3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.2. Phương pháp theo dõi
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
- Phương pháp áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
* Về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái
Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy định và được chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn lợn nái hậu bị + Giai đoạn lợn nái chửa + Giai đoạn lợn nái đẻ
Kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi lợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau:
+ Giai đoạn lợn nái hậu bị
Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống của trại.
Chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ, nền chuồng bằng phẳng không bị đọng nước, có đủ nước cung cấp cho lợn uống tự do bằng núm van thẳng.
Mức cho ăn: 2,2 kg/con/ngày, loại cám 567SF, kết hợp thường xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
+ Giai đoan lợn nái chửa
Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe mạnh thì chăm sóc lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.
Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn:
- Nái chửa kỳ 1 (từ tuần 1 đến tuần 13)
Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát triển chậm.
Chuồng trại nuôi lợn nái chửa kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt riêng mỗi con 1 ô chuồng.
Thức ăn cho lợn là cám 566SF. Mỗi con cho ăn 1,6 – 2.5kg/con/ngày.
- Nái chửa kỳ 2 (từ tuần 15 đến khi đẻ):
Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển trong giai đoạn này.
Thức ăn của lợn là cám 567SF. Lượng thức ăn cho ăn: 2,2kg/con/ngày.
Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái có chửa Loại lợn Loại cám Tiêu chuẩn cám Kg/con/ngày
Đực hậu bị 567SF 2.5
Đực khai thác 567SF 3.0
Nái hậu bị chờ phối 567SF 2.4
Nái cai sữa 567SF 3.0
Nái mang thai Từ 1-4
tuần
Từ 5- 12 tuần
Từ 13
tuần Từ 15 tuần Nái hậu bị mang thai 566SF 2.2 1.6 2.2 2.2- 567SF Nái dạ mang thai 566SF 2.2 1.6 2.5 2.5- 567SF Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại cám tùy theo thể trạng lợn.
Thức ăn cho nái mang thai phải kiểm soát được độc tố nấm mốc và các chất dinh dưỡng sao cho không gây táo bón, không nứt móng, chất lượng phải ổn định liên tục.
Thường xuyên vệ sinh máng ăn để hạn chế nấm mốc phát triển.
- Công tác chăm sóc lợn nái chửa
Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng trộn thuốc BMD vào cám cho lợn nái ăn.
- Chuồng trại:
Bố trí chuồng trại sao cho khu nuôi dưỡng nái mang thai được yên tĩnh, ít bị kích động bởi các hoạt động khác trong trại. Chuồng nuôi phải được thiết kế tạo sự thông thoáng cho nái mang thai được ngủ nhiều, đặc biệt là giai đoạn gần đẻ. Nền chuồng khô ráo, có độ nhám thích hợp, không trơn trượt.
Lưu ý: Cung cấp đủ nước sạch và mát cho nái mang thai, khoảng 11lít/con/ngày. Thường xuyên quan sát tình trạng vôi trong nước tiểu và mủ từ âm hộ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
+ Giai đoạn lợn nái đẻ - Chăm sóc lợn mẹ:
Trước khi đẻ ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày thì phải đưa lợn chửa lên chuồng đẻ để chờ đẻ. Căn cứ vào ngày đẻ dự kiến dưới chuồng bầu mà xếp theo các ô chuồng. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.
Phân công trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo, nước sạch, mát và đủ. Thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ và sau đẻ.
Bảng 3.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ
Trước/sau ngày đẻ
Đối với nái dạ Đối với nái hậu bị Khẩu phần
(kg/con/ngày)
Khẩu phần (kg/con/ngày) Sáng Chiều Tổng Sáng Chiều Tổng
Trước đẻ 4 ngày 1,5 1,5 3,0 1,2 1,0 2,2
Trước đẻ 3 ngày 1,5 1,0 2,5 1,0 1,0 2,0
Trước đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7
Trước đẻ 1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5
Ngày đẻ 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0
Sau đẻ 1 ngày 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0
Sau đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0
Sau đẻ 3 ngày 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 3,0
Sau đẻ 4 ngày 2,0 2,0 4,0 2,0 2,0 4,0
Sau đẻ 5 ngày 2,5 2,5 5,0 2,5 2,5 5,0
Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.
* Về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con
Đàn lợn con tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định và quy trình được chia làm 3 giai đoan:
+ Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi + Lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi + Lợn con cai sữa (21 ngày tuổi)
Cần kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn nuôi lợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể như sau:
+ Lợn con từ 1 - 4 ngày tuổi.
Lợn con sau 24h cho uống khánh sinh amoxicol (được pha với nước muối sinh lý ), cá thể nào có biểu hiện tiêu chảy cho uống thêm Oserol (pha với nước muối sinh lý)
Lợn được cho uống thuốc phòng đến hết 3 ngày tuổi.
4 ngày sau đẻ lợn con được cho uống cầu trùng.
Sau đẻ 24h tiến hành mài nanh, tiêm sắt - cắt đuôi, bấm tai lợn con.
+ Lợn con từ 5 – 21 ngày tuổi.
Lợn con bắt đầu được cho tập ăn sớm (đặt máng ăn trong ô chuồng lợn con và cho một ít thức ăn để lợn làm quen với thức ăn, sau khi lợn đã ăn được ta tăng dần lượn thức ăn), tại trang trại sử dụng cám 550 và 550P để cho lợn con tập ăn.
Lợn con được 6 ngày tuổi ta bắt đầu thiến lợn đực
Lợn con sau khi được 14 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin Myco + Circo Lợn con được 21 ngày tuổi, tiến hành làm vắc xin dịch tả .
Trong thời gian này hàng ngày lợn được điều trị hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác ( thiếu sắt, xù lông , khớp …)
+ Lợn con cai sữa ( 21 ngày tuổi)
Khi lợn đã được 21 ngày tuổi sau khi làm vắc xin, tiến hành cai sữa đối với những cá thể đạt khối lượng từ 5 kg đến 7 kg.
Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại
Loại lợn Tuổi Vắc-xin Phương
Pháp Liều/con Công ty
Lợn hậu bị và lợn đực thay
thế
Sau khi nhập về 0 - 7
ngày PRRS(1) Tiêm bắp 2ml Boehringer
Sau khi nhập về 7 - 14
ngày Pavo(1)
Tiêm bắp 2ml MSD
Tiêm bắp 5ml* Zoetis
Sau khi nhập về 14 - 21
ngày CS.F Tiêm bắp 2ml Ceva/Choong
ang
Sau khi nhập về 21 - 28 ngày
AD Tiêm bắp 2ml MSD
FMD(1) Tiêm bắp 2ml Merial
Sau khi nhập về 28 - 35
ngày PRRS(2) Tiêm bắp 2ml Boehringer
Sau khi nhập về 35 - 42 ngày sau khi tiêm vắc xin PRRS mũi 2 ít nhất
30 ngày
Pavo(2) Tiêm bắp 2ml MSD
Tiêm bắp 5ml* Zoetis
FMD (2) Tiêm bắp 2ml Merial
Chuyển Lợn
Lợn nái
Mang thai tuần thứ 10 CS.F Tiêm bắp 2ml Ceva/Choong ang Mang thai tuần thứ 12 FMD Tiêm bắp 2ml Merial Tổng đàn tháng 3,7,11 PRRS Tiêm bắp 2ml Boehringer
Tổng đàn tháng 4,8,12 AD Tiêm bắp 2ml MSD
Lợn con
10 – 14 ngày
Myco Tiêm bắp 2ml
Circo Tiêm bắp 2ml
21 ngày SVF1 Tiêm
bắp 2ml
Lịch sát trùng tại trại được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Lịch sát trùng áp dụng tại trại Thứ
Trong chuồng
Ngoài Chuồng
Ngoài khu vực chăn
nuôi Chuồng nái
chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly Thứ
2
Quét dọn
và rắc vôi Quét dọn Quét dọn
và rắc vôi Thứ
3
Quét dọn và rắc vôi
Đổ vôi nền
chuồng Phun sát trùng Phun sát trùng
Phun sát trùng toàn bộ khu
vực Thứ
4
Phun sát Trùng
Phun sát trùng
Quét hoặc rắc vôi đường đi
Quét dọn và rắc vôi Thứ
5
Xả vôi
nền gầm Quét dọn Quét dọn
và rắc vôi Rắc vôi Thứ
6
Quét dọn và rắc vôi
Đổ vôi nền
chuồng Quét dọn Quét dọn và rắc vôi
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại
Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái, lợn con. Chúng tôi tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng.
Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...), tình trạng sức khỏe lợn con, khả năng vận động.