Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và xây dựng đại hợp (Trang 23 - 28)

1.4.1 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm xây lắp, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên của toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Trong xây dựng cơ bản, Do tổ chức sản xuất mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm xây lắp đều có dự toán, thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ mở các phiếu tính giá thành, tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập.

Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã được xác định, căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, Đặc điểm sản xuất sản phẩm và cách tổ chức công tác kế toán, doanh nghiệp xác định kỳ tính giá thành để đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành được xác định tùy thuộc vào tính chất sản phẩm cụ thể:

+ Đối với các đơn vị đặt hàng, công việc được coi là hoàn thành thù kỳ tính giá thành bắt đầu từ khi sản xuất theo đơn đặt hàng đến khi hoàn thành đơn đặt hàng đó.

+ Đối với hạng mục công trình xây dựng thì kỳ tính giá thành phụ thuộc vào kỳ thanh toán sản phẩm hoàn thành cho bên giao thầu. Vì vậy, sau khi công trình hoàn thành được nghiệm thu thanh toán mới tính giá thành thực tế của sản phẩm.

+ Đối với công trình lớn, thời gian thi công kéo dài thì chỉ khi nào một bộ phận công trình hoàn thành, có giá trị sử dụng và được bàn giao thanh toán thì mới tính giá thành thực tế sản phẩm.

Sinh viên: Nguyễn thị thu Hằng - Lớp QTL 302K 24 Như vậy, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm mà kỳ tính giá thành có thể là thời điểm cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý, cuối mỗi năm hoặc là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm đã hoàn thành...

1.4.2 Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Để phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm xây lắp định kỳ(tháng,quý...) doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đã hoàn thành hay còn dở dang.

Do việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ khó đạt được sự chính xác tuyệt đối nên tùy thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, kế toán có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau:

+ Những hạng mục công trình được quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang chính là tổng chi phí sản xuất phát sinh từ thời điểm khởi công cho đến thời điểm kiểm kê đánh giá.

+ Những hạng mục công trình được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì sản phẩm dở dang là giá trị các giai đoạn xây dựng và lắp đặt, các giai đoạn xây dựng cơ bản chưa hoàn thành được đánh giá theo chi phí sản xuất thực tế tính theo công thức sau:

Giá trị SPDD cuối

kỳ

=

Chi phí sản xuất của giai

đoạn xây dựng DD đầu kỳ + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ

* G Tổng giá dự toán của các giai đoạn xây

dựng tính theo mức độ hoàn thành

Trong đó: G : Giá dự toán của các giai đoạn xây dựng dở dang cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành

Sinh viên: Nguyễn thị thu Hằng - Lớp QTL 302K 25 1.4.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hay hệ thống các phương pháp sử dụng để tính giá thành sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính giá thành sản phẩm. Hiện nay, trong các doanh nghiệp xây lắp sử dụng một số phương pháp sau:

1.4.3.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp ( Phương pháp giản đơn)

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Nếu sản phẩm dở dang không có hoặc quá ít và ổn định không cần đánh giá thì tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cho từng đối tượng tính giá thành là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Nếu cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang không cố định và cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang , khi đó công thức tính giá thành là:

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

=

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

+

Giá trị sản xuất phát sinh trong kỳ

-

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp các công trình lớn, phức tạp, do các đội xây dựng khác nhau thực hiện. Đối tượng tập hợp chi phí là các đội sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm cuối cùng.

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:

Z= C1 + C2 + ...+ Cn

Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành

C1,C2,...Cn: Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hoặc hạng mục công trình.

Sinh viên: Nguyễn thị thu Hằng - Lớp QTL 302K 26 1.4.3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dịch vụ xây lắp theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Vì vậy, sản xuất kinh doanh được tiến hành theo đơn đặt hàng của khách hàng cho nên đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí thích hợp nhất là theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là mỗi đơn đặt hàng.

Việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ xây lắp của mỗi đơn vị đặt hàng chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi như sản phẩm dở dang. Đối với những đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí sản xuất tập hợp được theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

1.4.3.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, dự toán công trình được duyệt để tính giá thành định mức, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và thoát ly định mức, tính giá thành thực tế của sản phẩm.

Giá thành thực tế sản phẩm

= Giá thành định mức sản phẩm

+ (-)

Chênh lệch định mức

+ (-)

Thay đổi định mức

Đây là phương pháp tiên tiến phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, kịp thừi phát hiện ra các chi phí thoát ly định mức để đua ra biện pháp khắc phục. Có thể nói phương pháp này phù hợp với ngành xây dựng, Nhưng để phát huy tốt cần có một số điều kiện đi kèm như các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối chính xác, trình độ tổ chức và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tương đối vững vàng, hệ thống quản lý chính xác , thống nhất trong đơn vị.

1.4.4 Tổ chức kế toán giá thành sản phẩm xây lắp

Sinh viên: Nguyễn thị thu Hằng - Lớp QTL 302K 27 Trong các doanh nghiệp xây lắp, khi khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán xác định giá thành thực tế khối lượng công tác hoàn thành theo công thức:

Giá thành thực tế khối lượng công tác XL hoàn thành bàn giao

=

Chi phí sản xuất dở dang

đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

-

Chi phí sản xuất dở dang

cuối kỳ

* Tài khoản sử dụng:

Các chi phí phục vụ cho xây lắp công trình, hạng mục công trình được kết chuyển hoặc phân bổ vào tài khoản : TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tính giá thành.

Và các tài khoản liên quan: TK 632, TK 155...

Sơ đồ 1.7: Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp

621 154 155

Kết chuyển CPNVLTT Giá thành SPXL hoàn thành chờ bàn giao cho A

622

Kết chuyển CPNCTT

336

623

Kết chuyển CPSDMTC Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao cho đơn vị thầu chính 627 632 Kết chuyển CPSXC Giá thành SPXL hoàn

Thành bàn giao cho bên A

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thương mại và xây dựng đại hợp (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)