1.2.1. K á n ệm ôn tá ế toán tron đơn vị sự n ệp ôn lập Theo Chương II, Luật kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015 của Quốc hội và tại Điểm 7, Điều 3 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định nội dung công tác kế toán bao gồm:
- Chứng từ kế toán
- Tài khoản kế toán và sổ kế toán - Báo cáo tài chính
- Kiểm tra kế toán
- Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
- Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Công tác kế toán là việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán. Nói cách khác, công tác kế toán là sự thiết lập mỗi quan hệ qua lại giữa các phương pháp kế toán, đối tượng kế toán với con người am hiểu nội dung công tác kế toán (người làm kế toán) biểu hiện qua một hình thức kế toán thích hợp của một đơn vị cụ thể.
1.2.2. V trò ủ ôn tá ế toán tron đơn vị sự n ệp ôn lập Từ khái niệm công tác kế toán cho thấy công tác kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Công tác kế toán là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu cho lãnh đạo đƣa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tƣ, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi;
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu;
phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị.
1.2.3. N uyên tắ tổ ứ công tá ế toán tron á đơn vị sự n ệp ôn lập
- Nguyên tắc thống nhất
+ Thống nhất giữa các bộ phận khác nhau trong đơn vị sự nghiệp công lập. Thống nhất giữa cấp trên với cấp dưới, thống nhất giữa các đơn vị trong cơ quan, thống nhất giữa đơn vị sự nghiệp giữa các ngành với nhau.
+ Thống nhất trong việc thiết kế, xây dựng các chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý.
+ Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán.
+ Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán. Thống nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng trong tình hình thực tế của đơn vị về chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán.
+ Thống nhất giữa chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau.
+ Thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vự sự nghiệp công lập trong mối quan hệ với bộ máy quản lý của ngành.
- Nguyên tắc phù hợp
+ Phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán cần xây dựng phải bao phủ đƣợc các lĩnh vực hành chính sự nghiệp và còn phản ánh đƣợc cho từng lĩnh vực cụ thể theo các đặc trƣng khác nhau phục vụ cho các yêu cầu quản lý tại các đơn vị mà vẫn tuân thủ các
khuôn khổ pháp lý chung.
+ Công tác hạch toán kế toán một mặt phải phù hợp với hệ thống phương tiện vật chất và các trang thiết bị hiện có của mỗi đơn vị sự nghiệp, đồng thời phải phù hợp với thực trạng đội ngũ lao động kế toán tại chính các đơn vị này.
+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc xây dựng phải phù hợp với chế độ quản lý và cơ chế quản lý tài chính công hiện hành và cơ chế quản lý tài chính đặc thù của ngành cũng nhƣ các thông lệ và chuẩn mực kế toán công quốc tế.
- Nguyên tắc hiệu quả
+ Phải đảm bảo hiệu quả trong quản lý các đối tƣợng hạch toán kế toán trên cơ sở các thông tin do kế toán cung cấp.
+ Phải đảm bảo tính đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, chất lƣợng thông tin do kế toán cung cấp phải có đƣợc tính tin cậy, khách quan, đầy đủ kịp thời và có thể so sánh đƣợc và bảo đảm tính khoa học, tiết kiệm và tiện lợi cho thực hiện khối lƣợng công tác kế toán trên hệ thống sổ kế toán cũng nhƣ công tác kiểm tra kế toán.
1.2.4. Yêu ầu ủ ôn tá ế toán tron đơn vị sự n ệp ôn lập - Tính kiểm soát: Công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập phải cung cấp trung thực, và đáng tin cậy, phải đảm bảo an toàn cho tài sản và thông tin, phải phù hợp với các yêu cầu, các qui định của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Khi đƣa ra các mẫu biểu chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán, các qui trình kế toán, các phương pháp kế toán hay phân công trong phòng kế toán phải đảm bảo tính kiểm soát hệ thống.
- Tính hiệu quả: Khi tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập cần tính đến hiệu quả của công tác kế toán. Do vậy phải phân tích
toàn diện về thời gian, chi phí tiêu hao khi tổ chức hạch toán kế toán, và so sánh với lợi ích của hệ thống mới đảm bảo thời gian tổ chức hệ thống hợp lý, chi phí nhỏ mang lại lợi ích cao.
- Tính phù hợp: Tổ chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ và hệ thống BCTC theo đúng qui định.
- Tính linh hoạt: Hệ thống thông tin công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp đảm bảo linh hoạt để có thể phù hợp với điều kiện hiện tại và tương lai. Để khi đơn vị thay đổi về qui mô hoạt động, qui mô sản xuất kinh doanh hay thay đổi hình thức sở hữu vốn, ...thì nội dung của hệ thống kế toán không phải thay đổi những nội dung, thành phần cơ bản của nó.