Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 84 - 90)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc

3.4.13. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát

Việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là khâu yếu và là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi phải tập trung xây dựng, kiện toàn HTCT cơ sở vững mạnh, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả, động viên được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phát triển sản xuất, xây dựng thôn bản và giải quyết được những vấn đề nảy sinh từ cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo vùng DTTS cần chú ý:

- Một là, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác XĐGN. Trước hết phải làm cho những người đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức tài trợ, người thực hiện

các Chương trình dự án, đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, thấy rõ sự cần thiết phải đưa Mặt trận và các đoàn thể vào cuộc giúp cho công tác XĐGN thiết thực hiệu quả.

Bởi lâu nay, bất kỳ công việc gì cũng có tổ chức Mặt trận và đoàn thể làm thành viên nhưng thực tế chỉ hình thức. Mọi công trình, dự án đầu tư, điều hành là của chính quyền, cấp trên đưa xuống thiếu bàn bạc, thống nhất dẫn đến một số chương trình, dự án đầu tư hiệu quả thấp. Có những dự án, chương trình làm xong không sử dụng được làm cho đồng bào bất bình, khi đó đòi hỏi Mặt trận, đoàn thể phải vào cuộc làm công tác tư tưởng giải thích cho dân. Vì lẽ đó, để công tác XĐGN vùng DTTS đạt hiệu quả phải phát huy được vai trò tham mưu của Mặt trận, đoàn thể.

- Hai là, phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân phát triển KT - XH, XĐGN. Trước hết là tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương liên quan đến phát triển KT - XH, XĐGN; tổ chức, vận động đoàn viên, hội viên và người dân tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, XĐGN của địa phương; tuyên truyền các mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi để cùng nhau học tập làm theo. Mặt khác, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội cần thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân chung tay, góp sức tham gia vào công tác XĐGN, đứng ra vay vốn cho các hội viên, đoàn viên làm ăn phát triển kinh tế, XĐGN. Đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, “quỹ ủng hộ người nghèo”.v.v...

Thực hiện công việc này muốn hiệu quả thì tổ chức đoàn thể, Mặt trận các cấp phải thường xuyên được củng cố. Thống nhất nội dung, chương trình công tác năm, quý, tháng và chuyên đề để có hình thức tuyên truyền vận động phù hợp. Đối với vùng đồng bào DTTS do điều kiện địa lý, đặc điểm tâm lý, trình độ dân trí còn có hạn, nên một số thường có tư tưởng trông chờ, ỉ lại nhà nước. Chính vì thế, Mặt trận và đoàn thể các cấp phải gần gũi, nắm chắc từng hộ, từng thôn, bản để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS có ý thức lao động chịu khó làm ăn để thoát nghèo bền vững. Mỗi khi có chương trình, dự án về cơ quan chuyên môn cùng ban Mặt trận, đoàn thể phải hướng dẫn tỉ mỉ để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, làm đâu chắc đó mới có hiệu quả cao.

- Ba là, định hướng cho các tổ chức xây dựng và phát động các phong trào hành động cách mạng; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình; kịp thời sơ kết, tổng kết những phong trào, những cuộc vận động giúp đỡ đoàn viên, hội viên vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng để nhân rộng trong từng tổ chức.

- Bốn là, phát huy vai trò của Hội Nông dân trong tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tín chấp vay vốn cho nông dân nghèo và phong trào nông dân tham gia làm kinh tế giỏi; phát huy vai trò của Hội Phụ nữ trong phong trào “tổ tín dụng phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, cuộc vận động “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong phong trào xung phong, tình nguyện, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, trong tổ chức các chiến dịch học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia phát triển KT - XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong giám sát các hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, XĐGN. Đây là vấn đề mới, để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi các cấp ủy đảng cần cụ thể hóa, xây dựng quy chế, quy định để Mặt trận và các đoàn thể tham gia giám sát có kết quả sự lãnh đạo phát triển kinh tế, XĐGN của các cấp ủy và hoạt động kinh tế của cán bộ, đảng viên.

- Sáu là, phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể thông qua việc bố trí cán bộ của các tổ chức đó tham gia Ban Chỉ đạo XĐGN, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác XĐGN của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp.

- Bảy là, Mặt trận, các đoàn thể tham gia vào việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những hộ gia đình đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo nhanh. Hàng năm hoặc mỗi chương trình dự án phải tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời từ cơ sở. Những chương trình dự án, mô hình làm ăn hiệu quả cần được bàn bạc, thảo luận và áp dụng kịp thời cho thôn, bản trong vùng. Có hình thức động viên khen thưởng thích hợp để khích lệ hộ đã thoát nghèo vươn lên trở thành khá giả, hộ còn nghèo vươn lên thoát nghèo.

Tóm lại: Đời sống của đồng bào DTTS là một thể thức không thể tách rời trong chỉnh thể cộng đồng dân cư của huyện. Tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 67,4%

trong cơ cấu thành phần dân tộc của huyện. Vì vậy, kinh tế hộ của đồng bào DTTS

đã có những đóng góp xứng đáng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện. Song, chính nó đang ngày càng bộc lộ một cách rất đầy đủ và rõ ràng những hạn chế mà tự nó, riêng nó khó mà vượt qua được. Bởi thế, Đảng và Nhà nước cần sớm hoạch định những chủ trương mới, ban hành những chính sách mới với những giải pháp mạnh và đồng bộ tạo bước đột phá để đồng bào vươn lên phát triển kinh tế nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo với các thành phần dân tộc khác và giữa nông thôn với thành thị.

Trên đây là giải pháp rút ra từ thực tế, tuy nhiên muốn nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS nói trung và đồng bào DTTS của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai nói riêng cần phải áp dụng các biện pháp vĩ mô và vi mô một cách đồng bộ. Tất cả các giải pháp nói trên đều là cấp thiết đã và đang được đặt ra trước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đặc biệt đối với các nông hộ đồng bào dân tộc) của huyện. Mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu mô hình phát triển hệ thông sản xuất nông nghiệp cho các nông hộ tại địa bàn huyện nói chung và nông hộ là người DTTS nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa, như chủ trương Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại huyện Văn Bàn trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

+ Tỷ lệ nghèo của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giảm đều qua 3 năm, cụ thể năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 35,67%, cận nghèo là 17,29% đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,64%, cận nghèo là 13,16%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm 90,8%, nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản là 9,2%. Với thành phần dân tộc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số cho nên tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 86,72% số hộ nghèo toàn huyện. Năm 2018 trong 4.372 hộ nghèo thì hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 3.057 hộ, chiếm 80,21%.

+ Qua phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn có 3 nguyên nhân chính đó là: trình độ học vấn của chủ hộ, tài sản của hộ gia đình, nhân khẩu học; Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững có yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới nền kinh tế, hệ thống chính sách giảm nghèo còn chồng chéo,… có nguyên nhân chủ quan như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất,…

+ Đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc huyện Văn Bàn đó là: Công tác lãnh đạo chỉ đạo; Nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng NTM; Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả chính sách về giảm nghèo; Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, giám sát.

- Để đạt được mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025, đưa huyện Văn Bàn thoát ra khỏi huyện nghèo trở thành huyện khá của tỉnh Lào Cai, từng bước xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững gắn phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp; góp phần cùng với tỉnh xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành Thành phố đạt loại khá, để đạt được mục tiêu đó các

cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cần phải đánh giá một cách khách quan khoa học những thành công và hạn chế, nguyên nhân của nó, từ đó đề ra những chủ trưởng, giải pháp để tiếp tục lãnh đạo công tác XĐGN theo hướng bền vững đạt hiệu quả cao. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu đó.

2. Kiến nghị

- Để thực hiện thành công Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Văn Bàn, chúng tôi kiến nghị trong quá trình chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện huyện Văn Bàn và tỉnh Lào Cai nên triển khai đồng bộ cả 02 Chương trình MTQG là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu về y tế, giáo dục, về điện, nước sạch VSMT, về lâm nghiệp, về ổn định dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu,... Có chính sách thu hút, khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Chính phủ sớm ban hành cơ chế thống nhất trong quản quản lý, điều hành các chương trình có chung mục tiêu giảm nghèo, tránh sự chồng chéo gây lãng phí và tạo kẽ hở trong quản lý điều hành.

- Nghiên cứu thống nhất hệ thống chỉ tiêu giảm nghèo bền vững để các cấp địa phương có cơ sở, có căn cứ trong tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững.

- Có văn bản chính sách hướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài chính các nguồn đầu tư, quản lý công trình, góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác xây dựng, quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình công cộng, phúc lợi khác.

- Tiếp tục có các đề tài nghiên cứu sâu, rộng hơn đặc biệt đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và hiệu của của các hoạt động sinh kế của người dân để có các số liệu minh chứng khách quan cụ thể hơn, giúp cho đề xuất các giải pháp có tính khả thi.

- Đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội áp dụng các giải pháp của đề tài, để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hộ, cho nông dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)