Thông qua hoạt động học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đưa loại hình nghệ thuật múa rối Bóng vào trong trườngmầm non_TP (Trang 24 - 35)

2. Biện pháp Đưa nghệ thuật múa rối bóng vào trong các hoạt động ở trường mầm non

2.2.1. Thông qua hoạt động học

* Hoạt động Làm quen với Văn học:

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ lứa tuổi mầm non là tư duy trực quan hình tượng, nếu như trước đây, giáo viên thường sử dụng tranh ảnh, rối tay khi kể chuyện hay dạy thơ cho trẻ thì trẻ sẽ nhanh chán và tiết học sẽ không thu được kết quả cao.

Muốn trẻ hào hứng tham gia và yêu thích môn văn học thì đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo và sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học.

Trong một hoạt động cho trẻ làm quen với Văn học, giáo viên có thể đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” trong phần vào bài hay khi kể chuyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe. Giáo viên linh hoạt đưa múa rối bóng vào trong từng hoạt động tùy thuộc vào khả năng thực hiện, hiệu quả thu được. Tôi đã đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” vào từng nội dung hoạt động cho trẻ làm quen với văn học như sau:

Chủ đề Nội dung hoạt

động

Hình thức tổ chức Trường

mầm non

Thơ

“Trăng sáng”.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng minh họa nội dung bài thơ bằng rối dẹt.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóng bằng rối dẹt khi đọc thơ cho trẻ nghe.

Bản thân Truyện

“Gấu con chia quà”.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng các nhân vật trong truyện bằng bàn tay.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóngbằng tay khi kể chuyện cho

trẻ nghe.

Một số nghề Thơ

"Cô và cháu".

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng minh họa nội dung bài thơ bằng cơ thể.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóng bằng cơ thể khi đọc thơ cho trẻ nghe.

Giao thông Thơ

"Con đường của bé".

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng minh họa nội dung bài thơ bằng rối dẹt.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóng bằng rối dẹt khi đọc thơ cho trẻ nghe.

Thực vật Truyện

"Củ cải trắng”.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng các nhân vật trong truyện bằng bàn tay.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóng bằng tay khi kể chuyện cho trẻ nghe.

Động vật Truyện

“Cáo, Thỏ và Gà trống”.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng các nhân vật trong truyện bằng bàn tay.

- Sử dụng hình thức diễn rối bóng bằng tay khi kể chuyện cho trẻ nghe.

* Hoạt động Khám phá:

Ở trường mầm non , trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó, hoạt động “Khám phá” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ.Hoạt động này nhằm khơi dậy sự thích thú và đam mê khám phá trong trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ

năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học.

Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong ngành giáo dục khoa học mầm non.

Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Để làm được như vậy thì người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo những hình thức tổ chức hấp dẫn cuốn hút trẻ, nhằm giúp trẻ mẫu giáo yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” vào các hoạt động khám phá theo từng chủ đề đã mang lại hiệu quả rất cao. Cụ thể từng nội dung hoạt động như sau:

Chủ đề Nội dung hoạt động Hình thức tổ chức Trường

mầm non

Tết trung thu của bé.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối dẹt các loại đồ chơi có trong ngày Tết trung thu: Đèn lồng, đèn ông sao, ……. đèn con Thỏ.

- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhất” trong phần Luyện tập - củng cố:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh các loại đồ chơi có trong ngày Tết trung thu.

+ Trẻ quan sát và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên các loại đồ chơi có trong ngày Tết trung thu.

=> Qua trò chơi hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy ở trẻ.

Bản thân Đồ dùng gia đình sử dụng điện.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối dẹt các loại đồ dùng gia đình.

- Tổ chức trò chơi “Ai đoán giỏi” dẫn dắt vào bài dạy:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh các loại đồ dùng có trong gia đình.

+ Trẻ quan sát hình dạng các đồ dùng và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên các loại đồ dùng có trong gia đình.

+ Quan sát và phân loại ấm điện và ấm không sử dụng điện qua hình rối dẹt.

=> Qua trò chơi trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động khám phá.

Một số nghề

Nghề may. - Chuẩn bị: Tạo hình rối dẹt các dụng cụ, sản phẩm của nghề may.

- Tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt”

trong phần Luyện tập - củng cố:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh các dụng cụ, sản phẩm của nghề may.

+ Trẻ quan sát hình dạng các dụng cụ, sản phẩm của nghề may và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên.

=> Qua trò chơi hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, tổng hợp, khái quát ở trẻ.

Giao thông

Tìm hiểu phương tiện giao thông

đường bộ.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối dẹt các loại phương tiện giao thông đường bộ.

- Tổ chức trò chơi “Bạn ơi có biết” dẫn dắt vào bài dạy:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh các loại phương tiện giao thông đường bộ.

+ Trẻ quan sát hình dạng và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên loại phương tiện giao thông đường bộ.

=> Qua trò chơi trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động khám phá, cũng như khai thác triệt để vốn hiểu biết của trẻ về các loại phương tiện giao thông đường bộ.

Thực vật Tìm hiểu 1 số loại quả.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối dẹt 1 số loại quả.

- Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh ai giỏi” trong phần Luyện tập - củng cố:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh 1 số loại quả.

+ Trẻ quan sát hình dạng 1 số loại quả và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên.

=> Qua trò chơi hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phán đoán ở trẻ.

Động vật Tìm hiểu 1 số loài động vật.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng 1 số loài động vật bằng tay.

- Tổ chức trò chơi “Đố bạn”

trong phần Luyện tập - Củng cố:

+ Trên phông nền khung rối bóng lần lượt hiện lên hình ảnh 1 số loài động vật được tạo hình bằng đôi bàn tay.

+ Trẻ quan sát hình dạng 1 số loài động vật được tạo hình bằng đôi bàn tay và vận dụng hiểu biết của mình để đoán tên.

=> Qua trò chơi hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, tổng hợp, khái quát ở trẻ.

* Hoạt động Âm nhạc:

Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc.Đồng thời, Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.

Ngoài ra, Âm nhạc còn giúp trẻ phátt triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.

Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã được thực hiện khi đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non.

Khi tổ chức hoạt động âm nhạc, giáo viên có thể linh hoạt đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” vào từng nội dung trong hoạt động cụ thể:

 Sử dụng “Múa rối bóng” để dẫn dắt trẻ hướng vào nội dung chính của bài dạy.

 “Múa rối bóng” được dùng rất hiệu quả khi đưa vào tổ chức hoạt âm nhạc_Nội dung hát cho trẻ nghe. “Múa rối bóng” trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các giác quan: Trẻ không chỉ sử dụng thính giác để cảm nhận giai điệu của bài hát mà còn kết hợp cả thị giác để sẽ cảm nhận sâu sắc hơn nội dung của bài hát nghe.

“Múa rối bóng” minh họa nội dung những bài nghe hát của trẻ mầm non.

 Trò âm nhạc kết hợp với “Múa rối bóng” đã tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia trò chơi:

Trò chơi âm nhạc Hình thức tổ chức

Bắt chước tiếng kêu và chuyển động của các

PTGT.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng 1 số phương tiện giao thông bằng rối dẹt.

- Cách chơi: Trên màn hình rối bóng xuất hiện hình ảnh của loại phương tiện giao thông nào thì trẻ sẽ bắt chước tiếng kêu và chuyển động của các PTGT đó.

- Luật chơi: Trẻ nào không bắt chước tiếng kêu và chuyển động của các PTGT theo yêu cầu của trò chơi sẽ phải nhảy lò cò.

Bắt chước tiếng kêu và vận động của các con

vật.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng 1 số loài động vật bằng bàn tay.

- Cách chơi: Trên màn hình rối bóng xuất hiện hình ảnh của con vật nào thì trẻ sẽ bắt chước tiếng kêu và vận động của con vật đó.

- Luật chơi: Trẻ nào không bắt chước tiếng kêu và vận động của con vật theo yêu cầu của trò chơi sẽ phải nhảy lò cò.

Hát theo tranh.

- Chuẩn bị: Sử dụng hình thức tạo hình rối bóng bằng tay hoặc bằng rối dẹt để thể hiện nội dung bài hát.

- Cách chơi: Trên màn hình rối bóng xuất hiện hình ảnh minh họa nội dung bài hát nào thì trẻ sẽ nói tên và biểu diễn bài hát đó.

- Luật chơi: Nếu trẻ không tìm được bài hát sẽ bị mất lượt.

* Hoạt động Tạo hình:

Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn.

Với mong muốn, sẽ đạt hiệu quả cao khi tổ chức các hoạt động tạo hình tôi đã linh hoạt đưa nghệ thuật “Múa rối bóng” nhằm tạo hứng thú, sự chú ý cũng như phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.

Chủ đề Nội dung HĐ Hình thức tổ chức

Trường mầm non

Dán và vẽ bạn tập thể dục.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng dẹt bạn bạn trai bạn gái.

- Tiến hành: Sử dụng rối bóng để diễn hoạt cảnh “Ai khỏe nhất” và dẫn dắt vào bài dạy.

Bản thân Vẽ đồ dùng gia đình bé.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng dẹt các loại đồ dùng gia đình.

- Tiến hành: Tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt”.

+ Cho trẻ quan sát bóng của các loại đồ dùng gia đình.

+ Trẻ gọi đúng tên các loại đồ dùng gia đình.

Một số nghề

Cắt và dán cửa cho ngôi nhà.

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng dẹt của ngôi nhà: Nhà mái ngói (có cửa ra vào, cửa sổ), nhà cao tầng (không có cửa).

- Tiến hành: Sử dụng rối bóng để diễn hoạt cảnh “Ngôi nhà xinh xắn”.

+ Cảnh 1: Nhà mái ngói và nhà cao tầng giới thiệu về mình.

+ Cảnh 2: Nhà mái ngói và nhà cao tầng tranh cãi xem ngôi nhà nào đẹp nhất.

+ Cảnh 3: Nhà cao tầng buồn rầu vì bị nhà mái ngói chê bai, giễu cợt vì không có cửa.

=> Dẫn dắt vào bài dạy "Cắt và dán cửa cho ngôi nhà".

Giao thông Vẽ máy bay. - Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng dẹt máy bay.

- Tiến hành: Biểu diễn rối bóng máy cất cánh – Bay trên bầu trời – Máy bay hạ cánh.

=> Dẫn dắt vào bài dạy “Vẽ máy bay”.

Thực vật Vẽ vườn cây ăn quả

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng 1 số loại cây ăn quả bằng bàn tay.

- Tiến hành: Biểu diễn rối bóng “Sự nảy mầm của cây từ hạt”

+ Cảnh 1: Làm động tác gieo hạt.

+ Cảnh 2: Làm động tác hạt nảy mầm – Cây con – Cây lớn dần.

+ Cảnh 3: Cây ra hoa kết quả.

=> Dẫn dẫn dắt vào bài dạy "Vẽ vườn cây ăn quả".

Động vật Vẽ những con vật sống trong

rừng

- Chuẩn bị: Tạo hình rối bóng 1 số loài động vật bằng bàn tay.

- Tiến hành: Biểu diễn rối bóng và dẫn dắt vào bài dạy "Vẽ những con vật sống trong rừng".

+ Cảnh 1: Chim đậu trên cành và hót – Chim bay.

+ Cảnh 2: Huơu cao cổ ăn lá cây.

+ Cảnh 3: Chim Cú.

=> Dẫn dẫn dắt vào bài dạy "Vẽ những con vật sống trong rừng”.

VD: Tạo hình rối bóng các con vật bằng bàn tay: Chim, Mèo, Thiên Nga, Cú,…. dẫn dắt vào tổ chức hoạt động tạo hình “Tạo hình các con vật từ bàn tay”:

Hình ảnh minh họa: Tạo hình rối bóng các con vật bằng bàn tay…..dẫn dắt vào tổ chức hoạt động tạo hình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đưa loại hình nghệ thuật múa rối Bóng vào trong trườngmầm non_TP (Trang 24 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w