Giải pháp để quản lý, nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu trên đia bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp để quản lý, nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu trên đia bàn xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

4.4.1 Một số giải pháp cụ thể trong xây dựng NTMKM.

4.4.1.1. Giải pháp tuyên truyền

Giải pháp hàng đầu là thực hiện cuộc tuyên truyền vận động sâu rộng về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư xanh-sạch-đẹp gắn với xây dựng nông thôn mới”

Điều này là rất cần vì đây là một chương trình mới, một nội dung mới nên muốn huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc và để người dân tham gia một cách tự giác thì phải cho họ hiểu thế nào là xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới KM thì việc ở xã, ở làng thì thế nào, rồi cách nào để họ huy động được nguồn lực và cán bộ ở làng, ở xã tham gia vào chương trình này thế nào. Cái chính là chương trình này do ngýời dân quyết định cách làm và được hưởng thụ thành quả từ cách làm đó. Có nhiều nơi họ có nhiều cách làm rất hay, ví dụ làm tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, phát động các cuộc thi đua, cùng với đó thì cũng

tiến hành treo thưởng cho xóm nào hoàn thành tốt chương trình, đó cũng là nguồn động lực phấn đấu của người dân.

Trong sự nghiệp xây dựng NTMKM, NTM hiện nay, người nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Phát huy vai trò nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTMKM cũng như NTM hiện nay, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng phát huy truyền thống dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

4.4.1.2. Giải pháp về hạ tầng kinh tế - xã hội

-Vận động người dân tham gia cùng với Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp trong các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm như: hưởng ứng việc hiến đất, cây trồng, góp tiền, ngày công,… vào việc xây dựng đường liên ấp, liên xóm, khu dân cư, đường ra đồng ruộng, đồng thời tham gia quản lý, giám sát các công trình, bảo quản, sửa chửa các con đường đã xây dựng để sử dụng lâu dài.

-Huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới, phát hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, các địa phương tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

-Tuyên truyền để người dân tự giác, chủ động thực hiện chỉnh trang nơi ăn, chốn ở của mình theo tiêu chuẩn nông thôn mới như: xây dựng đủ các công trình vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo đường làng, ngõ xóm, tường rào xanh để có cảnh quan đẹp, xây dựng nhà ở có diện tích, kết

cấu, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh,…

đạt các quy định về nhà ở của Bộ xây dựng và đúng quy hoạch dân cư nông thôn.

4.4.1.3. Giải pháp về kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng, hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao.

- Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kể cả công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông - khuyến lâm và khuyến ngư.

- Thực hiện đồng bộ, liên hoàn cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Trong sản xuất phải chọn ra những khâu cần thiết để cơ giới hóa.

- Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải hết sức cụ thể, thiết thực gắn với sử dụng sau đào tạo, kêu gọi và đưa doanh nghiệp công nghiệp về nông thôn. Tập trung giải quyết việc làm và chuyển đổi nhanh, vững chắc cơ cấu lao động trong nông thôn.

4.4.1.4. Giải pháp về văn hóa - xã hội - môi trường

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải, nước thải, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom. Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn.

- Vận động người dân tham gia các phần việc: tổng vệ sinh theo phát động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt phải được thu gom; xây dựng hầm bioga trong chăn nuôi, hố xí hợp vệ sinh; chôn cất người mất tại nghĩa trang; chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định về môi trường.

- Chăm lo đời sống tinh thần cho người dân nông thôn, phát triển thêm các loại hình văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và

khả năng tham gia của người dân nông thôn, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương.

4.4.1.5. Giải pháp về vốn đầu tư cho chương trình

Vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cũng như Nông thôn mới. Do đó, cần tăng cường đầu tư vốn từ ngân sách cho phù hợp với yêu cầu, vừa để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp. Để huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới KM ở xã Tân Cương cần thực hiện một số nội dung sau:

-Tập trung vốn ngân sách ưu tiên cho xây dựng công trình giao thông, văn hóa, nước sinh hoạt, công tác khuyến nông, trợ giá cước, trợ giá ...

-Khuyến khích tín dụng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản. Tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá đối với một số sản phẩm chiến lược của xã, tỉnh

- Huy động mọi nguồn đóng góp tích cực hơn nữa của dân, hiện nay ở xã Tân Cương vốn có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân do đó cần tích cực huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quản lý có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như đời sống văn hóa của địa phương.

4.4.2 Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện dự án.

- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu do cán bộ công chức xã là trưởng ban chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo xóm thực hiện

- Tập trung xử lý và phối hợp xử lý các điểm nóng về trật tự xã hội nông thôn; đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 4/6/2018 về tổ chức cuộc thi “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu”

- Lập và trình phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, khu sản xuất tập trung, nghĩa trang

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu thu nhập đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch gồm 08 công trình xây dựng đường bê tông với chiều dài 7,5km

- Vận động giải phóng mặt bằng xây dựng vỉa hè khu trung tâm xã - Giao nhiệm vụ hướng dẫn các xóm hoàn thiện hồ sơ công trình đường bê tông cho đồng chí kế toán xây dựng.

- Cán bộ địa chính đo đạc diện tích hiến đất của nhân dân hướng dẫn nhân dân làm thủ tục hiến đất theo quy định.

- Lập kế hoạch thực hiện các tiêu chí chưa đạt

- Tổ chức họp báo cáo tiến độ xây dựng nông thôn mới theo hàng tháng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)