Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Một phần của tài liệu ĐỀ KIỂM TRA GIỮA học kỳ 2 SINH 6789 (Trang 24 - 31)

Câu 1. Các cá thể trong quần thể động vật cạnh tranh với nhau những điều gì sau đây?

1. Thức ăn. 2. Chỗ ở. 3. Con cái. 4. Ổ sinh thái.

A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4.

Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật?

A. Mật độ. B. Tỉ lệ đực/cái.

C. Thành phần nhóm tuổi. D. Độ đa dạng loài.

Câu 3. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở

A. số lượng cá thể nhiều. B. nhiều nhóm tuổi khác nhau.

C. số lượng loài phong phú. D. sự phân bố thành nhiều tầng.

Câu 4. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.

C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.

Câu 5. Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của quần xã sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Cấu trúc của quần xã. D. Số lượng các loài

trong quần xã.

Câu 6: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái gồm có A. các quần thể sinh vật tác động qua lại lẫn nhau.

B. quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của chúng.

C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

D. quần xã sinh vật tác động qua lại lẫn nhau.

Câu 7. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng cao?

A. Hệ sinh thái rừng ôn đới. B. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc.

C. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

Câu 2 (4 điểm).

a. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn từ lưới thức ăn đồng cỏ sau đây?

b. Những sinh vật nào trong các chuỗi thức ăn trên có thể thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 3?

c. Nếu tiêu diệt hết loài chuột thì điều gì sẽ xảy ra trong quần xã này?

Đáp án

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

1-A 2-D 3-C 4-A 5-D 6-B 7-D

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 (3 điểm)

Quần thể có các đặc trưng cơ bản sau: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ cá thể.

• Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ giới tính là 1 : 1. Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho biết tiềm năng sinh sản của quần thể.

+ Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái.

• Thành phần các nhóm tuổi: phản ánh trạng thái quần thể (phát

0,5

0,5 0,5

triển, ổn định hay giảm sút).

+ Quần thể có các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

• Mật độ: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

+ Đây là đặc trưng cơ bản nhất bởi vì mật độ có ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới mức độ lan truyền vật kí sinh, tốc độ gặp nhau giữa các cá thể đực và cái.

Mật độ của một loài còn thể hiện tác dụng của loài đó trong sinh cảnh.

0,5 0,5 0,5

2 (4 điểm)

a. Lưới thức ăn đồng cỏ có các chuỗi thức ăn sau đây:

Cỏ → kiến → ếch → rắn → diều hâu → vi sinh vật.

Cỏ → kiến → chuột → diều hâu → vi sinh vật.

Cỏ → châu chấu → chuột → diều hâu → vi sinh vật.

Cỏ → châu chấu → chuột → rắn → diều hâu → vi sinh vật.

b. Sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 3 là: rắn và diều hâu.

c. Nếu tiêu diệt hết loài chuột thì sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác trong quần xã.

• Chuột là thức ăn của rắn và diều hâu do đó tiêu diệt chuột sẽ làm giảm nguồn thức ăn do đó sẽ làm giảm số cá thể của hai nhóm sinh vật này.

• Chuột là sinh vật ăn kiến và châu chấu nên khi tiêu diệt chuột sẽ làm tăng lượng kiến và châu chấu, đặc biệt là trương lưới thức ăn trên chỉ có chuột ăn châu chấu nên khi tiêu diệt hết chuột lượng châu chấu sẽ tăng rất mạnh và ảnh hưởng đến mùa màng. Còn về lượng kiến thì về mặt lí thuyết cũng sẽ tăng nhưng kiến bị khống chế bởi ếch do đó lượng kiến tăng lên thì số cá thể ếch tăng → cá thể rắn ăn ếch cũng tăng lên → cá thể diều hâu cũng tăng.

0,5 0,5 0,5 0,5 1,0

0,5

0,5

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ 2 ĐỀ 02

Câu 1. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên một cách đồng. B. Các cá thể ong, bướm, ... trong rừng.

C. Các cây hoa hồng, huệ, lan, ... trong công viên. D. Các cá thể chuột sống ở 2 đồng lúa khác nhau.

Câu 2. Nhân tố sinh thái bao gồm:

A. khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật. B. nước, con người, động vật, thực vật.

C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. D. vi khuẩn, đất, ánh sáng và rừng cây.

Câu 3. Khi định nghĩa mật độ quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

B. Mật độ quần thể là số lượng cá thể hay tổng khối lượng các cá thể của quần thể đó.

C. Mật độ quần thể được tính bằng tổng số lượng cá thể của quần thể chia cho tổng diện tích phân bố.

D. Số lượng cá thể của quần thể được tính trên 1 km2 hoặc 1 m2 gọi là mật độ quần thể.

Câu 4. Khi nói về ý nghĩa của việc xác định tỉ lệ giới tính trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ giới tính biểu hiện số lượng cá thể của quần thể.

B. Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.

C. Tỉ lệ giới tính biểu hiện sự sinh trưởng và sinh sản của quần thể.

D. Tỉ lệ giới tính cho thấy khả năng cạnh tranh về con cái trong quần thể.

Câu 5. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể. Đây là ý nghĩa sinh thái của

A. nhóm tuổi trước sinh sản. B. nhóm tuổi sinh sản.

C. nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi trẻ.

Câu 6. Hình thức nào sau đây là cạnh tranh cùng loài?

A. Sự tự tỉa thưa ở thực vật. B. Các cá thể cùng nhau chống kẻ thù.

C. Hổ ăn thịt cáo. D. Cỏ dại lấn át cây trồng.

Câu 7. Khi quan hệ cạnh tranh cùng loài gay gắt

A. có thể dẫn tới tách các cá thể khỏi nhóm, bầy đàn, quần thể.

B. có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của loài đó.

C. là nguyên nhân tiến hoá của sinh giới.

D. làm biến đổi tập tính, hình thái của các cá thể.

Câu 8. Quần thể duy trì được trạng thái cân bằng là nhờ

A. nguồn thức ăn ổn định. B. cạnh tranh cùng loài.

C. tác động qua lại giữa quần thể và ngoại cảnh. D. mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tử vong. Câu 9. Khi nói về ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng?

1. Các điều kiện sống của môi trường thay đổi ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể.

2. Khi khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao.

3. Điều kiện sống càng tốt, số lượng cá thể càng đông do vậy khu phân bố của quần thể càng được mở rộng.

4. Khi số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

5. Mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10. Điều nào sau đây đúng khi nói về tháp dân số già?

A. tỉ lệ tăng trưởng dân số cao. B. mật độ dân số tăng cao.

C. tỉ lệ trẻ sơ sinh đông. D. tỉ lệ tử vong thấp.

Câu 11. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể.

Câu 12. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, loài đặc trưng là

A. cá cóc. B. cây cọ. C. cây sim. D. bọ que.

Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 14. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những điều kiện của ngoại cảnh.

Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này được gọi là

A. sự khống chế sinh học. B. sự phát triển của quần xã.

C. sự giảm sút của quần xã. D. sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 15. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là A. hợp tác. B. cộng sinh. C. dinh dưỡng. D. hội sinh.

Câu 16. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 17. Hải quỳ bám trên cua. Hải quỳ bảo vệ cua nhờ tế bào gai. Cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về mối quan hệ

A. kí sinh B. Cộng sinh C. Hội sinh D. Hợp tác Câu 18. Đặc điểm chủ yếu của mối quan hệ đối địch ở sinh vật là

A. một bên có lợi, bên kia không có hại cũng không có lợi.

B. một bên sinh vật có hại, còn bên kia có lợi.

C. cả 2 bên đều bị hại.

D. cả hai bên cùng có lợi.

Câu 19. Quan hệ giữa con mồi và sinh vật săn mồi là quan hệ

A. hội sinh. B. đối địch. C. hỗ trợ. D. cộng sinh.

Câu 20. Nhân tố vô sinh đóng vai trò quan trọng hơn nhân tố hữu sinh trong hệ sinh thái nào sau đây?

A. Thảo nguyên, sa van. B. Đồng rêu đới lạnh. C. Thành phố.

D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 21. Nhân tố hữu sinh đóng vai trò quan trọng hơn nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái nào sau đây?

A. Thảo nguyên, sa van. B. Đồng rêu đới lạnh.C. Thành phố.

D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 22. Sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản nào sau đây được viết đúng?

A. Động vật đáy → lá cây bị phân giải → cá chép.

B. Cá chép → lá cây bị phân giải → động vật đáy.

C. Lá cây bị phân giải → cá chép → động vật đáy.

D. Lá cây bị phân giải → động vật đáy → cá chép.

Câu 23. Giả sử trong quần xã có các sinh vật sau: (1): Gà; (2): Hổ; (3): Cáo; (4): Cỏ; (5):

Châu chấu; (6): Vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào sau đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6). B. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).

C. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6). D. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).

Câu 24. Sơ đồ nào sau đây mô tả không đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá → diều hâu.

B. Lúa → cỏ → ếch đồng → chuột đồng → cá.

C. Cỏ → thỏ → mèo rừng.

D. Rau → sâu ăn rau → chim ăn sâu → diều hâu.

Câu 25. Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ.

Các loài nào sau đây có thể xếp vào loài bậc dinh dưỡng cấp 2?

A. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu. B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu.

C. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến. D. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn.

Một phần của tài liệu ĐỀ KIỂM TRA GIỮA học kỳ 2 SINH 6789 (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w