Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, bản thân đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bênh cao, giảm tỷ lệ chết , giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.
4.3.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Tháng theo
dõi
Số con theo dõi (con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Phác đồ áp dụng
Số con điều
trị (con)
Số con khỏi bệnh (con)
Tỷ lệ khỏi bệnh (%)
7 1895 45 2,37 Tiamulin 10%,1-
1,5ml/10kg TT/ngày, tiêm
bắp
45 42 93,33
8 1890 33 1,74 33 30 90,90
9 1883 24 1,27 24 21 87,50
10 1877 51 2,71 51 47 92,15
Tổng 153 8,09 153 140 91,50
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, bản thân đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt trong 4 tháng 7, 8, 9 và 10. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và công nhân tại trại, đã phát hiện được 153 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị. Trang trại sử dụng thuốc tiamulin10%, 1-1,5ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp, bên cạnh dùng thuốc kháng sinh để điều trị, kết hợp với các thuốc bổ trợ: anagin-C 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp và vitamin C 20%
trộn với tỉ lệ 1g/2kg thức ăn. Điều trị trung bình 3-5 ngày, kết quả lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại,ăn uống bình thường, lợn không ho, tần số hô hấp trở lại bình thường.
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ 87,50 - 93,33%, trung bình đạt 91,50%.
4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại tại trại
Tháng theo
dõi
Số con theo
dõi
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh
(%)
Phác đồ áp dụng
Số con điều
trị (con)
Số con khỏi bệnh (con)
Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 7 1895 68 3,58 Dufafloxacine
1ml/10kg TT/ngày, Tiêm
bắp
68 66 97,05
8 1890 85 4,49 85 81 95,29
9 1883 63 3,34 63 60 95,23
10 1877 51 2,71 51 49 96,07
Tổng 267 14,12 267 256 95,88
Qua bảng 4.8 cho thấy, bản thân đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt trong 4 tháng 7, 8, 9 và 10.
Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, đã phát hiện được 267con lợn có biểu hiện tiêu chảy. Tỷ lệ lợn mắc bệnh không có sự đồng đều các tháng. Đó là sự khác biệt về lứa tuổi, nhiệt độ, độ ẩm giữa các tháng với nhau có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc tiêu chảy ở lợn. Theo kết quả theo dõi, tháng 7 và tháng 8 tỷ lệ lợn mắc bệnh cao nhất 3,58 % và 4,49% nguyên nhân là do hệ thống tiêu hoá của lợn chưa hoàn chỉnh cùng với đó là việc thay đổi khẩu phần ăn đột ngột giữa các giai đoạn dẫn đến khả năng hấp thu của lợn kém, sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5], khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút E. coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên mất cân bằng hệ vsv đường ruột nên gây tiêu chảy. Trong quá trình điều trị, trại đã sử dụng thuốc dufafloxacine có thành phần chính là enrofloxacin 10%. Bên cạnh đó kết hợp với các thuốc bổ trợ : anagin-C 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp và vitamin C 20% trộn với tỉ lệ 1g/2kg thức ăn. Điều trị trung bình 3-5 ngày, kết quả lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại, ăn uống bình thường, lợn không còn tiêu chảy.
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao từ 95,23 - 97,05%, trung bình đạt 95,88%.