CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.4. Khu nhà sàn cũng là 3 nhà trưng bày về cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc di dân Việt Nam sau năm 1975, và tù nhân chính trị
Diện tích xây dựng : 3.229,173ft2 300m2 180.000,000 USD diện tích sử dụng 0,5% (nhasan.com)
Nhà sàn là một kiến trúc truyền thống của người Việt Nam. Từ thời xa xưa, việc xây dựng nhà sàn cho người dân tộc vùng cao không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn là nơi bảo vệ con người tránh được những sự tấn công của thú giữ.
Trong rất nhiều kiến trúc sinh thái hiện nay, chúng ta vẫn còn khéo léo đưa nhà sàn vào như một hình thức gìn giữ bản sắc của dân tộc. Nhắc đến Tây Nguyên
chúng ta không thể không nhắc đến kiến trúc nhà sàn độc đáo. Những nhà sàn được xây dựng trên cùng đất Tây Nguyên là những nhà sàn đặc trưng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc khác nhau có kiểu thiết kế nhà sàn khác nhau tùy theo điều kiện sống của họ. Tuy nhiên nhìn chung vật liệu để xây dựng nhà sàn dân tộc không mấy khác nhau, chủ yếu là gỗ, song, mây, tre, bương, vầu được khai thác trong các khu rừng nhiệt đới. Đây là những vật liệu đơn sơ nhưng kiến trúc nhà sàn được thiết kế với sự vững chãi nhờ sự hợp lý trong tỉ lệ kết cấu của khung gỗ. Thường mái của nhà sàn được thiết kế với độ dốc lớn, có dạng 2 mái, 3 mái, và 4 mái với vật liệu lá gồi, tránh hay ngói âm dương.
Mặt bằng của nhà sàn thường có bề mặt ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 – 9 hàng cột. Chiều rộng của nhà thường khoảng 5 - 6 – 7m với chiều dài khoảng 3m/gian tùy thuộc vào số lượng gian nhà của mỗi gia đình. Trong nhà sàn của người Tây Nguyên, cầu thang thường được làm từ thân gỗ lớn với 7 bậc thang được đẽo bằng tay, bên trái có trạm hình mặt trăng khuyết và đôi bầu vú tượng trưng cho sự nuôi dưỡng. Bên phải cầu thang là hình con rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Nhà sàn Tây Nguyên được tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang bằng những chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, hình ảnh chim, voi, rùa, kỳ đà…tất cả những hình ảnh này đều thể hiện việc sùng bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Với những ngôi nhà sàn với mục đích kinh doanh du lịch thì người thợ mộc hay người chủ họ không cần quá quan tâm về chất lượng vật liệu, chủ yếu được làm bằng loại gỗ bình thường được phủ sơn bóng nhưng độ bền chắc chắn., bên dưới là nơi vui chơi, ăn uống của khách du lịch, có thể được thiết kế ghế ngồi và bài trí cây cảnh cho thêm phần sinh động hơn.
Dựa vào đặc tính chung của nhà sàn người dân tộc, có chiều sâu, không vách ngăn chúng ta tạo ra ba nhà trưng bày:
1/ Nhà bảo tàng chiến tranh tại Việt Nam, trong thời kỳ Mỹ giúp miền nam Việt Nam để ngăn chặn sự phát triển, bành trướng của chủ nghĩa cộng sản
- Chủ đề của bảo tàng: Gốc nhìn từ hai phía về thời kỳ Việt Nam bắt đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng. Quá trình này được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kéo dài của Chiến tranh
28
Đông Dương và cũng là sự châm ngòi cho Chiến tranh Việt Nam diễn ra sau đó.
Vai trò của Mỹ đã dần dần đi từ viện trợ, cố vấn cho tới việc trực tiếp tham chiến.
- Cuộc chiến tranh Việt Nam được đưa vào trong chương trình giảng dạy trong học đường, trong các cuộc phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ...Điều này chứng tỏ người Mỹ rất quan tâm đến cuộc chiến tranh này. Tuy vây rất nhiều thắc mắc, uẩn khúc khi cuộc chiến kết thúc. Tại sao Mỹ rút quân khỏi miền nam Việt Nam?
Quân đội hùng hậu và hiện đại của Hoa Kỳ có phải thua trận trong cuộc chiến này không? Tại sao nhiều người Mỹ phải hy sinh trong cuộc chiến tranh này...
Vì vậy một phòng triễn lãm, trưng bay theo đề tài “Góc nhìn từ hai Phía” sẽ thu hút nhiều người Mỹ đến tham quan, nghiên cứu. Giúp cho làng Việt Nam có một nguồn thu lớn bán vé vào cửa làng Việt nam
2/ Nhà bảo tàng di dân Việt Nam: Người tỵ nạn Việt Nam năm 1975 là 1 sự kiện lớn trong Lịch sử Việt Nam hiện đại. Thành phần di dân này đã tạo ra nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại bên các nước Âu Mỹ. Hầu hết người Việt di dân sau năm 1975 vì những lý do kinh tế lẫn chính trị.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Sau đó là hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Hơn 125.000 người Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối xuân 1975 vì sợ chính quyền mới trả thù. Ngoài ra khoảng 20.000 người đến Âu Châu và các nước khác
Năm 1977 bắt đầu đợt thứ hai khi phong trào vượt biển tỵ nạn xảy ra. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980 một phần vì vấn đề kinh tế khó khăn tại Việt Nam do chính sách của chính phủ và các thông tin khác
Số liệu người tỵ nạn Việt Nam từ sau ngày 30 tháng 4/1975 ghi nhận được 796.300 thuyền nhân tỵ nạn và 42.900 đi đường bộ. Tổng kết từ cuối năm 1975 đến năm 1995 trải qua 20 năm đã có 839.200 người dân Việt rời bỏ Việt Nam đến các trại tỵ nạn. Con số những người chết trong biển Ðông và núi rừng biên giới Thái – Miên là các số thống kê không bao giờ ghi lại được. Con số ước lượng là từ 400.000 đến 500.000 người.
Đến năm 1990 đến nay, các chương trình ra đi có trận tự, đoàn tụ, đón tù cải tạo, con lai, tái định cư, tỵ nạn tình nguyện trở về đã đưa vào Mỹ và nhiều nước phương Tây
- Phòng triễn lãm, trưng bày di dân, lưu lại những hình ảnh, vật dụng của người Việt Nam ra đi định cư các nước trong đó số lượng lớn là đến Mỹ., cũng tạo thêm điểm thu hút du khách đến tham quan làng Việt Nam
3/ Phòng trưng bày về tù nhân chính trị : là một tập hợp bao gồm những người bị giam giữ trong các trại tù của CSVN trước hoặc sau năm 1975 vì đã phục vụ cho chính quyền quốc gia, đồng minh, hay là thành viên của các đảng phái quốc gia, hoặc tham gia vào các Mặt Trận Phục Quốc nhằm đánh đổ chế độ cộng sản hoặc bản thân có những hành vi chống cộng và bị cộng sản cầm tù.
Hiện nay tôi chưa có số lượng đủ để tạo thành một gian phòng trưng bày, Nhưng khi thành lập được làng Việt Nam, có uy tín, sẽ thu hút được nhiều người cung cấp tài liệu hình ảnh, để thành lập phòng trưng bày.
Làng Việt Nam là một địa điểm tuyên truyền, đưa văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng thế giới, Như một bảo tàng nghiên cứu, một mô hình cụ thể và sinh động. Một nền văn hóa có một ngàn năm lịch sữ. Nơi đây sẽ tập trung, lưu giữ những hiện vật văn hóa hữu hình và vô hình bằng nhiều hình thức như thư viện, bảo tàng, những chương trình lễ hội, những phong tục tập quán Việt Nam và cả những gia phả, nguồn gốc đầu tiên của những gia đình, họ hàng của người Việt Nam bắt đầu định cư tại Hoa Kỳ (đây là một dịch vụ thu tiền)
ví dụ: ông Trân Hữu Phước định cư tại Mỹ theo diên HO (nêu lý do, hoàn cảnh lịch sữ tác động như thế nào… vào năm…gồm bao nhiêu người…sau đó bảo lãnh thêm bao nhiêu người, sự phát triễn của gia đình khi đến Mỹ và cả việc sinh con, đẻ cái cũng như cả quá trình học tập phát triễn sinh sống tại Mỹ. Dịch vụ làm cội nguồn, gốc rễ của từng gia đình và sẽ lưu lại trên một website. Được bổ sung, làm mới thường xuyên.
Gia đình nào đăng ký sẽ thu lệ phí ban đầu 100 usd và lệ phí hàng năm 50 cho công việc bổ sung, làm mới.
30