1.2. PHÂN TÍCH ADN TY THỂ TRONG NHẬN DẠNG CÁ THỂ
1.2.5 Ứng dụng phân tích ADN trong giám định nhận dạng cá thể
Điều tra deoxyribonucleic acid (ADN) là một công cụ hữu hiệu trong các xét nghiệm nhận dạng ở người và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
pháp y. Các kỹ thuật sử dụng ADN đƣợc dùng trong xác định các thủ phạm của các vụ phạm tội nhƣ kẻ ám sát, thủ phạm trong các vụ cƣỡng bức, trộm cắp; trong các trường hợp xác định huyết thống và xác định thi hài của những người mất tích. Năm 1985, Alec Jeffreys công bố bài báo đầu tiên miêu tả ứng dụng phân tích ADN trong nhận dạng di truyền các mẫu sinh học ở người. Tại thời điểm này đây là một bước ngoặt lớn trong nhận dạng pháp y khi mà hầu hết các quy trình phân tích tính đa hình đều dựa vào protein và nhóm máu trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật miễn dịch huyết thanh học.
Những kỹ thuật này có mức độ phân biệt thấp (trừ sử dụng trong HLA) và ứng dụng của chúng bị hạn chế ở một số các mẫu thử còn nguyên vẹn, chƣa bị bất kỳ một sự thoái giáng nào. Phương pháp được phát triển đầu tiên bởi Alec Jeffreys dựa trên phân tích các locus chứa t hợp ngắn các nucleotide lặp lại dưới điều kiện lai không quá ngặt nghèo để tạo thành một kiểu mẫu ADN (ADN pattern) duy nhất đối với từng cá thể (trừ trường hợp sinh đôi). Tuy nhiên phương pháp phân tích dấu ấn ADN này rất khó thực hiện ở các phòng thí nghiệm và có khi có những kết quả khác nhau tùy thuộc vào từng phòng thí nghiệm thực hiện [4]. Thêm vào đó, số lƣợng ADN cần thiết để tạo ra kết quả đã hạn chế số lƣợng các mẫu sinh học có thể ứng dụng với kỹ thuật này.
Cuối những năm 1980 các kỹ thuật phân tích ADN (ADN profiling) thay thế dần các kỹ thuật sử dụng dấu ấn ADN (ADN fingerprinting) nhờ phân tích các locus chứa đoạn lặp lại ngẫu nghiên với số lƣợng thay đ i (minisatellilte hoặc VNTR- variable number of tandem repeat) dựa trên các điều kiện lai nghiêm ngặt. Các dữ liệu tạo ra từ các kỹ thuật này giúp các nhà khoa học dễ phân tích và sử dụng hơn. Cũng tại thời điểm này một kỹ thuật mới là phản ứng trùng hợp chuỗi (polymerase chain reaction, PCR) được xem là bước ngoặt trong công nghệ sinh học ra đời và đƣợc áp dụng rộng rãi sau đó để phân tích ADN ở nhiều labo công nghệ sinh học. Số lƣợng ADN thông qua một quy trình khuếch đại invitro tăng lên rất nhiều lần đã giúp giảm đi đáng kể lƣợng đi ADN cần thiết ban đầu từ mẫu sinh học và thời gian cần thiết để phân tích. Đây chính là hai khía cạnh quan trọng cho phân tích ADN trong đó chính là số lượng mẫu sinh học thường rất hạn chế và thời gian để trả lời kết quả phân tích rất quan trọng đối với các nhà điều tra pháp y. Những năm 1990
những đoạn lặp lại ngắn ngẫu nhiên (Short Tandem Repeats, STRs) chỉ từ 2 đến 6 nucleotide bắt đầu đƣợc ứng dụng rộng rãi trong pháp y tạo nên cơ hội phân tích ADN bị thoái biến mà trước đây không thể phân tích được. Một vài các STRs có thể đƣợc phân tích trong một kỹ thuật ADN và với sự n i lên của hệ thống phát hiện laser huỳnh quang tự động cho phép phân tích các locus STRs có kích thước tương đương bằng các sử dụng các chất huỳnh quang khác nhau trong quá trình khuếch đại ADN [37]. Các kỹ thuật này tạo ra các thông tin về ADN để có thể xây dựng các cơ sở dữ liệu kỹ thuật số phục vụ cho công tác nhận dạng pháp y. Cho đến ngày nay 3 nguồn thông tin dữ liệu chính về ADN đƣợc sử dụng trong giám định pháp y là ADN ty thể, STRs bao gồm Y-STRs và các STRs nhiễm sắc thể thường và các điểm đa hình nucleotide (Single Nucleotide Polymorphism, SNP).
1.2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo thống kê Việt Nam hiện tại còn hơn 500.000 liệt sĩ còn thiếu thông tin, việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật phân tích ADN để xác định cá thể đã đƣợc bắt đầu vào những năm cuối của thế kỷ 20 và đã có nhƣng thành quả nhất định. Năm 2003, Viện Pháp Y quân đội phối hợp với Viện Công nghệ sinh học thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ADN trong việc xác định hài cốt liệt sĩ" có mã số KC.04.23 [38]. Hiện nay, công nghệ giám định gen trên ADN ti thể đã đƣợc ứng dụng trong thực tiễn tại Việt Nam, với hàng trăm trường hợp được xác định thành công. Từ năm 2000, viện Công nghệ sinh học đã bắt đầu sử dụng ADN trong phân tích giám định hài cốt liệt sĩ. Đến năm 2019, Trung tâm giám định ADN đƣợc thành lập để đảm nhiệm nhiệm vụ này, sau một năm phân tích trên 2870 lƣợt mẫu, trung tâm Giám định ADN đã bàn giao 669 kết quả giám định ADN có chất lƣợng tốt có thể đƣợc dùng so sánh đối khớp [39]. Nhƣ vậy, việc giám định các mẫu xương sử dụng hệ gen ti thể đã được tiến hành từ lâu và thu đƣợc nhiều kết quả. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhu cầu giám định hài cốt rất lớn, số lƣợng mẫu cần giám định hàng năm lên tới hàng trăm nghìn mẫu.
Nghiên cứu về tình hình giám định ADN có vao trò đích truy nguyên cá thể từ các mẫu đã bị phân hủy mạnh, đặc biệt là các hài cốt lâu năm là hết sức cấp bách hiện nay.