Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và tất cả giáo viên tham gia và thực hiện tốt mục tiêu PCGD tiểu học đúng độ tuổi, tổ chức phân công giáo viên vận động học sinh ra lớp ngày từ đầu năm học, thực hiện tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động đạt 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Nhà trường thường xuyên kết hợp với các tổ chức và cá nhân để có biện pháp hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Hàng năm nhà trường đã tiến hành điểu tra rà soát hồ sơ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đúng thời gian quy định, có biện pháp duy trì sĩ số, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Kết quả đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1(năm 2011).
2. Điểm yếu:
Do địa bàn rộng nên công tác điều tra phổ cập còn gặp một số khó khăn.
Một số HS có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo và cận nghèo, các em vẫn còn thiếu đồ dùng, sách vở, thiếu sự quan tâm của gia đình, do cha mẹ phải bận mải mưu sinh, giao phó việc học tập cho nhà trường.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Trong năm học này và những năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng về công tác PCGD tiểu học đúng độ tuổi, phát huy
những kết quả đã đạt được để duy trì phổ cập mức độ 1. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương để thực hiện công tác điều tra phổ cập hằng năm, thực hiện tốt công tác vận động học sinh ra lớp. Phấn đấu đến năm 2017 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 về công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.
4. Những điểm chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.
1. Điểm mạnh:
Học sinh xếp loại trung bình đạt 98,76% xếp loại khá 38,82% xếp loại xuất sắc 29,89% đúng quy định. Tỷ lệ học sinh đạt từ trung bình, khá, giỏi đều vượt kế hoạch chỉ tiêu đầu năm. Hằng năm nhà trường đều có học sinh đạt giải trong các kì thi.
2. Điểm yếu:
Tỷ lệ học sinh giỏi qua các năm giữa các khối lớp chưa đồng đều.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Nhà trường tiếp tục duy trì và thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên quan tâm nhiều hơn đến công tác rèn luyện học sinh yếu trong thời gian tới. Tăng cường và khuyến khích giáo viên tìm ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu. Đồng thời tham mưu với lãnh đạo cấp trên trang bị thêm cơ sở vật chất để tăng cường số lớp học 2 buổi/ ngày đạt 100% theo quy định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
4. Những điểm chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh;
b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định;
c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Điểm mạnh:
Hai điểm trường nằm chủ yếu trên tuyến lộ nối liền với xã, khá gần trạm y tế là thuận lợi lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe và tuyên truyền , giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Các hình thức tuyên truyền, giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh của nhà trường đa dạng, phong phú: trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, phát thanh măng non, sinh hoạt lớp, giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đem lại hiệu quả cao. Hàng năm đều duy trì việc khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường được nhà trường quan tâm, từ đó tạo cho học sinh có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh và vệ sinh trường lớp luôn xanh- sạch- đẹp.
2. Điểm yếu:
Công tác tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe cho học sinh chưa sâu sát từ đó dẫn đến việc thăm khám bệnh theo định kỳ cho học sinh chưa đạt 100%.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Nhà trường tiếp tục duy trì các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh; thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường và ngoài cộng đồng.
Năm học 2015-2016, nhà trường tiếp tục phối hợp với trạm y tế xã Vĩnh Phong, phối hợp với Ban đại diện CMHS để thực hiện công tác tuyên truyền sâu sát tới HS và CMHS về việc khám bệnh, tiêm chủng phòng bệnh cho HS để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi cho trẻ em. Đồng thời tham mưu với cấp trên xin biên chế y tế đúng chuyên môn.
4. Những điểm chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90%
trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35%
trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;
c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
1. Điểm mạnh:
Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 99,51%. HS lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học 05 năm liền kề đều đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh hoàn thành xuất sắc chương trình lớp học (giỏi) và học sinh hoàn thành tốt chương trình lớp học (tiên tiến) đạt 406/614 tỷ lệ 66,12%. Học sinh tham gia đầy đủ và có chất lượng trong các hội thi, giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức và đạt thành tích cao như: viết chữ đẹp, văn hay chữ tốt.
2. Điểm yếu:
Số lượng học sinh tham gia và đạt giải một số phong trào còn thấp như toán tuổi thơ và một số hội thi khác do huyện đoàn tổ chức. Nguyên nhân là do GV còn thiếu kinh nghiệm, chưa có năng khiếu về lĩnh vực môn thi. Học sinh chưa tiếp cận được nhiều hình thức tổ chức của các môn thi, từ đó khi tham gia còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Năm học 2015-2016, nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ học sinh đạt các danh hiệu Hoàn thành xuất sắc chương trình lớp học (giỏi), Học sinh Hoàn thành tốt chương trình lớp học (tiên tiến). Nhà trường có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng HS giỏi môn Toán, Tiếng Việt và HS năng khiếu từ các khối 1 đến khối 5 để phân công GV bồi dưỡng ngay từ đầu năm học.
Nhà trường chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch và quan tâm tới việc rèn toán cho học sinh và thường xuyên kiểm tra HS hàng tuần. Tổ chức nhiều phong trào cho giáo viên học sinh tham gia đạt hiệu quả.
4. Những điểm chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
1. Điểm mạnh:
Giáo viên thực hiện giáo dục rèn kỹ năng sống cho các em và việc giáo dục kỹ năng sống rất phù hợp với độ tuổi của học sinh từ khối 1 đến khối 5. HS được hình thành và vận dụng kỹ năng sống trong môi trường học tập và giao tiếp thông qua quá trình học tập theo nhóm của chương trình VNEN giúp học sinh tự tin trong giao tiếp, biết hợp tác giữa cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm, học sinh được thể hiện mình trước tập thể qua quá trình học tập.
2. Điểm yếu:
HS thể hiện kỹ năng sống trong học tập, trong giao tiếp còn hạn chế.
Nguyên nhân là lứa tuổi HS còn nhỏ, gia đình HS chưa thường xuyên quan tâm tới công tác này.
Số lượng và chất lượng đồ dùng học tập của học sinh sưu tầm và tự làm chưa cao. Do các em còn nhỏ, ít tham gia những công việc này ở gia đình nên chưa có môi trường làm quen, thể hiện.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Trong những năm học tới, nhà trường tiếp tục duy trì công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục tới CMHS để CMHS tạo điều kiện, tạo cơ hội cho các em được hình thành và thể hiện kỹ năng sống ngay từ lớp 1.
Tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích học sinh tự sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập. Tổ chức các hội thi tự làm đồ dùng học tập trong học sinh.
4. Những điểm chưa rõ: Không 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Đánh giá chung(về Tiêu chuẩn5):
- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường: Nhà trường đã tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng chương trình, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho HS và thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Trong các năm học gần đây, chất lượng dạy học đã ổn định và có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 99,51%. Tỷ lệ HS loại khá, giỏi đạt trên 60% và HS tham gia các phong trào đạt thành tích cao. HS được giáo dục rèn luyện và thể hiện kỹ năng sống trong môi trường học tập và giao tiếp. HS được giáo dục phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe.
- Điểm yếu cơ bản của nhà trường: Tuy chất lượng giáo dục chung của nhà trường đạt mục tiêu giáo dục đề ra nhưng chưa đồng đều giữa các khối (tỷ lệ HS lên lớp toàn trường đạt 99,51% trở lên song tỷ lệ HS lên lớp khối một chỉ đạt 97,77%). Một số phong trào số lượng HS tham gia ít và chưa đạt giải. Cơ sở vật chất phòng học để dạy phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi chưa được thuận tiện; Kinh phí bồi dưỡng cho GV trong ôn luyện đội tuyển HS giỏi, HS năng khiếu còn hạn chế; Việc tổ chức cho HS tham quan thực tế còn ít chưa nhiều.
Trường có nhiều điểm lẻ nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ chưa tập trung, chưa thu hút HS; Công tác phổ cập còn gặp khó khăn. Mặc dù có nhiều quan tâm nhưng trường vẫn còn HS thiếu đồ dùng, sách vở; Tỷ lệ học sinh giỏi qua các năm giữa các khối lớp chưa đồng đều; Công tác tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe cho HS chưa sâu sát từ đó dẫn đến việc thăm khám bệnh theo định kỳ cho HS chưa đạt 100%; Kỹ năng sống trong học tập, trong giao tiếp của HS lớp 1 còn hạn chế. GV còn thiếu kinh nghiệm, chưa có năng khiếu về lĩnh vực môn thi và HS chưa tiếp cận được nhiều hình thức tổ chức của các môn thi, từ đó khi tham gia còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
- Kiến nghị đối với trường: Đơn vị cần thực hiện đúng kế hoạch cải tiến đã đề ra.