• Một BN nam, tuổi trung niên, đang đi ngoài đường tự nhiên ngã, bất tỉnh. BN được người đi đường đưa đến khoa cấp cứu tại BV gần nhất. BN được chẩn đoán là tai biến mạch máu não và cần làm một số xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị. Trong trường hợp này thì ai có thể thay BN để ký thỏa thuận đồng ý điều trị?
• BN P, nam 70 tuổi, rối loạn trí nhớ, được chẩn đoán là ung thư đại tràng. BN có vợ và 2 con trai. Việc phẫu thuật có thể được chỉ định nhưng khả năng thành công chỉ khoảng 10%. Vợ của BN thì muốn điều trị phẫu thuật trong khi 2 con thì không muốn điều trị phẫu thuật.
Trong trường hợp này thì ai sẽ là người quyết định giải pháp điều trị cho BN?
Thế nào là BN không đủ năng lưc?
• Bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi,
• BN có những vấn đề về tâm thần (không đủ tỉnh táo để đưa ra quyết định),
• Bệnh nhân hôn mê…
• BN được xếp vào nhóm “nhạy cảm” (vẫn tỉnh táo, hiểu rõ những điều thầy thuốc giải thích) nhưng đang là phạm nhân bị giam giữ…
Những BN này đòi hỏi phải có sự quyết định từ một người khác.
Quy trình ra quyết định đối với nhóm BN không đủ năng lực
Nguyên tắc
• Là tấm lòng “ vì người bệnh”,
• Tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp
• Hành động đúng pháp luật
• Dựa trên những kinh nghiệm từ các lần điều trị trước (nếu có).
• Khi không có những thông tin tham khảo này, quyết định điều trị dựa trên sự cân nhắc những điểm có lợi nhất cho BN
Xác định ai là người quyết định thay thế thích hợp nhất
• Căn cứ vào chẩn đoán và tiên lượng của BN , thầy thuốc quyết định phương án điều trị có lợi nhất và thích hợp nhất cho BN.
• Mời người thân nhất có trách nhiệm đối với BN(vợ, con, bố mẹ, anh chị em) để nghe giải thích về tình trạng, các giải pháp cần được tiến hành, những rủi ro có thể gặp trong quá trình xử lý…
• Đối với với những BN thuộc nhóm “nhạy cảm”, ngoài gia đình BN, cần mời thêm đại diện của cơ quan trực tiếp quản lý NB (phụ trách trại giam, thầy thuốc đang điều trị cho BN như trong trường hợp đối với BN HIV/AIDS) tham gia vào việc ra quyết định.
Những tình huống có thể xảy ra sau khi BS giải thích cho người nhà BN
• Mọi người đồng ý, không có ý kiến phản đối đối với giải pháp điều trị của thầy thuốc: thì thầy thuốc yêu cầu người đại diện thân nhất của BN ký vào bản “ Cung cấp thông tin” và “ Bản cam kết”.
• Trong số những người thân của BN, một số người đồng ý. Một số người không đồng ý thì cần tham khảo ý kiến của người thân nhất để quyết định.
Những tình huống có thể xảy ra sau khi BS giải thích cho người nhà BN
• Nếu tất cả mọi thành viên trong gia đình BN không chấp nhận giải pháp điều trị thì thầy thuốc cần kiên trì giải thích thêm và tìm hiểu xem vì sao họ không đồng ý. Khi mọi cố gắng giải thích đều thất bại thì thầy thuốc cần báo cáo lãnh đạo BV để xin ý kiến xử lý (trong trường hợp nếu không xử lý BN có thể nguy hiểm đến tính mạng).
• Nếu không có người nhà BN mà việc can thiệp là cấp cứu không thể trì hoãn thì phải tổ chức hội chẩn nhanh, ghi biên bản và nếu ý kiến thống nhất chấp nhận can thiệp thì cần phải có chữ kỹ của các thành viên tham gia hội chẩn.
Các quy định quốc tế
• Tuyên ngôn về quyền của bệnh nhân cũng đưa ra
"Nếu bệnh nhân không tỉnh táo hoặc không thể tự ký vào bản thỏa thuận thì việc này có thể được thay bằng người đại diện luật pháp. Nếu như không có người đại diện theo luật pháp mà các can thiệp này là can thiệp cấp cứu thì coi như bệnh nhân đồng ý, trừ trường hợp có thể trước đó bệnh nhân đã khằng định là từ chối can thiệp này".
• Trong trường hợp không có sự đồng thuận giữa người đại diện và bác sỹ,
"Tuyên ngôn về quyền bệnh nhân tư vấn :" nếu người đại diện theo luật pháp của bệnh nhân không đồng tình với ý kiến của bác sỹ thì bác sỹ sẽ quyết định theo luật hiện hành của quốc gia đó".
Các quy định của Việt Nam
• Chương II của Luật khám chữa bệnh có ghi:
Điều 13.
• Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh
• Trường hợp cấp cứu, vì quyền lợi của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.