C. Vận dụng di truyền quần thể để giải quyết một số câu hỏi, bài tập di truyền
2. Bài tập tính qui luật của hiện tượng di truyền
Bài tập 1:Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/12. B. 3/16. C. 1/9. D. 1/36.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2013) Hướng dẫn:
F1 lai với cây đồng hợp lặn thu được kiểu hình 1:2:1
→ F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb - quả dẹt)
Khi cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 3 loại kiểu hình: 9A-B-: dẹt; 6(3A-bb + 3aaB-):
tròn; 1aabb: bầu dục.
Các cây quả tròn F2 gồm: 1/6AAbb : 2/6Aabb : 1/6aaBB : 2/6aaBb.
Khi giảm phân tạo ra các giao tử với tỉ lệ: 1/3Ab; 1/3aB; 1/3ab
→ Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thì F3= (1/3Ab; 1/3aB; 1/3ab) x (1/3Ab; 1/3aB; 1/3ab)
Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là 1/3ab x 1/3ab = 1/9.
Bài tập 2:Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ
A.
25/64. B. 39/64. C. 1/4. D. 3/8.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2013) Hướng dẫn:
Các con cái cánh ngắn (P) có kiểu gen aa khi giảm phân luôn cho giao tử a nên thành phần kiểu gen ở F1 là 75%Aa : 25%aa.
→ tần số alen A = 3/8; a = 5/8.
Cho F1giao phối ngẫu nhiên thì F2 = (3/8A; 5/8a) x (3/8A; 5/8a)
→ ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ 5/8 x 5/8 = 25/64.
Bài tập 3:Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2014) Hướng dẫn:
Tỉ lệ kiểu hình F2 = 3:1, vảy trắng đều là cái → cặp NST giới tính ở con cái là XY.
P: ♀XaY x ♂XAXA → F1: 1/2♂XAXa : 1/2♀XAY.
Cho F1 giao phối với nhau: ♂XAXa x ♀XAY
→ F2: 1/4♂XAXA : 1/4♂XAXa : 1/4♀XAY: 1/4♀XaY (tỉ lệ KG F2 là 1:1:1:1→B sai) Khi cho F2 giao phối ngẫu nhiên, F3 = ♂(1/2XAXA : 1/2XAXa) x ♀(1/2XAY: 1/2XaY)
G: ♂(3/4XA:1/4Xa) ♀(1/4XA:1/4Xa:1/2Y) Ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 1/4Xa x 1/2Y = 1/8 → A sai.
Ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 3/4XA x 1/2Y = 3/8 → C sai.
Ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 3/4XA x (1/4XA + 1/4Xa) + 1/4Xa x 1/4XA = 7/16
→ D đúng.
Bài tập 4:Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75%
cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 18,75%. B. 25%. C. 37,5%. D. 12,5%.
(Trích đề thi Tuyển sinh đại học năm 2014) Hướng dẫn:
Khi cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 cân bằng di truyền.
→ Cấu trúc di truyền của F2: 7/16A- : 9/16aa. Tần số alen a =
4 / 16 3
9 =
→ A = 1/4.
→ Thành phần kiểu gen của F2: 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa
Trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ 6/16 = 37,5%.
Bài tập 5:Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 87,5% cây thân
cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 23,4375%. B. 87,5625%. C. 98,4375%. D. 91,1625%.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2016) Hướng dẫn:
P: Các cây thân cao, hoa trắng × các cây thân thấp, hoa trắng (xAb/Ab : yAb/ab) × ab/ab
G: (x + y/2)Ab, y/2ab 1ab F1: (x + y/2)Ab/ab : y/2ab/ab
Tỉ lệ kiểu hình gồm: (x + y/2) cây thân cao, hoa trắng : y/2 cây thân thấp, hoa trắng Theo giả thiết, ta có: x + y/2 = 87,5% và y/2 = 12,5%
→ x = 0,75 và y = 0,25
→ Các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P có tỉ lệ 0,75Ab/Ab : 0,25ab/ab.
Nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì ta sẽ có phép laisau:
P: (0,75Ab/Ab : 0,25ab/ab) × (0,75Ab/Ab : 0,25ab/ab) G: 0,875Ab, 0,125ab 0,875Ab, 0,125ab
→ Đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ Ab/Ab + Ab/ab = 0,875 × 0,875 + 2 × 0,875 × 0,125 = 0,984375 = 98,4375%.
Bài tập 6:Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen là 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau đây về cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F1, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Có tối đa 10 loại kiểu gen.
(2) Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen chiếm tỉ lệ 13,75%.
(3) Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ 32,3%.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2016) Hướng dẫn:
P: 0,3AABb : 0,2AaBb : 0,5Aabb
Tự thụ: 0,3(AABb × AABb) : 0,2(AaBb × AaBb) : 0,5(Aabb × Aabb)
F1: 0,3(1/4AABB : 2/4AABb : 1/4AAbb) : 0,2(1/16AABB : 1/16AAbb : 1/16aaBB : 1/16aabb :2/16AaBB : 2/16AABb : 2/16Aabb : 2/16aaBb : 4/16AaBb) : 0,5(1/4AAbb : 2/4Aabb : 1/4aabb)
Ở thế hệ F1, có tối đa 9 loại kiểu gen → Dự đoán (1) sai.
Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen (aabb) sẽ chiếm tỉ lệ = 0,2 ×1/16 + 0,5 × 1/4 = 0,1375 = 13,75%.→ Dự đoán (2) đúng.
Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng (AAbb, Aabb, aaBB, aaBb) sẽchiếm tỉ lệ = 0,3 × 1/4 + 0,2 × (1/16 + 1/16 + 2/16 + 2/16) + 0,5 × (1/4 + 2/4) = 0,525 = 52,5%.→ Dự đoán (3) sai.
Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội (AAbb, aaBB, AaBb) sẽ chiếm tỉ lệ = 0,3 × 1/4+ 0,2 × (1/16 + 1/16 + 4/16) + 0,5 × 1/4 = 27,5%.→ Dự đoán (4) sai.
Bài tập 7:Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2016) Hướng dẫn:
Theo giả thiết, ta có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P: xAA : 0,8Aa : yaa (x + y = 1 – 0,8 =0,2)
→ Cấu trúc di truyền ở F5là: (x + 0,8× 2 2 1− 15
)AA : (0,8×
25
1
)Aa : (y + 0,8× 2 2 1− 15
)aa= (x + 0,3875)AA : 0,025Aa : (y + 0,3875)aa
→ Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P) → (1) đúng.
→ Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P)→ (3) đúng.
Vì đây là quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác nên tần số alen A và a sẽ không đổi qua các thế hệ. → (2) đúng.
Cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ n là:(x + 0,8× 2 2 1− 1n
)AA : (0,8×
2n
1 )Aa :
(y + 0,8× 2 2 1− 1n
)aa→ Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử = |(x + 0,8× 2 2 1− 1n
) -
(y + 0,8× 2 2 1− 1n
)| = |x - y| → luôn không đổi. → (4) đúng.
Vậy cả 4 dự đoán (1), (2), (3) và (4) đều đúng.
Bài tập 8:Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là
A. 1/40. B. 23/180. C. 1/8. D. 1/36.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2016) Hướng dẫn:
Thế hệ xuất phát P: 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa (kiểu hình: 0,9 lông đen : 0,1 lông trắng) Theo giả thiết, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác nên sự giao phối ở thế hệ P sẽ diễn ra như sau:
0,9[(0,6/0,9AA : 0,3/0,9Aa) × (0,6/0,9AA : 0,3/0,9Aa)] : 0,1(aa × aa)
↔ 0,9[(2/3AA : 1/3Aa) × (2/3AA : 1/3Aa)] : 0,1(100%aa)
↔ 0,9[(5/6A : 1/6a) × (5/6A : 1/6a)] : 0,1aa
→ Thế hệ F1 sẽ có cấu trúc di truyền là 0,625AA : 0,25Aa : 0,125aa
→ Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng (aa) ở F1 là 0,125 = 1/8.
Bài tập 9:Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:
P 1/5 2/5 2/5
Cho rằng quần thể này không chịu tác động của nhân tố đột biến, di- nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B.
Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn nghiêm ngặt.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, Mã đề 202) Hướng dẫn:
So sánh tần số alen A và a từ P→F3 ta thấy: tần số alen a tăng lên, A giảm
→ cây hoa đỏ (AA) không sinh sản → Loại A và C.
F1 cân bằng di truyền nên quần thể giao phấn ngẫu nhiên → chọn B.
Bài tập 10:Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80%. Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình
lặn chiếm 35%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở P có tần số alen trội bằng tần số cuả alen lặn.
II. Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
III. Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 75%.
IV. Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, thu được đời con có 18,75%
số cá thể mang kiểu hình lặn.
A.
3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, Mã đề 202) Hướng dẫn:
Kiểu hình lặn ở P: aa = 1 - 0,8 = 0,2
Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình lặn aa = 0,35 Gọi d là tần số kiểu gen Aa ở P, ta có kiểu hình lặn ở F1 là:
0,35 =0,2 + 2 2 1−1
x d→d = 0,6 → P: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
I đúng.
II sai.
Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 0,6/0,8=0,75 → III đúng.
Khi cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn:
0,2/0,8(AA x AA) → 0,2/0,8AA.
0,6/0,8(Aa x Aa)→ 0,6/0,8( 1/4AA:2/4Aa:1/4aa)
→ đời con có 0,6/0,8 x (1/4aa) = 0,1875 số cá thể mang KH lặn →IV đúng.
Bài tập 11:Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4 cây hoa đỏ : 4 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3
có số cây hoa hồng chiếm tỉ lệ 10/27.
A.
4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, Mã đề 202) Hướng dẫn:
F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9: 6 : 1.
→ F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb - hoa đỏ)
F2 gồm: 9A-B-: đỏ; 6(3A-bb + 3aaB-): hồng; 1aabb: trắng.
Xét các phát biểu:
I. F2 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ. Đúng. Vì các cây hoa đỏ F2 gồm:
1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4 AaBb.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở F2, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2/3. Đúng. Vì các cây hoa hồng F2 gồm: 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb → dị hợp = 2/6 + 2/6 = 2/3.
Khi cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng:
(1/9AABB: 2/9AaBB: 2/9AABb: 4/9AaBb) x aabb G: (4/9 AB : 2/9 Ab: 2/9 aB : 1/9 ab) x ab
→ 4 đỏ : 4 hồng : 1 trắng → III đúng.
Cho các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa đỏ ở F2:
hồng (1/6AAbb:2/6Aabb:1/6aaBB:2/6aaBb) x đỏ (1/9AABB:2/9AaBB:2/9AABb:4/9AaBb) G: (1/3 Ab : 1/3 aB : 1/3 ab) ( 4/9 AB : 2/9 Ab: 2/9 aB : 1/9 ab)
→ Hoa hồng = 1/3Ab x 2/9 Ab + 1/3Ab x 1/9 ab + 1/3 aB x 2/9 aB + 1/3 aB x 1/9 ab + 1/3ab x 2/9Ab + 1/3ab x 2/9 aB ) = 10/27 → IV đúng.
Bài tập 12: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy đinh hoa trắng. Hai cặp gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ
II. Cho một cây thân cao, hoa trắng tự thụ phấn, có thể thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 75%
III. Cho một cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu thu được đời con có 4 loại kiểu hình thì số cây thân cao, hoa trắng ở đời con chiếm 18,75%
IV. Cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
(Trích đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018) Hướng dẫn:
I. Đúng. Kiểu hình thân cao, hoa đỏ: (A-B-) có loại 4 kiểu gen:
AABB, AABb, AaBB, AaBb
II. Đúng. Cây thân cao hoa trắng A-bb có loại 2 kiểu gen: AAbb : Aabb - Nếu cây Aabb tự thụ phấn 1
⇒F
: 75% thân cao hoa trắng: 25% thân thấp hoa trắng - Nếu cây AAbb tự thụ phấn 1
⇒F
: 100% thân cao hoa trắng
III. Đúng. Thân cao hoa đỏ tự thụ phấn thu được 4 loại kiểu hình ở đời con ⇒
Thân cao
hoa đỏ dị hợp hai cặp gen AaBb→ Tỉ lệ thân cao, hoa trắng là
3 18, 75%
8=
IV. Đúng. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn (aabb) - Trường hợp 1: AABB aabb× →100AaBb(1 loại kiểu hình)
- Trường hợp 2: AABb aabb× →1AaBb :1Aabb
(2 loại kiểu hình) - Trường hợp 3: AaBB aabb× →1aaBb :1AaBb
(2 loại kiểu hình) - Trường hợp 4: AaBb aabb× →1AaBb :1Aabb :1aaBb :1aabb
(4 loại kiểu hình)
Bài tập 13: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: AA aa× , thu được các hợp tử 1
F
. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử 1
F
, sau đó cho phát triển thành các cây 1 F
. Cho các cây 1 F
tứ bội tự thu phấn, thu được 2
F
. Cho tất cả các cây 2 F
giao phấn ngẫu nhiên, thu được 3 F
. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở 3
F là
A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng
(Trích đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018) Hướng dẫn:
P : AA aa× →Aa
F1
→ 1 F
tứ bội (AAaa)
1 1
F F : AAaa AAaa× ×
Thể tứ bội AAaa giảm phân tạo ra các loại giao tử
1 4 1
AA : Aa : aa
6 6 6
F :1AAAA : 8AAAa :18AAaa : 8Aaaa :1aaaa2
Cho 2 F
giao phấn ngẫu nhiên:
(1AAAA; 8AAAa; 18AAaa; 8Aaaa; 1aaaa) x (1AAAA; 8AAAa; 18AAaa; 8Aaaa; 1aaaa)
G: 2/9AA; 5/9Aa; 2/9aa 2/9AA; 5/9Aa; 2/9aa
→ Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở 3 F
là:
2 2 4
9 9× = 81
→ Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở 3 F
là:
4 77 1−81 81=
Bài tập 14: Một loại tính trạng, chiều cao cây do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định; màu hoa do cặp gen D, d quy định. Cho cây P tự thụ phấn, thu được 1
F
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P dị hợp tử về 3 cặp gen đang xét
II. F1có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa vàng
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa vàng ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa vàng ở F1, xác suất lấy được cây dị hợp tử về 3 cặp gen là 2/3.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
(Trích đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2018) Hướng dẫn:
+ Xét sự di truyềntừng tính trạng:
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình tính trạng chiều cao cây ở 1 F
:9 cao : 7 thấp ⇒Pdị hợp hai cặp gen AaBb AaBb×
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình màu sắc hoa ở 1 F
có 3 vàng : 1 trắng ⇒P di hợp Dd Dd× + Xét tỉ lệ kiểu hình chung: 6 : 6 : 3:1≠(9 : 7 3:1) ( )
→ P dị hợp 3 cặp gen trong đó cặp gen (Dd) liên kết với cặp Aa (hoặc Bb) → I đúng.
Vì vai trò của A và B như nhau nên ta chỉ xét 1 trường hợp cặp Aa liên kết với Dd còn cặp Bb phân li độc lập.
+ 1 F
có kiểu hình cây cao, hoa trắng ( 16 B 3 d Ad −=
− )
→ A liên kết với d → kiểu gen của P:
aDBb Ad
+ kiểu hình thân cao, hoa vàng có 2 loại kiểu gen
aDBb và Ad aDBB Ad
→ II đúng.