Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty CP xe khách thanh long (Trang 39 - 42)

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

1.2. Phân tích bảng cân đối kế toán

1.3.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán

1.3.3.4. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự

tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không. Mối quan hệ cân đối thể hiện qua sơ đồ:

Vốn bằng tiền

Nợ ngắn hạn+ Vốn chủ sở hữu Đầu tư tài chính ngắn hạn

Nợ phải thu Hàng tồn kho

Tài sản lưu động khác

Tài sản cố định Nợ dài hạn+ Vốn sở hữu

Đầu tư tài chính dài hạn

Xây dựng cơ bản dở dang

Ký quỹ, kỹ cược dài hạn

Nguyên tắc thứ nhất: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thể hiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn.

Ngược lại , nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn. Mặc dù nợ ngắn hạn có khi chiếm dụng hợp pháp và có mức lãi suất thấp hơn lãi nợ dài hạn tuy nhiên chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa ra một hệ quả tài chính xấu hơn.

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là điều bất hợp lý.

Tuy nhiên có phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn được gọi là vốn lưu chuyển tức là xem xét mối quan hệ giữa Nguồn vốn dài hạn với

TSDH.

Nếu NVDH > TSDH thì doanh nghiệp có vốn lưu chuyển. Điều đó doanh nghiệp thừa nguồn vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn cho doanh nghiệp vì nó cho thấy doanh nghiệp có thể đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra như việc phá sản của khách hàng lớn…

VLC= Nguồn vốn dài hạn – TSDH (Nguồn vốn dài hạn= Vốn chủ sở hữu + vay dài hạn)

VLC = TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn

Như vậy nếu vốn lưu chuyển lớn hơn không và lớn hơn nhu cầu vốn lưu đông thiết yếu thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, vốn lưu chuyển nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiết yếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất thường và mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn chủ sở hữu và đến bờ vực phá sản.

Phân tích tình hình tài trợ thông qua vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cách xác định phương tiện tài trợ, những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tài trợ và cách thức tài trợ đem lại sự ổn định và an toàn về tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty CP xe khách thanh long (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)