Bối cảnh, định hướng hoạt động ĐT NNL SX tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đến năm 2030

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất tại các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 133 - 138)

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC SẢN XUẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh, định hướng hoạt động ĐT NNL SX tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đến năm 2030

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo NNL SX trong doanh nghiệp

Xu thế hiện nay tại các doanh nghiệp đang trải qua sự phát triển nhanh chóng từ cách mạng công nghiệp 4.0. Ba cuộc cách mạng trước đây tập trung vào các lĩnh vực cơ khí hóa, thủy điện, hơi nước, sản xuất hàng loạt, dây chuyền lắp ráp, điện, máy tính và tự động hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang và sẽ tập trung mạnh vào lĩnh vực tự động hóa thông minh, kỹ thuật số, liên kết chéo, internet vạn vật và công nghiệp kết nối. Đây vừa là sự tiến hóa về kỹ thuật, vừa là cuộc cách mạng đối với các doanh nghiệp. Gọi là cuộc cách mạng bởi khi đó các doanh nghiệp sẽ có những lợi thế về giảm chi phí, giảm hao phí, sai sót, tránh thời gian chết, dịch vụ nhanh hơn, dễ dàng hơn, giảm hàng tồn kho, tối ưu hóa và nâng cao năng suất, tháo gỡ các nút thắt, nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc đầy đủ các linh kiện và sản phẩm cho cả vòng đời.

Trong khi các loại máy móc có thể tự liên kết với nhau không cần đến sự can thiệp của con người thì khoảng 75% người lao động làm những công việc giản đơn tại Việt Nam có nguy cơ cao về mất việc làm. Theo Ngân hàng thế giới ảnh hưởng lớn nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không phải là mất việc làm mà là thay đổi công việc, yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kỹ năng của con người, trình độ kỹ thuật số. Do vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động cần có trình độ kỹ thuật số, kỹ năng cảm xúc xã hội, hành vi. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu về tự động hóa và trao đổi dữ liệu công nghệ sản xuất. Do vậy, những yêu cầu đặt ra đối với lao động là phải có trình độ chuyên môn, tham gia thiết kế, tối ưu hóa các nhà máy, đảm bảo hoạt động trơn tru; biết làm chủ việc xử lý dữ liệu, bảo trì, sửa chữa các sự cố đơn giản trong các thiết bị tại nơi làm việc,

122

trong phần mềm và cơ sở dữ liệu. Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) sẽ có những ngành nghề mới ra đời và nhiều ngành nghề khác mất đi. Người lao động ngoài yêu cầu kỹ năng về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp như trước kia sẽ cần thêm kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tương tác với máy móc. Và để chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian qua Bộ Lao động - thương binh và xã hội chỉ đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các trường nghề xây dựng chuẩn chương trình đầu ra, thiết kế chương trình đào tạo, đánh giá trình độ đội ngũ giáo viên. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đang có những điều chỉnh danh mục đào tạo nghề phù hợp.

Theo ghi nhận của một số công ty tuyển dụng nhân sự tại thị trường lao động Việt Nam sản xuất và công nghệ thông tin là hai lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong 3 tháng đầu năm 2020. Trong đó, ngành sản xuất có nhu cầu tuyển dụng cấp trung và cấp cao tăng đến 27% so với cùng kỳ năm 2019. Cùng đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành sản xuất, công nghệ thông tin cũng có mức tăng trưởng nhẹ ở mức 3% so với quý cuối năm 2019 và 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cả thế giới đang chống đại dịch Covid-19 thì Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia kiểm soát tốt. Đây là cơ hội mở ra 1 bước ngoặt mới, với mục đích giảm thiểu sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng làm gia tăng cấp bách nhu cầu đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia. Nhờ đó, trong làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), không chỉ có các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc mà còn có các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Mỹ như: Apple, Google và Microsoft cũng muốn mở rộng thêm thị trường ở Việt Nam với các ngành điện/điện tử, cơ khí,…9

Đây cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế trong tương lai; đồng thời cũng gặp không ít thách thức, nhất là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực theo xu hướng đòi hỏi ngày càng cao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế, mỗi doanh

9 https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cac-dai-bang-nuoc-ngoai-nao-co-the-se-dau-tu-vao-viet-nam-

20200529092233068.htm

123

nghiệp cần chú trọng nhất vào việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là kỹ năng của người lao động để thích ứng với nhu cầu mới. Do đó, đào tạo NNL SX trong cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, tất yếu phải được ưu tiên trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Chính vì vậy, đào tạo NNL cho doanh nghiệp không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tương tác, thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới. Các cơ sở đào tạo cần chuyển mạnh từ đào tạo chủ yếu theo “cung” sang đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước; đồng thời tăng sức cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thị trường lao động khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Vì thế, từ nay đến năm 2030, Đào tạo trong các doanh nghiệp có trọng trách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi cuộc cách mạng 4.0, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp tại các quốc gia; áp dụng phương pháp đào tạo theo năng lực thực hiện; chương trình đào tạo được thiết kế chủ yếu theo mođun, tạo điều kiện thuận lợi cho người học phù hợp với điều kiện và năng lực của họ, thích ứng linh hoạt sự phát triển của công nghệ tiên tiến trên thế giới mà vẫn phát huy được giá trị truyền thống.

4.1.2. Định hướng hoạt động đào tạo NNL SX tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đến năm 2030

Theo nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành: Chương trình hành động thực hiện định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.10 Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghệ chế tạo đạt trên 20%.

Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%. Để xây dựng được doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế đáp ứng với mục tiêu đề ra thì cần NNL SX có trình độ kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và kỹ thuật số. Đây được coi là tài sản, tài nguyên, vốn quý của quốc gia bởi đây là nguồn động lực phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

10 http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-23-nqtw-ngay-

2232018-cua-bo-chinh-tri-ve-dinh-huong-xay-dung-chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-quoc-gia-den-nam- 4125

124

Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang có những tác động to lớn và mạnh mẽ đối với nền kinh tế xã hội toàn cầu. “Chỉ trong khoảng 10-15 năm tới, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ khiến 40% kỹ năng của lao động không còn phù hợp nữa và buộc phải thay đổi” 11. Việt Nam cần có bước chuyển mang tính lâu dài không đơn thuần là đưa ra các chính sách nhỏ lẻ mà cần đặt ra một chiến lược phát triển mới cho phù hợp với cục diện thế giới mới. Tuy nhiên, sự phát triển của NNL SX vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu; thiếu nhiều các chuyên gia kỹ thuật và công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; phần lớn NNL SX từ các vùng quê và miền núi, chưa được đào tạo cơ bản. Một tình trạng phổ biến hiện nay là rất nhiều sinh viên trong quá trình học chuyên nghiệp hoặc tốt nghiệp phải tìm đến các khóa học ngắn hạn để đăng ký học bổ sung thêm kiến thức chuyên môn vì những gì học trong trường chủ yếu là lý thuyết không áp dụng được vào thực tế.

Tính đến nay, Hàn Quốc hiện là đối tác lớn nhất về đầu tư, đứng thứ hai về ODA và khách du lịch của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng nhanh, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực. Sau 26 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu và đối tác đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, Hàn Quốc đã và đang đầu tư vào trên 50 tỉnh, thành phố Việt Nam và trở thành nước có xếp hạng đầu tiên cả về số lượng và dự án tích luỹ trong trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê, năm 2018, thị trường Việt Nam ghi nhận vốn luỹ kế đăng ký từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt con số 62,56 tỷ USD, với 7.459 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, sử dụng khoảng trên 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. Các dự án FDI từ Hàn Quốc thời gian qua đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

11 https://dantri.com.vn/viec-lam/bo-truong-dao-ngoc-dung-40-ky-nang-lao-dong-khong-hop-trong-15-

nam-toi-20200528181920536.htm

125

tập trung ở các dự án lớn trong mảng công nghiệp chế tạo, kinh doanh bất động sản, năng lượng, cơ khí và điện.

Từ tình hình thực tế, định hướng cho đào tạo nguồn nhân lực sản xuất tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam đến năm 2030 cần chú trọng như sau:

- DN phối hợp cùng các trường phổ thông định hướng cho học sinh học nghề phù hợp hay theo học thuật và nếu sau khi tốt nghiệp theo ngành nghề sản xuất cần được học thêm thực hành và các kỹ năng mềm để đáp ứng với yêu cầu công việc trong môi trường làm việc của DN sản xuất.

- Các DN cần đầu tư chi phí đào tạo và có kế hoạch đào tạo lâu dài cho lao động vì thực trạng NNLSX trong doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Các công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp trong những năm tới cần được quan tâm nhiều hơn và doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực. Hình thức đào tạo theo kèm cặp cần hạn chế hơn và chỉ được coi là một phần hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

- DN hỗ trợ cho các trường đào tạo nghề nâng cao chất lượng giảng dạy và đầu tư thiết bị thực hành, công nghệ đáp ứng với yêu cầu công việc của doanh nghiệp mình.

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp cho NNL SX, nhất là đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu kỹ thuật; đa dạng hình thức đào tạo từ xa, kỹ năng nhóm, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động. Đặc biệt, chú trọng đến kế hoạch đào tạo lâu dài để luôn đảm bảo đủ số lượng NNL SX lành nghề, chuyên sâu phục vụ nhu cầu phát triển DN.

- Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý giỏi.

- Xây dựng quy trình đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo cho NNL SX gắn liền với thực tế yêu cầu công việc và mục tiêu phát triển của DN.

Để đón đầu làn sóng dịch chuyển trong xu thế mới của các doanh nghiệp sản xuất lớn, NNL SX phải đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, tác phong. Vì vậy việc đào tạo tốt NNLSX không chỉ đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam mà còn đáp ứng với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

126

Định hướng đến năm 2030, NNL SX cần được đào tạo bổ sung kiến thức để vận hành trực tiếp trên dây chuyền sản xuất hiện đại. Các DN không chỉ đào tạo NNL SX đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại mà còn có chiến lược đào tạo NNL SX dài hạn gắn với kế hoạch phát triển công nghệ mới của DN. Do đó, cần đào tạo NNL SX với đầy đủ kiến thức về quy trình sản xuất, kỹ năng và thao tác thành thạo với máy móc thiết bị hiện đại, tác phong làm việc hiệu quả, linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất tại các doanh nghiệp hàn quốc ở việt nam (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)