CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT - CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN
3.2.6. Một số khuyến nghị khác
a. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Tăng cường hệ thống thông tin kiểm tra, kiểm soát nội bộ: cần phải cải tiến và nâng cấp website hiện tại của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sao cho phù hợp và hữu ích với xu hướng phát triển chung về công nghệ thông tin, đặc biệt chú ý tăng cường cập nhật thông tin, văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, rủi ro, dự báo, phân tích để các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Bên cạnh đó, phải có một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả hơn để tự thu thập thông tin khách hàng và nối mạng với CIC nhằm cung cấp thông tin cần thiết.
- Nâng cao tần suất kiểm tra, kiểm soát nội bộ với chi nhánh theo từng khu vực để có thể phát hiện và cảnh báo cho các chi nhánh về vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng.
- NHNo&PTNT Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn và đưa ra những giải pháp mới có thể áp dụng trong thực tiễn phù hợp theo tình hình hoạt động với đặc thù của mỗi chi nhánh.
- NHNo&PTNT nên xây dựng mô hình quản lý tín dụng theo hướng:
+ Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ trụ sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng
110
bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư...
+ Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý RRTD (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính, và quản lý khoản vay
- NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào áp dụng chính thức hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ mới để hỗ trợ đầy đủ hơn nữa trong việc
- Xây dựng bộ phận thu thập, hệ thống hóa và cập nhật thông tin về: Giá cả, thị trường, tình hình phát triển ngành nghề, quy hoạch vùng miền, thế mạnh, xu hướng sản phẩm, định phức kinh tế kỹ thuật, suất đầu tư… để có thông tin giúp công tác thẩm định cho vay thuận lợi và tin cậy hơn hơn.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm RRTD các trường hợp: cho vay vượt thẩm quyền phán quyết, nghi ngờ đảo nợ, khách hàng mới thành lập, không đủ tài sản đảm bảo, cho vay lòng vòng nhóm khách hàng có liên quan, khách hàng không hoạt động kinh doanh, chia tách và chia nhỏ dự án để quyết định cho vay trong thẩm quyền, cho vay trùng lắp giữa các chi nhánh.
- Việc sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro đưa khoản nợ xấu ra ngoại bảng cần được quy định thông thoáng hơn. Đối với các chi nhánh có đủ khả năng báo cáo tài chính nếu nợ xấu đã ở nhóm 5 thì cho phép xử lý đưa ra ngoại bảng bằng quỹ dự phòng, trường hợp thiếu thì cho phép trích thẳng vào chi phí.
- Nên áp dụng hình thức mua bán vốn trong hệ thống để tăng tính chủ
111
động và hiệu quả hơn về huy động và sử dụng vốn, cho các chi nhánh thay vì điều hành theo kế hoạch chỉ tiêu có phần chủ quan như hiện nay.
b. Đối với Ngân hàng nhà nước
- Tăng cường hoạt động và nâng cấp hệ thống cung cấp thông tin do trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp:
+ CIC phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đầy đủ các thông tin cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của ngân hàng. Các thông tin này bao gồm: thông tin vĩ mô, vi mô, thông tin cảnh báo, thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành liên quan đến hoạt động tín dụng, thông tin phân tích, xếp hạn tín dụng để giúp các ngân hàng đưa ra quyết định trước khi đầu tư vốn.
+ Để tăng cường thông tin nhằm hạn chế những rủi ro xuất phát từ việc bất đối xứng thông tin từ tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước tương tự như trung tâm CIC về giao dịch bảo đảm giúp các NHTM truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp kịp thời về thông tin tài sản đảm bảo.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý và thực hiện tốt vai trò ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng:
+ NHNN cần ban hành những quy chế hướng dẫn đầy đủ về việc thực hiện các nghiệp vụ, hoàn thiện các nguyên tắc cho vay, quy định rõ trách nhiệm giữa người đi vay và Ngân hàng tạo sự rõ ràng trong quan hệ tín dụng.
+ NHNN cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của các nước, hoàn thiện cơ sở pháp lý thông thoáng và an toàn trong việc giải tỏa, phát mãi tài sản thế chấp đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, năng động, an toàn.
+Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay đang có sự cạnh tranh không lành mạnh và khốc liệt, các ngân hàng tranh giành khách hàng với nhau nên một số ngân hàng hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện vay vốn dẫn
112
đến khả năng xảy ra RRTD ngày càng cao không chỉ cho bản than ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng.
+ Tăng cường hỗ trợ các NHTM cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan như hạn hán, thiên tai, dịch họa, sự biến động giá cả của thị trường trong và ngoài nước. NHNN cần có chính sách hỗ trợ về cơ chế giá, lãi suất hợp lý phù hợp với đặc điểm trong SXKD trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
- Cho phép NHTM có tiềm lực báo cáo tài chính trích dự phòng rủi ro cao hơn mức qui định: Trích dự phòng rủi ro thực chất là trích dần các khoản tổn thất tín dụng. Tổn thất tín dụng thực chất khó có thể lượng hóa được bằng một con số chính xác tại thời điểm trích lập dự phòng do đó quy định một mức tổn thất cố định trên dư nợ vay theo nhóm nợ là xác định một cách tương đối tổn thất trong tương lai. Để ngày càng lành mạnh hóa khả năng tài chính và nâng cao mức chịu đựng RRTD của NHTM, NHNN nên cho phép các NHTM có tiềm lực báo cáo tài chính có thể trích dự phòng rủi ro cao hơn so với mức qui định hiện nay.
c. Đối với chính phủ
Sự ổn định của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể hoạt động kinh doanh, từ đó mới đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô phải được xem là trọng tâm trong các hoạt động điều hành của Chính phủ với những bước đi cụ thể trong thời gian tới như:
- Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp, phân bổ tín dụng hợp lý, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị
113
đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho khách hàng
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động của các TCTD phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật của các ngành khác nhau, bởi nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, hệ thống pháp luật còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý chưa rõ ràng, cơ chế bảo vệ cho những giao dịch tự nguyện, tự thỏa thuận còn thiếu minh bạch, nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trường báo cáo tài chính, ngân hàng.
- Cần xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của các nước phát triển đều có hệ thống thông tin khách hàng công khai, minh bạch.
- Tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp luật cho sự phát triển của thị trường tiền tệ, tín dụng theo nguyên tắc thị trường phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Ngũ Hành Sơn và các định hướng của chi nhánh về lĩnh này trong thời gian đến, nội dung chương 3 đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại chi nhánh. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm né tránh một phần, hạn chế mức thấp nhất các RRTD cũng như giảm thiểu các tổn thất do nó gây ra, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định, bền vững.
Ngoài ra, chương 3 cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ những vấn đề về cơ chế, chính sách,… để ngày một hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD trong thời gian đến.
115
KẾT LUẬN
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng là hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM, nguyên nhân phát sinh và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM.
- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh
116
Ngũ Hành Sơn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm kiểm soát nợ xấu có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới.
NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía.
Để tháo gỡ, giải quyết được vấn đề này, cầ có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Ngũ Hành Sơn, các cơ quan hữu quan và các khách hàng với nhau, có như vậy hoạt động tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của chi nhánh mới đạt được hiệu quả cao, kích thích sự phát triển của địa phương, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.
2. Nguyễn Huy Bé (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đắk Nông, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
3. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
4. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Frederic S. Miskin (2011), Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật.
6. TS Phan Thị Thu Hà và TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2012), Giáo trình
"Quản trị Ngân hàng thương mại", NXB Thống kê.
7. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
8. Nguyễn Thị Bích Huyền (2015), Kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng.
9. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
10. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quận Ngũ Hành Sơn.
11. Nguyễn Thị Mai Quyên (2015), Kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
12. Huỳnh Thị Thanh Thủy (2016), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Đông ĐắkLắk, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hang Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
13. Nguyễn Thị Thúy (2014), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sông Hàn, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
14. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
15. Các trang web: www.sbv.gov.vn, www.vbard.com.vn.
16. Báo và tạp chí - Tạp chí Ngân hàng - Tạp chí Tài chính
- Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ