ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM GIẢM THIỂU ÔNMT TỪ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho khu dân cư nông thôn tại xã hồi ninh, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 91)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM GIẢM THIỂU ÔNMT TỪ

4.3.1. Giải pháp chính sách và đầu tư

Chính sách khuyến khích đầu tư, xã hội hóa lĩnh vực môi trường trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện vẫn chưa được quan tâm. Việc thu gom rác thải mới chỉ được thực hiện tại thị trấn và 1 số xã lân cận, còn lại khác xã khác thì chưa được thu gom và xử lý. Vì vậy trong thời gian tới huyện cần ban hành chủ trương, chính sách ưu đãi để tiếp tục thu hút cộng đồng tham gia lĩnh vực vệ sinh môi trường đặc biệt là hoạt động thu gom, tái chế, tái sử dụng tài nguyên và xử lý chất thải.

64

4.3.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Giáo dục bảo vệ môi trường trong các cộng đồng dân cư có vai trò hết sức to lớn nhằm trang bị cho người dân những tri thức cơ bản về môi trường, hình thành và phát triển ý thức và thái độ giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh.

Đối với khu vực nông thôn ở các xã xa trung tâm, dân cư thưa thớt, phần lớn trình độ dân trí thấp nên các nội dung tuyên truyền sẽ tập trung vào việc làm cụ thể, gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như: phổ biến các kiến thức về phân loại, thu gom và xử lý rác thải; hướng dẫn người dân kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh. Vận động người dân hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác, không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Không vứt xác gia súc, gia cầm chết xuống sông, ao, hồ.

Đối với các khu vực công cộng (Trường học, bệnh viện, cơ sở hành chính công, đường xá, chợ, di tích lịch sử văn hoá - cách mạng, các điểm du lịch...) Xây dựng các nội quy, quy định về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan phù hợp với từng khu vực để nhắc nhở cộng đồng thực hiện và điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của cộng đồng theo hướng văn minh, thân thiện với môi trường. Tăng cường bố trí các thùng rác ở những khu vực hợp lý và nhân công để thu gom rác thải.

4.3.3. Khả năng nhân rộng, tính bền vững của mô hình

Khả năng nhân rộng mô hình của mô hình có hiệu quả và khả thi hay không phụ thuộc vào tính bền vững của mô hình. Tính bền vững của mô hình quan trong nhất là tính khả thi về mặt kinh phí nhằm duy trì vận hành thường xuyên và liên tục. Điều này phụ thuộc vào nguồn thu liên tục, ổn định và mức chi phí vận hành thường xuyên là ở mức hợp lý. Qua phân tích tính toán tại các bảng số 4.20, 4.21, 4.22 phía trên, kinh phí dự kiến để vận hành thường xuyên đảm bảo duy trì và có lợi nhuận của mô hình vào khoảng 25,8 triệu đồng/ tháng. Từ đó ta thấy được mô hình xử lý hoàn toàn có tính bền vững.

Ngoài ra, Mô hình của mô hình cũng đã đáp ứng được một số tiêu chí để có thể đảm bảo tính khả thi khi nhân rộng ra các địa phương khác, cụ thể như sau:

- Xử lý triệt để bảo vệ được môi trường; các hợp phần công nghệ của mô hình hoạt động đảm bảo tuân thủ và đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường;

65

- Tận dụng được một phần mùn hữu cơ (có tác dụng cải tạo đất) và một phần rác thải tái chế;

- Mô hình xử lý có tỷ lệ chôn lấp thấp, chỉ khoảng 15,24% (có thể thấp hơn xuống còn ~10% nếu tận dụng phần tro xỉ cho mục đích canh tác một số loại cây trồng, như: cây sắn dây, bí ngô,...);

- Không phát sinh nước rỉ rác, do đó không mất thêm kinh phí xử lý nước

rỉ rác;

- Suất đầu tư ở mức chấp nhận được, khoảng 1,5 tỷ đồng/tấn.ngày;

- Hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ không phức tạp, dễ vận hành thao tác, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế khi hỏng hóc,... phù hợp với trình độ công nhân.

66

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho khu dân cư nông thôn tại xã hồi ninh, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w