Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát chung về tài nguyên du lịch và lịch sử hình thành một số điểm
4.2.2. Phát triển các ngành dịch vụ và hạ tầng du lịch
Hệ thống cơ sở lưu trú là một trong những thành phần quan trọng nhất của sản phẩm du lịch, là tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách, là yếu tố tạo nên sự độc đáo khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một điểm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của điểm du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.
Bảng 4.3. Hiện trạng cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT
Tổng số Cơ sở
CSLT Phân Loại
3 sao Cơ sở
1 – 2 sao Cơ sở
Chưa Cơ sở
phân loại
Nguồn: Phòng thống kê thị xã Chí Linh (2019)
Giai đoạn 2014 – 2018, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tăng nhẹ về số lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27,48%. Năm 2014, trên địa bàn thị xã có tổng số 78 cơ sở lưu trú tập trung chủ
50
có 4 cơ sở đạt xếp hạng 3 sao đó là: Khách sạn Sao Đỏ (Nguyễn Trãi 1, Sao Đỏ);
Khách sạn ATHENA (Phả Lại); Khách sạn Lan Anh (Côn Sơn, Cộng Hòa) và khách sạn Huy Hoàng (Việt Tiên Sơn, Cộng Hòa). Còn lại là các cơ sở đạt 1 – 2 sao hoặc là chưa xếp hạng vẫn chiếm tỷ lệ cao, xấp xỉ 87,86%.
Hộp 4.1. Ý kiến của khách du lịch về cơ sở lưu trú trên địa bàn
Tôi vừa trải qua kỳ nghỉ 2 ngày 1 đêm tại khách sạn Sao Đỏ cùng với gia đình.
Khách sạn tốt và sạch đẹp nhưng giá hơi cao. Nhân viên lịch sự, dọn phòng kỹ lưỡng, gọn gàng và ngăn nắp. Tôi rất hài lòng về kỳ nghỉ lễ này cùng gia đình.
Anh Nguyễn Hải An – du khách đến từ Nam Định (2018)
Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn đang được quan tâm đầu tư mở rộng và chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú đã dần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
4.2.2.2. Cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống
Ngoài dịch vụ về cơ sở lưu trú thì dịch vụ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn đến và quay trở lại của du khách đối với điểm du lịch.
Bảng 4.4. Hiện trạng các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống trên địa bàn qua các năm
Chỉ tiêu
Tổng số cơ sở dịch vụ
ăn uống
Nguồn: Phòng thống kê thị xã Chí Linh (2019) Theo kết quả điều tra, số lượng nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị xã Chí Linh tăng đáng kể qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 29,84%. Năm 2014, số lượng nhà hàng, quán ăn trên địa bàn là 133 cơ sở, đến năm 2018 tăng lên là 378 cơ sở, tăng 2,84 lần so với năm 2014. Các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn ngày càng được hoàn thiện và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Hộp 4.2. Ý kiến của người dân địa phương về cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống trên địa bàn
Quán chúng tôi bán quanh năm ở đây. Năm nay, Ban quản lý di tích phát nội quy và các quy định về kinh doanh tại khuôn viên này, chúng tôi đồng tình và cam kết làm theo. Hàng quán nhìn khang trang và sạch sẽ nên du khách đến đông đúc hơn.
Bà Lê Thị Mùi, chủ quán Tài Mùi, khu di tích Kiếp Bạc (2018) Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ du lịch về cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống
trên địa bàn
Hiện nay, đoàn thanh tra của sở phối hợp với chính quyền thị xã tiến hành phát tờ rơi đến từng hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các khu di tích. Ngoài ra ở các nơi này còn thường xuyên có loa phát thanh tuyên truyền về các quy định về các khu di tích nói chung và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng. Ban tổ chức lễ hội đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát các điều kiện vệ sinh của dịch vụ ăn uống, chỉ cho phép những hàng quán kinh doanh đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, bày bán thực phẩm rõ nguồn gốc.
Bà Nguyễn Thùy Liên, Trưởng ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (2018)
4.2.2.3. Dịch vụ vận chuyển hành khách
Trên địa bàn thị xã Chí Linh hiện có hơn 300 phương tiện ô tô chở khách các loại (tăng gần 4 lần so với năm 2015) và một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh qua địa bàn theo trục quốc lộ 37 và trục quốc lộ 18. Đi qua trung tâm thị xã có nhiều tuyến xe khách chất lượng cao qua quốc lộ 37 nối các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn,… với các tỉnh phía Nam như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,…; trục quốc lộ 18 nối trung tâm Hà Nội, Bắc Ninh đến Quảng Ninh. Có 03 tuyến xe buýt liên tỉnh đi qua trung tâm thị xã, ngoài ra còn có 6 hãng taxi với khoảng 60 xe, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.
Tuy nhiên, dịch vụ vận tải hành khách phục vụ khách du lịch trên địa bàn còn hạn chế. Theo số liệu thống kê, đến năm 2018 trên địa bàn thị xã Chí Linh có 11 doanh nghiệp du lịch lữ hành, song năng lực của các doanh nghiệp này còn yếu, chưa phát huy được vai trò cầu nối trong phát triển du lịch tâm linh. Cụ thể, theo kết quả điều tra, khách du lịch thực hiện chuyến đi chủ yếu là tự tổ chức (chiếm 48%) và đi theo cơ quan đoàn thể (chiếm 40%), chỉ có 12% khách du lịch thực hiện chuyến đi do doanh nghiệp lữ hành tổ chức. Con số này cho thấy các doanh nghiệp lữ hành chưa có vai trò cao trong quyết định lựa chọn cách thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch văn hóa tâm linh đến với Chí Linh. Vì vậy,
công tác tổ chức các dịch vụ lữ hành cần có giải pháp thiết thực nhằm tăng cường thu hút du khách sử dụng dịch vụ lữ hành.
Biểu đồ 4.1. Phân loại khách du lịch văn hóa tâm linh theo cách thức tổ chức Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) 4.2.2.4. Dịch vụ tham quan, bán hàng lưu niệm
a) Dịch vụ thu phí tham quan
Căn cứ vào Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí, thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh hải Dương. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, Ban QLDT Côn Sơn – Kiếp Bạc thu phí vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc như sau:
Bảng 4.6. Giá vé tham quan khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc
Điểm
STT tham
quan
1 Khu
tích Sơn
2 Khu
53
Hộp 4.4. Ý kiến của khách du lịch về dịch vụ thu phí du lịch trên địa bàn thị xã Chí Linh
Năm nào tôi và gia đình cũng đi du lịch và chiêm bái nhiều nơi, nhưng chưa thấy ở đâu lại thu phí tham quan như khu di tích này. Khi hỏi người thu vé thì họ giải thích, việc thu này đã được tỉnh Hải Dương quy định từ lâu và dây là khu danh lam thắng cảnh nên muốn vào tham quan thì phải mất phí.
Chị Bùi Thanh Thủy, Yên Dũng, Bắc Giang (2018) Rất nhiều địa phương đã bỏ việc thu phí tham quan từ lâu nhưng không hiểu sao tại đây vẫn thu. Tôi nghĩ rằng nếu bỏ được phí này thì lượng khách đến đây sẽ đông hơn rất nhiều.
Anh Trần Minh, Thanh Hà, Hải Dương (2018) Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ du lịch về dịch vụ thu phí du lịch trên địa bàn thị
xã Chí Linh
Thời gian gần đây, tại một số kỳ họp HĐND tỉnh Hải Dương, vấn đề thu phí tham quan di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được bàn đến. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh cũng đang tìm cách tháo gỡ. Nếu như bỏ thu phí ngay thì không có nguồn thu và hàng năm Tỉnh phải bù vài chục tỷ đồng để duy trì hoạt động di tích, trong khi nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp. Tôi cho rằng, nhiều du khách vẫn còn hiểu lầm về việc thu phí, vì khu Côn Sơn – Kiếp Bạc là danh lam thắng cảnh, trong đó có chùa Côn Sơn.
Mà đã là danh lam thắng cảnh thì việc thu phí tham quan là bình thường.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc sở VH-TT&DL tỉnh Hải Dương (2018) b) Dịch vụ bán hàng lưu niệm
Hộp 4.6. Ý kiến của khách du lịch về sản phẩm lưu niệm tại các khu di tích Chúng tôi về Côn Sơn khá nhiều lần, cũng muốn mua một món quà lưu niệm về trưng ở nhà nhưng chẳng biết chọn cái nào, mấy món quà không hấp dẫn. Thế nên chúng tôi chỉ ngắm chứ chẳng mua. Những người trẻ ưa thích du lịch như bọn tôi lại thích mua những đặc sản của vùng miền, tuy nhiên dạo quanh mấy chục cửa hàng ở đây thì tất cả đều na ná như nhau, các món hàng cũng giống với ở các địa điểm du lịch khác như Mai Châu, Sa Pa,… thậm chí có thể mua ngay ở Hà Nội với giá khá rẻ nữa.
Chị Nguyễn Kim Nhung – Long Biên, Hà Nội (2018)
Sản phẩm lưu niệm là một trong những nhân tố góp phần tăng tính hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du
lịch của địa phương. Tại các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Chí Linh, các cửa hàng lưu niệm tuy nhiều nhưng chưa có nhiều chủng loại sản phẩm, hình thức và hình dáng sản phẩm đơn điệu, chưa có những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, địa điểm du lịch, di tích nên chưa thu hút được nhiều du khách.
4.2.2.5. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh
a)Về chất lượng hạ tầng du lịch
Qua tổng hợp kết quả điều tra cho thấy hiện tại chất lượng hạ tầng du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh đa phần được đánh giá ở mức tốt và mức trung bình. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ nhỏ khách du lịch đánh giá chất lượng hạ tầng du lịch là rất không tốt.
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng hạ tầng du lịch văn hóa tâm linh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Hạ tầng giao thông Cơ sở lưu trú Cơ sở phục vụ ăn uống Hạ tầng khác
Chất lượng hạ tầng cơ sở lưu trú được khách du lịch đánh giá cao nhất, 13,3% số du khách đánh giá là rất tốt, 43,3% số du khách đánh giá tốt, nhưng cũng có 1,67% số khách du lịch đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng cơ sở lưu trú là rất không tốt. Điều này cho thấy chất lượng cơ sở hạ tầng ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Chí Linh là không đồng đều. Bên cạnh đó, tỷ trọng khách du lịch đánh
55
Nhìn chung, chất lượng hạ tầng du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh hiện còn rất nhiều hạn chế, cần được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch văn hóa tâm linh.
b) Về chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh là yếu tố then chốt tạo nên uy tín và thương hiệu của điểm du lịch văn hóa tâm linh. Nhìn chung chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh tại thị xã Chí Linh vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách du lịch.
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Chỉ tiêu
DV lưu trú DV chuyển hành khách DV
uống DV hàng niệm DV quan
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Theo kết quả điều tra 60 du khách tại 4 điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh, đa số khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã ở mức tốt và trung bình. Trong các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh thì dịch vụ lưu trú được đánh giá ở mức tốt cao nhất, chiếm 26,67 %, thấp nhất là dịch vụ bán tham quan là 20
56
Hộp 4.7: Ý kiến đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống khi đến du lịch văn hóa tâm linh thị xã Chí Linh
Năm nào tôi cũng đi lễ ở Côn Sơn – Kiếp Bạc và mua cốm về làm quà. Năm nay đến đây tôi thấy thoải mái hơn, hàng quán gọn gàng, sạch sẽ, bánh cốm và hạt cốm dẻo thơm nhìn rất bắt mắt. Giá cả ăn uống, mua quà cũng rất phải chăng, không bị chặt chém như những nơi khác. Tôi có nghe Chí Linh nổi tiếng với món gà đồi mà trong khu vực này chưa thấy có bán. Mong rằng năm sau quay lại sẽ được cùng gia đình thưởng thức món ăn này.
Bà Nguyễn Thị Chung, Quỳnh Phụ, Thái Bình (2018) c) Về giá cả dịch vụ du lịch
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá của du khách về giá cả dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Chỉ tiêu
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ
chuyển HK Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ
hàng lưu niệm
Dịch vụ
quan
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Kết quả điều tra cho thấy giá cả các dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Chí Linh được khách du lịch đánh giá ở mức từ trung bình đến hợp lý. Trong đó, dịch vụ ăn uống là dịch vụ được đánh giá là có mức giá hợp lý nhất 53,33%. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ không nhỏ khách du lịch đánh giá giá cả dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã là rất không hợp lý. Cụ thể, dịch vụ có mức giá rất
57