hỗ trợ họ trở thành những người chủ thực sự có khả năng vay vốn, giải ngân vốn và có ý thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần: Hình thành các chương trình bồi dưỡng cho các chủ hộ theo từng nhóm hộ như giàu, nghèo; ngành nghề kinh tế; độ tuổi của chủ hộ...; Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nhấn mạnh giải pháp dạy nghề; Tổ chức tuyên truyền, toạ đàm để nâng cao ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc vay vốn của Nhànước.

Tăng cường hiệu lực của Nhà nước đối với việc quản lý vốn của Nhà nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh (cả sản xuất và tiêu thụ cho hộ nông dân) góp phần giảm rủi ro tín dụng, tạo cầu ổn định về vốn vay của nôngdân.

Cần mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục đơn giản, linh hoạt về mức vay.

c. Tăng cường, huy động vốn đầu tư từ doanhnghiệp

Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông, điện nước, thuỷ lợi ...), chăm lo vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng... Đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư của doanhnghiệp.

Khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông lâm, thuỷ sản và dịch vụ nông thôn. Tôn vinh ưu đãi những tập thể, cá nhân có công đầu tư phát triển ngành nghề, phát triển thị trường, đem lại hiệu quả kinh tếcao.

Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp đến tận cơ sở để nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ cuả Nhà nước, về thị trường một cách nhanhchóng.

d. Huy động nguồn lực xã hội hóa

Huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư thực hiện theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao bồm: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…. Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngoàinước.

Thực hiện rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nôngthôn.

3.4.3.4.Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giámsát

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn. Nâng cao năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật về nông nghiệp, nông thôn từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính để phục vụ tốt hơn yêu cầu sản xuất, đời sống của nhândân.

Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện của chính quyền và Ban chỉ đạo các cấp, tổ công tác và các cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch và mục tiêu Chương trình Xây dựng nông thôn mới của huyện.

Tăng cường giám sát cộng đồng theo Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kiểm tra đôn đốc tất cả các khâu trong quy trình quản lý đầu tư và xây dựng từ chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu thầu, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình đưa vào sửdụng.

3.4.3.5.Giải pháp về đa dạng hóa các nguồn vốn huy động đầu tư; thực hiệnviệc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địabàn

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn mới, bao gồm: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình Chính phủ và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác; huy động các nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã); vốn đầu tư của các doanh nghiệp; các khoản tài trợ, viện trợ; vốn tíndụng.

Trong triển khai thực hiện nông thôn mới phải kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều kiện kinh tế còn khó khăn. Việc lồng ghép phải đảm bảo nguyêntắc:

+ Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn theo nguyên tắc, đối tượng của chương trình để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi và phải đảm bảo tính đồng bộ, phát huy hiệu quả các chương trình, dự án; Đồng thời việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả;

+ Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ thể, xác định thứtự ưu tiên đối với từng công trình, tiêu chí và ưu tiên cho các xã về đích tronggiai đoạn 2015 -2020.

+ Quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ riêng của các chương trình, dự án và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; ưu tiên các tiêu chí cần tập trung hoàn thành sớm để phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho ngườidân;

+ Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng kinh phí sự nghiệp được giao. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến con người, hộ gia đình phải đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức nhưng phải tiết kiệm nhất và không được sử dụng kinh phí này để thực hiện cho các mục tiêu, nhiệm vụ khác.

+ Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới phần Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh, ngân sách huyện về nguyên tắc lồng ghép là mang tính hỗ trợ và giao quyền tự chủ cho Uỷ ban nhân dân xã, cộng đồng và người dân thực hiện; từ nguồn hỗ trợ đó, Uỷ ban nhân dân xã huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới và phải đảm bảo huy động đủ nguồn lực để thựchiện.

3.4.3.6.Giải pháp về hoàn thiện môi trường đầu tư và tăng cường thu hút đầutư Đây là một nhân tố quan trọng trong việc tạo lập lòng tin cho chủ đầu tư.

Khi đã có lòng tin, chủ đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Muốn cải thiện tốt môi trường đầu tư cần chú trọng thực hiện những nội dung sau:

- Tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án; Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng và nhất quán trước sau với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của huyện Na Rì, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng. Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá môi trường đầu tư của huyện thông qua các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử của của địaphương.

- Phát triển cơ sở hạ tầng: Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng hỗ trợ thu hút đầu tư; Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tácnhà nước và tư nhân trong việc xây dựng kết cấu hạtầng.

- Cải cách hành chính: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong xử lý hồ sơ của nhà đầutư.

- Bảo đảm an ninh trật tự cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư: Xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành động kíchđộng, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Có biện pháp đủ mạnh để can thiệp kịp thời, có hiệu quả để dự án hoạt động bình thường, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bànhuyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện na rì tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)