Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Hiệu lực với nấm của chế phẩm thân và lá cây Bông ổi trên gỗ thông
4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết cồn đối với nấm
4.2.2.3. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm
Bảng 4.8. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm
Chỉ Tiêu
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối
chứng Biến màu Mục mềm Hao hụt
BMdc
(cm2)
BMtt
(cm2)
Tbm
(%) Điểm MMtt
(cm2) Tmm
(%) Điểm HHtt
(cm2) Thh
(%) Điểm
TB 8,03 0,341 96,92 1 0 100 1 0 100 1
Tổng
điểm 3
Hình 4.8. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 35% và mẫu đối chứng
Qua bảng 4.8 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% sự xâm nhập của nấm giảm đi, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc phần trăm diện tích vết nấm trung bình là 96,92%. Vậy ở nồng độ 35% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ngâm cồn ở các nồng độ đối với nấm
Nồng độ (%)
Khối lượng thuốc thấm (Kg/m3)
Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu
Biến màu Mục mềm Hao hụt Kết luận Tbm Điểm Tmm Điểm Thh Điểm
15 2,878 68,62 1 100 1 100 1 Tốt
25 4,63 87,35 1 100 1 100 1 Tốt
35 6,658 96,92 1 100 1 100 1 Tốt
Hình 4.9. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng
Kết quả thí nghiệm tại bảng 4.9 cho thấy khả năng xâm nhập của nấm đối với mẫu gỗ Thông có ngâm chế phẩm bảo quản từ thân và lá cây Bông ổi tăng theo chiều tăng của nồng độ chế phẩm bảo quản và lượng thuốc thấm. Ở nồng độ 15%
ngâm cồn lượng thuốc thấm 2,878 (kg/m3) và ở nồng độ 35% lượng thuốc tăng 6,658 (kg/m3) đã có hiệu quả tốt đối với nấm.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tần suất F=5,945 với mức ý nghĩa Sig.(hay xác suất p-value) =0,007 nhỏ hơn 0,05 điều này cho thấy nồng độ khác nhau ảnh hưởng đến diện tích nấm xâm nhập đến gỗ Thông.
Để thấy được sự khác nhau của nồng độ chế phẩm đến hiệu lực kháng nấm, tôi tổng hợp tại bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi với 2 phương pháp tách ở các nồng độ đối với nấm
Nồng
độ (%) Phương pháp tách Biến màu 15
Ngâm cồn 68,62
Ngâm nước nóng 93,03
25
Ngâm cồn 87,35
Ngâm nước nóng 91,52
35
Ngâm cồn 96,92
Ngâm nước nóng 95,07
0 20 40 60 80 100 120
Tách bằng nước nóng Tách bằng cồn
Nồng độ 15%
Nồng độ 25%
Nồng độ 35%
Phầntrăm diện tích nấm gây BM
Hình 4.11. Biểu đồ đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm gây biến màu ở các nồng độ
Ta thấy khả năng xâm nhập của mẫu gỗ Thông có ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi giảm theo chiều tăng của thời gian ngâm của chế phẩm bảo quản.
Đối với mẫu gỗ đã ngâm dung dịch bảo quản, tự bản thân gỗ đã tạo ra một môi trường khác hẳn với mẫu gỗ không ngâm dung dịch bảo quản. Nó bỏ qua những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào từ nấm, hơn thế dung dịch bảo quản còn phá hoại các bào từ nấm, các hoạt chất của dung dịch bảo quản thấm trong gỗ phản ứng với các thành phần chủ yếu của các bào từ nấm làm cho bào từ nấm không nảy mầm. Kết quả tổng hợp các tác động nói trên của chế phẩm bảo quản đối với nấm là làm chúng biến dạng về hình thái, biến bị, và có khi bị tiêu diệt ngay trên bề mặt gỗ có ngâm tẩm. Tuy nhiên ở nồng độ khác nhau khả năng ức chế sự phát triển của nấm sẽ khác nhau. Điều này giải thích ở thời gian ngâm 1 tuần chế phẩm có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm nhưng chưa hoàn toàn là hạn chế được sự xâm nhập của nấm sau 3 tuần theo dõi thì vẫn bị nấm ở một số mẫu gỗ.
Do đó có thể kết luận dung dịch bảo quản từ thời gian ngâm 1 tuần từ nồng độ 25% trở lên có hiệu lực bảo quản gỗ thông trong phòng chống sự xâm nhập của nấm phá hoại. Khi sử dụng gỗ Thông trong sản xuất, xây dựng, việc lựa chọn nồng độ dung dịch bảo quản sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu các sản phẩm của gỗ
Thông sử dụng nơi khô ráo là điều kiện không thuận lợi cho nấm mốc xâm hại thì có thể sử dụng ở thời gian ngâm 1 tuần sẽ giảm chi phí bảo quản.