Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết từ lá long não cinnamomum camphora tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 23 - 26)

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới

Năm 1747, Emerson đã đề xuất dung chế phẩm dạng dầu để bảo quản gỗ, sớm hơn nữa là Zohann Glauder đã dung một loại nhựa để quét cho gỗ đã được đốt cháy một lớp mỏng. Đến thế kỷ 19, một loạt sản phẩm hóa chất đã được sử dụng để tẩm gỗ như clorua thủy ngân HgCl2 (1805), clorua kẽm

ZnCl2 (1815), sun phát đồng CuSO4 (1837)… Trong những thập niên trở lại đây, danh mục các sản phẩm hóa học dung cho bảo quản lâm sản ngày càng được bổ sung thêm. Song chính trong quá trình phát triển đó, các hóa chất có độc tính cao đối với sức khỏe con người và môi trường đã dần bị loại bỏ. Các hợp chất tổng hợp bằng con đường hóa học, chiết xuất từ thực vật, từ vi sinh vật có hiệu lực phòng trừ sinh vật có hiệu lực phòng trừ sinh vật gây hại lâm sản cao và an toàn với con người, môi trường sống đã được ưu tiên nghiên cứu và đưa vào sử dụng. (Coventry E và Cs, 2002) [21].

Cùng với sự ra đời phát triển của các lĩnh vực khoa học sinh vật, nhiều loài nấm mốc, côn trùng, phá hại gỗ và lâm sản cũng đã được điều tra, phân loại. Các công trình nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái... đã làm tiền đề cho các nhà hoá học, công nghệ, nghiên cứu mở rộng các chế phẩm bảo quản, các biện pháp kỹ thuật xử lý bảo quản gỗ và lâm sản. Một trong những thành tựu nổi bật về sự kết hợp hữu hiệu này của các nhà nghiên cứu cơ bản và các nhà nghiên cứu kỹ thuật giữa thế kỷ 20 này là nghiên cứu diệt mối gây hại lâm sản trong các công trình xây dựng bằng phương pháp lây truyền để diệt mối tận tổ. Từ việc phát hiện ra đặc tính của mối: chúng mớm thức ăn cho nhau, liếm lẫn nhau, một số nhà khoa học của ấn Độ, Inđônexia đã nghĩ đến biện pháp dùng các chất hoá học xử lý lên con mối, nhờ đặc tính sinh học nói trên, mối sẽ truyền chất độc về tận tổ, tận hoàng cung của mối chúa. Feytand (1949) cho biết cụ thể thêm rằng các hợp chất có gốc là asenic hoặc fluo ở dạng bột mịn có thể dùng làm thuốc để gây cho mối chết bằng cách lây truyền (Coventry E và Cs, 2002) [21].

Một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn các cơ sở lý luận để từ đó nghiên cứu các giải pháp phù hợp trong việc bảo quản lâm sản.

Smith và Wiliam (1969) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến

khả năng khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản và có kết luận: độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản vào gỗ. Khi độ ẩm gỗ thấp hơn 50% thì quá trình khuếch tán xảy ra chậm [20].

Becker (1976) và Tamblyn (1985) đã tiến hành quan sát những nhân tố ảnh hưởng đến khuếch tán. Vinden (1984) và Dickinson (1989) đã tiến hành nghiên cứu quá trình phòng mục gỗ bằng phương pháp khuếch tán và lưu ý cần phải đo đạc một cách tỷ mỷ độ ẩm của gỗ, nhiệt độ xử lý, nồng độ của dung dịch và thời gian xử lý mới có thể xác định được chính xác các yếu tố ảnh hưởng [20].

Viden (1984) thông qua các thí nghiệm của mình đã kết luận rằng: quá trình khuếch tán chủ yếu xảy ra ở các mao mạch trong những tế bào rỗng.

Hàm lượng nước trong gỗ cao thì tốc độ khuếch tán tăng [20].

Năm 1990, Konabe trong một thí nghiên cứu của mình đã nhận định:

trong xử lý ngâm tẩm, nếu gỗ quá khô phải làm cho gỗ ướt để cho độ khuếch tán có hiệu quả cao nhất (Coventry E và Cs, 2002) [21].

Trung Quốc cũng đa tiến hành nghiên cứu biện pháp bảo quản phòng chống nấm mốc gây biến màu cho gỗ thông mã vĩ. Tác giả đã đưa ra các biện pháp bảo quản phòng nấm mốc cho gỗ thông bao gồm cả phương pháp bảo quản kỹ thuật và bảo quản hóa học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khi sử dụng hóa chất PCP ở nồng độ thấp có hiệu lực phòng chống nấm cho gỗ thông.

Hiện nay, công tác nghiên cứu về các chế phẩm bảo quản lâm sản đang tiếp tục được triển khai theo hướng loại bỏ các thành phần hóa chất độc, sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật.

Tóm lại cũng đã có những công trình nghiên cứu bảo quản cho gỗ rừng trồng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc, tuy nhiên còn hạn chế, đặc biệt là với đối tượng gỗ thông.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết từ lá long não cinnamomum camphora tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)