PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai
Từ khi có Luật đất đai 2014 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và xã đề ra.
Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2012-2017.
Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.
Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.
+ Bản đồ địa chính
+ Bản đồ Địa giới hành chính thị trấn Phố Lu.
- Thị Trấn Phố Lu, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000.
- Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.
- Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Bảng 4.2: Bản đồ hiện có của thị trấn Phố Lu
Tên bản đồ Tỷ lệ Số tờ
Bản đồ địa chính
1:10000 1
1:1000 42
1:500 22
(Nguồn: UBND tt Phố Lu) 4.2.2. Hiện trang sử dụng đất đai
Đất gò đồi: Chiếm 42.86% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để xây dựng nhà cửa, trồng cây ăn quả và một số loại cây lâu năm khác.
Đất ruộng: Do tích tụ phù sa của Sông Hồng và các sông suối khác, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mức khá cao, loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây hoa màu.
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2018
STT Hiện Trạng Sử Dụng Đất Diện Tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tổng diện tích tự nhiên 1642,13 100,00
2 Đất nông nghiệp 267,81 16,30
3 Đất sản xuất nông nghiệp 231,32 14,08
4 Đất trồng cây hàng năm 232,61 14,16
5 Đất trồng lúa 219,15 13,34
6 Đất trồng cây hàng năm khác 14,36 0,87
7 Đất trồng cây lâu năm 68,64 4,17
8 Đất lâm nghiệp 28,72 1,74
9 Đất rừng sản xuất 119,59 7,28
10 Đất rừng phòng hộ 30,84 1,87
11 Đất nuôi trồng thuỷ sản 36,42 2,2
12 Đất phi nông nghiệp 66,34 4,04
13 Đất ở 54,36 3,68
14 Đất ở tại nông thôn 60,57 3,68
15 Đất chuyên dùng 92,30 5,62
16 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,52 0,15
17 Đất quốc phòng 2,84 0,17
18 Đất có mục đích công cộng 31,98 1,94
19 Đất giao thông 28,54 1,73
20 Đất thủy lợi 68,26 4,15
21 Đất công trình năng lượng 0 0
22 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,89 0,05
23 Đất cơ sở văn hóa 1,81 0,11
24 Đất cơ sở y tế 4,15 0,25
25 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 3,08 0,18 26 Đất cơ sở thể dục - thể thao 3,52 0,21
27 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,86 0,11
28 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,10 0,31
29 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 51,12 3,11
30 Đất chưa sử dụng 3,41 0,20
31 Đất bằng chưa sử dụng 1,66 0,10
32 Đất đồi núi chưa sử dụng 3,74 0,22
(Nguồn: UBND tt Phố Lu)