1.5.1. Trên thế giới
Năm 2007, Michaei Haake thử nghiệm châm cứu tại Đức đối với đau thắt lưng bao gồm: 387 bệnh nhân tuổi trung bình từ 35 đến 65 tuổi với tiền sử đau thắt lưng mạn tính trong 8 năm, tại tháng thứ 6 tỷ lệ đáp ứng là 42,4% đối với nhóm bệnh nhân châm cứu thông thường [69].
Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của châm cứu đơn thuần đối với đau thắt lưng, cho thấy kết quả 33% có sự cải thiện về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng [70].
Năm 2008, Thomas và Lowe cho thấy thoái hoá cột sống là nguyên nhân gây đau thắt lưng, điều đáng lưu ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau lưng chỉ có 1 – 2
% cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu là một phương pháp Y học được lựa chọn nó kiểm soát được triệu chứng đau. Châm cứu sản xuất ra Edophin Acteyncholine và Serotonin. Tuy nhiên châm cứu nên kết hợp với chương trình luyện tập để đạt kết quả cao hơn [71].
1.5.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc An Vinh nghiên cứu tác dụng giảm đau của phương pháp từ trường kết hợp với điện châm trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, kết quả điều trị tốt [58].
Nghiên cứu của Lê Thế Huy đánh giá kết quả điều trị đau cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng bài thuốc KNC kết hợp siêu âm trị liệu và điện châm kết quả tốt chiếm tỷ lệ 80%, khá chiếm tỷ lệ 13,3%, trung bình chiếm 6,7% [59].
Quang Ngọc Khuê đánh giá tác dụng đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng kết quả điều trị tốt chiếm 63,3%, khá là 23,3%, trung bình là 13,4% [60].
Nghiên cứu của Lê Đình Việt đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu điều trị đau cột sống thắt lưng, kết quả điều trị tốt [61].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thuỷ đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị ĐTL do thoát vị đĩa đệm cho thấy phối hợp hai phương pháp có tác dụng tốt và không gây ra tác dụng không mong muốn nào đáng lưu tâm [36].
Nghiên cứu của Vương Thị Thanh Huyền đánh giá tác dụng của bài thuốc “Bổ huyết trừ phong thang” kết hợp với điện châm điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống, kết quả điều trị 67,6% tốt, 5,9% trung bình [37].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Quỳnh đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hoá cột sống bằng phương pháp điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, kết quả điều trị tốt [38].
Nghiên cứu của Trần Phương Đông đánh giá tác dụng giảm đau, cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng của siêu âm trị liệu kết hợp điện trường châm, xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, kết quả điều trị khá tốt [39].
Nghiên cứu của Phạm Huy Hùng với đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở người tập DS theo phương pháp của BS Nguyễn Văn Hưởng” cho biết độ dẻo cột sống được cải thiện, độ giãn nở lồng ngực tăng có ý nghĩa thống kê so với trước tập. Các chỉ số về hô hấp như dung tích sống, thể tích khí thở ra tối đa giây, chỉ số Tiffeneau đều được cải thiện [40].
Nghiên cứu của Đào Bích Vân với đề tài: “Nghiên cứu tác dụng bài luyện thở bốn thì theo phương pháp Nguyễn Văn Hưởng điều trị cho bệnh nhân sau phẩu thuật cắt thuỳ phổi ở giai đoạn sớm”, sau 15 ngày luyện tập thấy chức năng thông khí phổi của nhóm can thiệp tăng so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Các triệu chứng lâm sàng như đau, ho, sốt, khó thở giảm rõ rệt [41].
Nghiên cứu của Vương Thị Kim Chi với đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của dưỡng sinh góp phần điều chỉnh chứng rối loạn Lipid máu”, sau hai tháng điều trị thấy nồng độ Triglycerid giảm được nhiều nhất (34,29%), có ý nghĩa thống kê với p<0,001; nồng độ Cholesterol giảm được (15,76%), có ý nghĩa thống kê với p<0,01;
nồng độ LDL-C máu giảm được ít (13,77%), có ý nghĩa thống kê với p<0,01; nồng độ HDL-C máu (yếu tố chống Vữa xơ động mạch) tăng được 23,68%, có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [4].
CHƯƠNG 2