Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hải phòng (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Để có thể nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DN ( cả về ngân hàng và DN sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả DN và NH mới có thể đề ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.

1.4.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng - Chính sách tín dụng

28 Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định cho sự thành công hay thật bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi tiền, Ngâ hang và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Thông tin tín dụng

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lí có thể đưa ra thông tin cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lí đảm bảo tiền vay giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập đƣợc từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC), khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh, từ nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp...

- Công tác tổ chức ngân hàng

Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lƣợng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức đƣợc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc đƣợc tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng yêu cầu khách hàng sẽ đƣợc tiến hành kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lí có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng.

- Chất lượng nhân sự

Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động của ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, là hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa, nghiệp vụ Ngân hàng càng ngày càng phát triển, đòi hỏi chất lƣợng nhân sự càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn

29 nghiệp vụ sẽ giúp Ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xảy ra, đem lại khoản tín dụng có chất lƣợng cao.

- Công tác kiểm soát nội bộ

Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, nghiệp vụ cao, trung thực, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có nhƣ vậy công tác tín dụng mới đƣợc thực hiện đúng quy trình, mang lại hiệu quả tốt.

1.4.2 Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các

30 doanh nghiệp VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.

Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng

1.4.3 Các nhân tố khách quan khác

Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng

- Tác động của môi trường kinh tế

Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay, hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của DN gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay của DN do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường kinh doanh thuận lợi, DN làm ăn có hiệu quả, thu hồi đƣợc vốn nhanh, trả nợ đúng hạn, khoản tín dụng của Ngân hàng đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tốt

- Tác động của môi trường pháp lí

Ngân hàng là một DN hoạt động trong hành lang pháp lí hẹp hơn bất kì DN sản xuất kinh doanh hay hoạt động thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lí càng hoàn chỉnh, càng đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động ngân hàng, của DN, và đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lí không hoàn chỉnh, còn nhiều lỗ hổng thì sẽ có kết quả ngƣợc lại. Cả DN và Ngân hàng sẽ gặp rủi ro, khó có thể thu hồi vốn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

31 Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại...có vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của NH và DN nói riêng.

Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả Ngân hàng và Doanh nghiệp nhƣng trong hoàn cảnh kia thì ngƣợc lại. Các chính sách này nhằm ƣu tiên hay hạn chế phát triển một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới kích thích hoạt động kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt đƣợc chất lƣợng tín dụng và hiệu quả các khoản tín dụng Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội chi nhánh hải phòng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)