2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện
2.2.7. Biện pháp phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn
2.2.7.1. Biện pháp phòng bệnh
Như ta đã biết “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng:
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống là khâu hết sức cần thiết để phòng và trị bệnh tiêu chảy, nhằm hạn chế tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Việc tiến hành vệ sinh phải được tiến hành thường xuyên, hàng ngày để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ. Đồng thời phải tuân thủ chặt chẽ lịch khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi định kỳ ...Xử lý phân, xác chết đúng quy định vì bình thường lợn khoẻ mạnh vẫn luôn thải chủng E.coli độc và Salmonella ra môi trường theo phân
Khâu nuôi dưỡng chăm sóc cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhiều tác giả đã nhấn mạnh việc đảm bảo ăn uống tốt cho lợn con, vận động, chống nóng, chống ẩm (độ ẩm thích hợp nhất cho lợn con theo mẹ 75% - 80%) và trống lạnh cho lợn con kết hợp với chăm sóc, dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn như khoáng, vitamin... nhất là vào giai đoạn mẹ mang thai cần bổ sung dinh dưỡng như chất xơ thô, khoáng, đặc biệt là canxi cho lợn mẹ.
- Phòng bệnh bằng vacxin:
Phòng bệnh bằng vac xin là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vac xin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn chống lại bệnh, nhờ có vacxin mà chúng ta đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh và khống chế dịch bệnh.
Ngày 28/12/2015, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Công ty CP Thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet thuộc Tập đoàn BMG đã long trọng tổ chức khánh thành Nhà máy vắc xin và đón nhận chứng nhận 3 dây chuyền đạt tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới WHO GMP/GLP/GSP. Đến ngày 20/2/2017 Công ty đã đưa ra thị trường vacxin dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, E.coli, viêm phổi lợn đa giá.
Nguyễn Ngọc Hải (2010)[7] nghiên cứu, chế tạo autovaccine từ 7 gốc E.coli phân lập từ các mẫu phân heo con tiêu chảy có kết quả rõ nhất, để phòng tiêu chảy cho heo con theo mẹ; đã kết luận vácxin chuồng thực nghiệm tạo được đáp ứng miễn dịch tốt, hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do E.coli tương đương với vác xin phòng bệnh E.coli của Mỹ.
Việc sử dụng vacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn (đặc biệt là lợn con) đến hiện nay vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm.
Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh dược học:
Ngoài sử dụng vacxin, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu các chế phẩm dùng để phòng bệnh tiêu chảy bằng các chế phẩm vi sinh vật hữu ích, nhằm mục đích khôi phục hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruội, khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, lấy lại thế cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột.
Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2009)[6] nghiên cứu bào chế thử nghiệm
cao mật bò và ứng dụng trong phòng bệnh phân trắng lợn con; đã có kết luận việc sử dụng cao mật bò bổ sung cho lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi là mang lại hiệu quả tốt trong phòng bệnh phân trắng lợn con. Đây cũng là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nên rất tiếp kiệm, có thể áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và sử dụng cao ở nồng độ 20% là đặt kết quả tốt nhất.
Như vậy, ta thấy việc phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con đã có rất nhiều nghiên cứu từ rất sớm và có những kết quả khả quan, nhưng hội chứng tiêu chảy ở lợn con là do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là biện pháp vệ sinh chăm sóc, phòng trừ tổng hợp.
2.2.7.2. Biện pháp trị bệnh
Do nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp và đặc biệt là khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh là rất lớn và nhanh, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để có hiệu quả, việc điều trị phải được tiến hành sớm khi bệnh mới phát sinh, bằng nhiều biện pháp tổng hợp vừa điều trị căn nguyên vừa điều trị triệu chứng.
Theo Phạm Ngọc Thạch (2005)[20] để triều trị hội chứng tiêu chảy gia súc, nên tập trung vào 3 khâu là:
- Loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng như: Loại bỏ thức ăn kém phẩm chất (ôi mốc…), giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, loại bỏ thức ăn không tiêu hoá được, đang lên men trong đường ruột.
- Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn.
- Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải.
Nguyễn Hữu Vũ và cs (2010)[22] đã nghiên cứu thành công và đưa kháng thể Hanvet K.T.E vào phòng và điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli (sản phẩm đã được Cục Thú y cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc).
Kết quả thử nghiệm tại Hoài Đức- Hà Tây cho thấy:
- Điều tri 10 đàn lợn con bị tiêu chảy do vi khuẩn E.coli bằng sản phẩm Hanvet K.T.E tỷ lệ khỏi 100% sau 2- 4 ngày.
- Điều tri 10 đàn lợn con bị sưng phù đầu do vi khuẩn E.coli bằng sản phẩm Hanvet K.T.E tỷ lệ khỏi 87,5 - 88% sau 2- 4 ngày
Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều phác đồ điều trị khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất rằng việc sử dụng kháng sinh có hiệu quả cần xem xét khả năng mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn, tác dụng kháng sinh sau điều trị.
Theo Lê Văn Dương (2010) [3] kết luận: Các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mẫn cảm với một số loại kháng sinh: cefiofur, amikacin và kháng mạnh với tetracyclin, ampicillin…
Khi điều trị phải tuân theo nguyên tắc: dùng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng, mau hồi phục bổ sung và chất điện giải như: vitamin C, B - complex, Glucose.