3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.2. Phương pháp theo dõi
3.4.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản a. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa
Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng bầu 1 và 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn, vệ sinh, tra cám cho lợn ăn, rửa máng, xịt gầm, phun thuốc sát trùng hàng ngày, cuối giờ chiều phải chuyển phân ra kho phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566F và 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 4 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị và 2,0 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với nái dạ, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
Đối với nái chửa từ tuần 5 đến tuần chửa 11 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 1,8 - 2,0 - 2,2 kg/con/ngày đối với loạn hậu bị và 1,8 - 2,0 - 2,5 kg/con/ngày đối với nái dạ, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
Đối với nái chửa từ tuần 12 đến tuần chửa 13 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị; từ 2,2 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai lứa thứ 2; từ 2,5 - 3,0 - 3,5 kg đối với lợn nái mang thai từ lứa 3 đến lứa 5; và 3,0 - 3,5 - 4,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa thứ 5 trở đi, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
Đối với nái chửa từ tuần 14 trở đi được ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 - 2,5 kg/con/ngày đối với lợn hậu bị; từ 2,2 - 2,5 - 3,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai lứa thứ 2; từ 2,5 - 3,0 - 3,5
31
kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa 3 đến lứa 5; từ 3,0 - 3,5 - 4,0 kg/con/ngày đối với lợn nái mang thai từ lứa thứ 5 trở đi, cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng.
Ngoài lượng thức ăn đã quy được quy định như trên có thể cho lợn nái chửa ăn theo thể trạng.
b. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chờ đẻ
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 ngày.
Trước khi chuyển lợn lên chuồng chờ đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, xịt rửa sạch sẽ, phun sát trùng và chiếu tia UV. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn nái chờ đẻ và sau đẻ là thức ăn hỗn hợp 567SF với khẩu phần ăn 3 - 4 kg/con/ngày tùy theo thể trạng, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm thức ăn để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu. Mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn đến ngày đẻ dự kiến còn khẩu phần ăn là 1,5 kg/con/ngày. Nếu nái nào quá gầy thì khẩu phần ăn là 2,0 kg/con/ngày.
c. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con như sau:
- Sau ngày đẻ thứ 1, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 2,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
- Sau ngày đẻ thứ 2, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 3,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
32
- Sau ngày đẻ thứ 3, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 4,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
- Sau ngày đẻ thứ 4, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 5,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
- Sau ngày đẻ thứ 5, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 6,0 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
- Sau ngày đẻ thứ 6 trở đi đến khi cai sữa, cho thức ăn hỗn hợp 567SF với lượng thức ăn tương ứng là 6,5 kg/con/ngày, chia làm 3 bữa sáng (7 - 8h), chiều (16h - 16h30) và tối (21h30 - 22h).
d. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ
- Lợn sau khi đẻ xong nhỏ Amox 10% liều 1 ml/con.
- Sau đẻ 1 ngày tiến hành ghép lợn con, bấm tai, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt 2 ml/con phòng thiếu máu và tiêm amcoli 0,5 ml/con khi thực hiện ngoại khoa phòng viêm nhiễm, nhỏ amox 10% 1 ml/con, sát trùng rốn bằng cồn iod.
- Sau đẻ 2 ngày nhỏ cầu trùng Cox-sol, với liều 1ml/con, nhỏ một lần duy nhất, sát trùng rốn bằng cồn iod.
- Ngày thứ 4 nhỏ tiếp amox 10% với liều 1ml/con.
- Ngày thứ 5 kiểm tra lợn con và tiến hành ghép lợn con.
- Lợn 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến đối với lợn đực. Tập ăn sớm cho lợn con khi lợn con được 4 - 6 ngày tuổi bằng thức ăn viên 550SF. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Hàng ngày vệ
33
sinh máng tập ăn sạch sẽ, thức ăn tập ăn đảm bảo khô không bị ẩm mốc.
3.4.2.2. Phương pháp theo dõi
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái mắc, loại bệnh lợn con mắc.
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.
- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.
- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [13] .
- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:
+ Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1%: 2 lít/con/ngày.
+ Tiêm oxytocine: 2 ml/con/ngày.
+ Tiêm Bimoxyl LA: 1ml/7 kg TT, tiêm bắp cổ.
+ Tiêm Ketofen: 1 ml/30 kg TT
Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt.
Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
34
* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:
+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.
+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Bimoxyl LA với liều 1 ml/7 kg TT, tiêm bắp cổ.
Điều trị liên tục trong 3 ngày.
* Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:
+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng cách: Rửa tay bằng nước sát trùng tỷ lệ 1/3200 rồi bôi trơn tay thao tác, từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng valueline vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Nếu vẫn không có kết quả thì phải phẫu thuật để kéo thai ra.
Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo, sát trùng vết mổ và dùng kháng sinh Bimoxyl LA liều 1 ml/7 kg TT chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.
+ Tiêm vitamin ADE-B. Complex liều 1 ml/25-30 kg TT để trợ sức cho lợn.
* Điều trị bệnh sót, sát nhau bằng phác đồ điều trị sau:
+ Tiêm Lincosep: 1 ml/10 kg TT + Tiêm Ketofen: 1 ml/30 kg TT + Tiêm Calcium-B12: 1 ml/10 kg TT
+ Điều trị liên tục 2 - 3 ngày.
35
* Điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng phác đồ điều trị sau:
+ Tiêm Viaenro-5: 1 ml/5 - 8 kg TT, kết hợp với Atropin: 1 ml/10 kg TT.
+ Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
* Điều trị bệnh viêm khớp lợn con bằng phác đồ điều trị sau:
+ Bimoxyl LA: 1 ml/7 kg TT
+ Điều trị liên tục 3 - 5 mũi, 2 ngày/1 lần.
* Điều trị bệnh cầu trùng lợn con bằng phác đồ điều trị sau:
+ Cho uống dung dịch thuốc Cox.Sol với liều 1ml/con. Uống 1 lần duy nhất.