I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Kể tên các bộ phận trong hệ bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. Giải thích tại sao hàng ngày mọi người phải uống đủ nước.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết nhanh, đúng các bộ phận trong hệ bài tiết nước tiểu trên hình vẽ - Luôn uống đủ nước, uống nước đã đun sôi
3. Thái độ: Thực hiện tốt uống nước đun sôi và không nhịn tiểu tiện
* GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với sức khỏe con người.
- Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình liên quan bài học
- Mỗi HS một tờ giấy A4 đề vẽ biểu tượng ban đầu về cơ quan bài tiết nước tiểu IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ (5’):
- Kiểm tra bài “Phòng bệnh tim mạch”:
+ Nêu các nguyên nhân bị bệnh thấp tim?
+ Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim?
- Giáo viên nhận xét.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ - Nhận xét
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1 (13’): Biết tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu (PP bàn tay nặn bột) (5 bước)
*Mục tiêu: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tình huống xuất phát, nêu vấn đề.
- Hôm trước cô đã yêu cầu các con về nhà thực hành uống nhiều nước và cảm nhận cơ thể sau khi uống nhiều nước. Bây giờ các con hãy trả lời câu hỏi của cô:
+ Khi chúng ta uống nhiều nước, một lúc sau chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?
- Vậy bộ phận nào trong cơ thể chúng ta thực hiện bài tiết nước tiểu?
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
* Hoạt động cá nhân
- GV: Dựa vào hiểu biết của mình các con hãy mô tả về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu bằng cách vẽ ra giấy A4 trong 3 phút.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết về thiết kế phương án thực nghiệm
* Hoạt động nhóm:
- GV quan sát nhanh để chọn những hình vẽ (các biểu tượng ban đầu khác biệt) của học sinh (vẽ hợp lý, chưa hợp lý, …) khoảng 8 hình của 8HS
- Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận nhóm: Nhận xét từng hình vẽ về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu: Hình vẽ nào hợp lý? Hình nào chưa hợp lý? Vì sao? và ghi vào phiếu học tập trong 5 phút
* Hoạt động cả lớp:
- Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét các hình vẽ: Hình vẽ nào hợp lý? Hình nào chưa hợp lý? Vì sao?
- Yêu cầu HS nêu thắc mắc của mình về
- HS lắng nghe.
+ Sau khi uống nhiều nước một lúc thì thường con muốn đi tiểu.
- HS thực hiện vẽ cơ quan bài tiết nước tiểu theo biểu tượng ban đầu của mình.
- HS hoàn thành và nộp bài cho GV
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm nhận xét
Có nhiều ý kiến khác nhau - HS đề xuất câu hỏi. Ví dụ:
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm
các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu GV kết hợp ghi các câu hỏi đó lên bảng lớp
- Làm thế nào để giải đáp được những câu hỏi này? Các con hãy nêu phương án thực nghiệm.
- Gợi ý HS chọn phương án hiệu quả nhất Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu
* Hoạt động nhóm:
- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận nhóm: Quan sát hình 1 trong SGK: Kể tên và chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ
* Hoạt động cả lớp:
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng chỉ hình vẽ và trình bày.
- Giáo viên cho HS xem tranh cơ quan bài tiết nước tiểu có chú thích đủ các bộ phận.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm mấy bộ phận? Những bộ phận nào?
* Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 5 bộ phận. Đó là: thận trái, thận phải, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, óng đái.
*Hoạt động 2 (14’): Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Mục tiêu: HS biết chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2 SGK trang 23, đọc lời của các nhân vật trong tranh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm 2.
- Nêu tên trò chơi: “Tập làm phóng viên”,
những bộ phận nào?
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy quả thận?
+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có thận trái, thận phải, bóng đái?
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có ích như thế nào cho cơ thể con người ? + Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có hai quả thận không?
+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có bóng đái không..?
- Nêu các phương án thực nghiệm.
VD: Tìm hiểu trên mạng Internet/
Hình vẽ trong SGK/…
- Tìm hiểu trên hình vẽ trong SGK
- Thảo luận nhóm 2: Quan sát hình 1 trong SGK: Kể tên và chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ
- HS thực hiện. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát, so sánh với biểu tượng ban đầu của mình ở bước 2 để nắm được kiến thức
- Trả lời. Nhận xét
- Đọc lời các nhân vật.
- Theo dõi
hướng dẫn cách chơi: 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời các câu hỏi về chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu luật chơi
- Yêu cầu HS chơi trò chơi - Gợi ý câu hỏi:
+ Thận làm nhiệm vụ gì?
+ Nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu HS chơi trước lớp.