ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lạng Sơn cho biết, giai đoạn 2012 - 2020, Sở đã thực hiện 31 đề tài, dự án chú trọng vào áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng.

Một trong những nghiên cứu khoa học của Lạng Sơn đã được áp dụng nhiều trong thực tiễn là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Nhân giống một số cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã tạo ra cây giống chất

lượng tốt, chủ động được trong khâu sản xuất như: nhân giống gừng đá Zingiber zrumbet Sm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; nhân giống chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt; nhân giống khoai môn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhân giống và xây dựng mô hình trồng sa nhân tím; xây dựng mô hình sản xuất cây lan kim tuyến theo hướng hàng hóa...

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt, công nghệ khí canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể.

Trên địa bàn tỉnh đã có một số dự án nông nghiệp điển hình đi vào sản xuất, kinh doanh như: xưởng chế biến và sản xuất các sản phẩm từ hoa hồi tại huyện Hữu Lũng; Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao Lạng Sơn;

Dự án trang trại chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt của Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển Cửa Đông...

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, xây dựng Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống dịch vụ nông nghiệp, Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2030...

Tính đến hết tháng 4/2020, toàn tỉnh Lạng Sơn có 1.400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 46,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại địa bàn một số huyện như Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Đình Lập.

Nâng tầm giá trị nông sản

Ông Hoàng Văn Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nà Chuông cho biết, HTX được thành lập năm 2007. Từ khi thành lập, HTX luôn nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành tỉnh Lạng Sơn. Từ giống cây, phân bón đến kỹ thuật trồng rau an toàn (RAT) theo hướng VietGAP, HTX đều được tỉnh cung ứng miễn phí, bảo đảm chất lượng. Bình quân mỗi vụ, HTX cung cấp cho thị trường hơn 50 tấn rau các loại, đem lại thu nhập cho hộ gia đình xã viên mỗi vụ rau từ 15 triệu đồng trở lên.

Lạng Sơn sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, mặt bằng sạch có lợi thế phát triển nông nghiệp; bổ sung quy hoạch, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện tỉnh Lạng Sơn có 8 vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, trong đó có các loại điển hình như: cây hồi ở các huyện Văn Quan, Bình Gia và Văn Lãng với tổng diện tích hơn 34.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm trên 10.000 tấn hồi khô, tổng doanh thu đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chưa tính các dịch vụ và sản phẩm qua chế biến; na của huyện Chi Lăng với diện tích trên 1.500 ha, sản lượng hàng năm ước đạt trên 27.000 tấn (15.000 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP), giá trị kinh tế trên 300 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, tỉnh còn có thế mạnh về một số loại cây ăn quả và lâm sản có giá trị xuất khẩu cao như hồng vành khuyên, thạch đen, gỗ thông, cây dược liệu…

Theo ông Lý Việt Hưng, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đạt được kết quả trên là do tỉnh đã xây dựng và phát huy hiệu quả vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, trong đó tích cực giúp đỡ doanh nghiệp, HTX đăng ký nhãn hiệu tập thể, nâng tầm giá trị nông sản của tỉnh.

Cũng theo ông Hưng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đổi mới cơ cấu cây trồng trên địa bàn, phát triển dự án 1.200 ha chè tại huyện Đình Lập, đưa những nông sản thế mạnh của địa phương vào Chương trình OCOP. Đồng thời chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ hồi, na ra thị trường châu Âu và các nước Bắc Mỹ, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)