CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH THCS HIỆN NAY
3.4. Kết quả đạt được
Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học cần thiết và thu được kết quả khá tốt.
Kết quả thực nghiệm cụ thể một giờ dạy:
- Mức độ thích, không thích (Thực hiện qua phiếu trắc nghiệm)
Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến
Khối lớp
Tổng số
Mức độ
Khối lớp
Tổng số
Mức độ Rất
thích Thích Không thích
Rất
thích Thích Không thích
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
9 50 15 30 20 40 15 30 9 50 35 70 15 30 0 0
3.5. Giáo án minh họa
Tuần 16 Tiết 16
LỊCH SỬ VN TỪ 1919 ĐẾN NAY
Chương I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1920 Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
- Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá giáo dục của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho thực dân Pháp.
- Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp.
2. Tư tưởng
- Giáo dục lòng căm thù đối với các chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến.
3. Kĩ năng
- Quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.
- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật.
B. CHUẨN BỊ
- Lược đồ nguồn lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (nếu có).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC a. Ổn định tổ chức
b. Hoạt động khởi động:
c. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- HS theo dõi SGK.
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
1. Nguyên nhân, mục đích
?) Nguyên nhân và mục đích của Pháp khi bắt tay vào chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai?
- Nguyên nhân: Pháp bị thiệt hại năng sau chiến tranh.
- Mục đích: bù đắp vào sự thiệt hại sau chiến tranh.
GV mở rộng: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là con nợ của Mĩ: năm 1920, số nợ quốc gia lên tới 300 tỉ Frăng, Pháp bị thiêu huỷ hàng chục tỉ Frăng. Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 Pháp bị mất thị trường đầu tư lớn nhất của mình ở châu Âu là Nga.
?) Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào ?
- GV minh họa hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: Vì gánh nặng thuế mà chị Dậu phải đứt từng khúc ruột khi bán đi cái Tí- đứa con gái của chị để nó làm người hầu cho Nghị
Quế. Với sự thể hiện của tác phẩm thì thân phận đi ở của cái Tí không bằng thân phận của “Một con chó”…-> tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong việc bóc lột nhân dân ta bằng sưu cao thuế nặng.
?) Cho biết đặc điểm của cuộc khai thác bóc lột này? Nó có đặc diểm nào giống và khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
2. Nội dung, đặc điểm a. Nội dung
- Tăng cường đầu tư và bỏ vốn nhiều nhất vào công nghiệp và khai mỏ. (Công nghiệp chủ yếu đầu tư công nghiệp nhẹ)
- Thương nghiệp - GTVT.
- Ngân hàng.
b. Đặc điểm: nặng về khai thác bóc lột, hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng (đây chính là điểm giống với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất)
- Khác: Khác về tốc độ khai thác, và quy mô khai thác lớn chưa từng thấy từ trước tới nay.
II. Các chính sách chính trị văn hoá giáo
- GV giảng:
?) Cho biết những thủ đoạn về chính trị, văn hoá giáo dục của Pháp áp dụng ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý.
?) Thực chất những thủ đoạn đó của Pháp nhằm mục đích gì?
?) Chương trình khai thác bóc lột lần hai của Pháp đã tác động đến tình hình VN như thế nào?
dục
- Nội dung các chính sách (SGK: trang 57)
- Mục đích: phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác của chúng.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
- Đẩy nhanh sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam và làm nảy sinh những giai cấp, tầng lớp mới:
+ Giai cấp công nhân ngày càng đông + Tầng lớp tư sản trở thành giai cấp.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ngày càng đông.
- Mỗi một giai cấp, tầng lớp có quyền lợi và địa vị xã hội khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng của họ cũng khác nhau.
- GV cho hs trình bày về đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp theo bảng sau:
Giai cấp, tầng lớp
Đặc điểm Thái độ chính trị và khả năng cách mạng Địa chủ
phong kiến
- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
- Một bộ phận nhỏ yêu nước.
Tư sản
- TS mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chặt chẽ với đế quốc.
- Không có khả năng cách mạng.
- TS dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập.
- Ít nhiều có tinh thần dân tộc.
Tiểu tư sản thành thị
- Bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt;
đời sống bấp bênh
- Có tinh thần hăng hái cách mạng.
Nông dân - Chiếm 90% dân số, bị đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
- Là lực lượng hăng hái, đông đảo của cách mạng.
Công nhân
- Bị ba tầng áp bức bốc lột, có quan hệ gắn bó với giai cấp nông nhân, kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng và bất khuất của dân tộc.
- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
- Trong qua trình lập bảng GV dùng các câu hỏi sau:
?) Những yếu tố nào khiến nông dân trở thành một trong những lực lượng chủ yếu của cách mạng giải phóng dân tộc?
?) Tại sao trong thời kì này giai cấp công nhân lại phát triển nhanh về số lượng?
?) Yếu tố nào làm cho giai cấp công nhân có phẩm chất cách mạng cao?
- GV minh họa: Qua bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” Tố Hữu viết:
“Chống phát xít, cường quyền hiếu chiến Khắp năm châu, trận tuyến bình dân
Trùng trùng cách mạng ra quân Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu
Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
Hòn Gay kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thi thành đứng lên Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ Đường càng đi đội ngũ càng đông”
=> Bài thơ cho thấy tính tiên phong của giai cấp công nhân và tính đông đảo của giai cấp nông nhân trong cuộc cách mạng Việt Nam. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể hơn trong cái bài học Lịch sử sau.
d. Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức.
- HS nhắc lại các kiến thức vừa tiếp thu.
e. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập trong SGK. Chuẩn bị bài 15.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương đúng đắn của chúng ta trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhưng để đổi mới một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, yêu cầu người giáo viên làm nhiệm vụ dạy học phải cố gắng hết sức, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tự tìm ra cho mình một phương pháp hợp lý. Phương pháp “sử dụng tư liệu Ngữ văn” vào bài giảng lịch sử cũng chính là một trong vô số các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng đây không phải là phương pháp dễ thực hiện vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng nhiệt tình, yêu nghề của người dạy, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy lịch sử... Người giáo viên lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về Văn học, Âm nhạc, Lịch sử… Thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng ...
Bài viết này của tôi chỉ là một sáng kiến nho nhỏ được rút ra từ một quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, phê bình để qua đó tôi tự rút ra cho mình một cách dạy phù hợp nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử trong trường trung học cơ sở.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường
Cần quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các nhà quản lí giáo dục, phụ huynh học sinh và toàn xã hội đối với bộ môn khoa học Lịch sử.
Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực tế các khu di tích lịch sử.
Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu lịch sử địa phương, các danh nhân ở địa phương cũng như của dân tộc.
2.2. Đối với các cấp quản lý
Đồng thời để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận thích hợp.
Bên cạnh đó cần có một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có nhiệt tâm với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh nội dung cô đọng xúc tích dễ hiểu và cụ thể hoá các giại đoạn lịch sử. Mặt khác, các nhà sử học đầu ngành cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở các trường phổ thông, họ là những người gần gũi học sinh, có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay.
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS trong những năm học vừa qua. Tôi hi vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn ở các môn khác nữa. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử.
Rất mong quý thầy cô gần xa góp ý để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!