4.2.1. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số mầm vụ xuân hè
cao nhất (55 tấn/ha) có thời gian nảy mầm là nhanh nhất 11,6 ngày. Công thức bón mức phân giun thấp nhất (40 tấn/ha) có thời gian nảy mầm dài nhất là 13,5 ngày.
35
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến thời gian nảy mầm và số mầm vụ xuân hè
Công thức G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Thời gian nảy mầm của công thức bón phân giun quế mức G4, tương đương với 55 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 3 mức bón 40 tấn/ha, 45 tấn/ha và
50 tấn/ha. Thời gian nảy mầm của công thức bón G3, tương đương với 50 tấn/ha sai khác có ý nghĩa với 2 mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha nhưng 2 công thức bón mức phân giun 40 tấn/ha và 45 tấn/ha khác nhau không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Số mầm chùm ngây tại các công thức bón mức phân giun quế khác nhau cho kết quả khác nhau. Ở mức tin cậy 95%, số mầm của công thức bón mức phân giun quế 55 tấn/ha là cao nhất (12,2 mầm/cây), công thức bón mức phân giun quế 40 tấn/ha có số mầm thấp nhất (10,3 mầm/cây). Chứng tỏ lượng bón phân giun quế càng cao trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp (tháng 02/2015) có tác động đến số mầm của cây chùm ngây nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy thời gian nảy mầm của chùm ngây từ sau khi đốn cành nhanh hơn khi được bón mức phân giun quế cao nhưng số mầm không bị ảnh hưởng nhiều của mức bón phân giun quế.
4.2.2. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Lá là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ cho cây cũng là bộ phận thu hoạch trực tiếp của cây chùm ngây. Số lá là yếu tố quyết định đến năng suất của cây. Số lá trên cành phụ thuộc vào chiều cao cành, chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, quan tâm chăm sóc tốt cho bộ lá phát triển mạnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt và từ đó làm cơ sở để tăng năng suất lá.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến số lá thu hoạch của cây chùm ngây tại lần thu hoạch vụ xuân hè
Công thức G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha. LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là
sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến số lá thu hoạch trong vụ xuân hè của thí nghiệm cho thấy:
Khi tăng lượng bón phân giun quế đã làm tăng số lá thu hoạch ở lần thu đầu tiên tuy nhiên nó không có ảnh hưởng rõ đến các lần thu lá thứ 2 và thứ 3 ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu đầu tiên khi tăng lượng bón phân giun quế từ 40 đến 55 tấn/ha đã làm số lá thu hoạch/cây của chùm ngây biến động từ 5,2 đến 6,6 lá/cành. Kết quả quan sát được ở mức bón phân giun quế 40 và 45 tấn/ha thì số lá/cành không có sự sai khác rõ. Số lá/cành ở công thức bón 50 tấn/ha và 55 tấn/ha cũng không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên ở công thức bón phân giun quế 55 tấn/ha cho số lá/cành cao hơn và sai khác rõ với công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 2, số lá/cành thu hoạch có xu hướng giảm dần so với lần thu đầu tiên. Số lá/cành biến động từ 4,8 lá đến 4,9 lá. Trong đó số lá/cành ở công thức bón 40 tấn/ha là thấp nhất và cao nhất là ở công thức bón 55 tấn/ha. Tuy nhiên, ở các mức bón phân giun quế khác nhau không có sự sai khác về số lá/cành của chùm ngây trong đợt thu thứ 2.
Ở lần thu hoạch thứ 3, số lá/cành thu hoạch được ở các mức bón phân giun quế thu được biến động từ 6,7 đến 6,8 lá/cành. Trong đó công thức bón 45 tấn/ha (G2) cho số lá/cành lớn nhất trong các công thức thí nghiệm. Kết quả thống kê cho thấy giữa các mức bón phân khác nhau số lá/cành thu được không có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%.
4.2.3. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Chiều dài cành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bản chất di truyền của giống, điều kiện tự nhiên, các biện pháp kỹ thuật tác động, trong đó điều kiện dinh dưỡng có tác động rõ nhất.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến chiều dài cành của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Công thức G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha. LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là
sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy phân giun quế có ảnh hưởng rõ đến chiều dài cành của cây chùm ngây thí nghiệm qua các lần thu hoạch trong vụ xuân hè một cách rõ rệt.
Ở lần thu hoạch đầu tiên (30 ngày sau khi đốn cành) chiều dài cành của giống chùm ngây thí nghiệm biến động từ 23,9 cm đến 31,8 cm. Trong đó, chiều dài cành cao nhất ở công thức bón phân giun quế mức 55 tấn/ha (G4) và thấp nhất là ở công thức bón 40 tấn/ha (G1). Theo kết quả thống kê cho thấy khi tăng lượng phân giun quế từ 40 tấn/ha đến 55 tấn/ha đã làm tăng chiều dài cành của giống chùm ngây thí nghiệm một cách tuần tự và ở công thức G4 (55 tấn/ha) chiều dài cành lớn hơn và sai khác có ý nghĩa so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 2 và thứ 3 khi tăng lượng bón phân giun quế từ G1 đến G4 đã làm tăng chiều dài cành một cách rõ. Ở lần thu thứ 2 chiều dài cành thí nghiệm đạt từ: 48,2 cm đến 71,5 cm. Trong đó chiều dài cành ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và công thức bón 45 tấn/ha (G2) không có sự sai khác. Tuy nhiên khi
tăng mức bón phân giun quế đến mức 55 tấn/ha (G4) đã làm tăng chiều dài cành một cách rõ so với các công thức thí nghiệm ở độ tin cậy 95%.
Ở lần thu hoạch thứ 3 chiều dài cành ở các công thức thu được là lớn nhất.
Chiều dài cành theo dõi được biến động từ 88,3 cm đến 129,5 cm. Khi tăng lượng phân giun quế đã làm chiều dài cành tăng một cách tuần tự tuy nhiên ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và bón 45 tấn/ha (G2) không có sự sai khác rõ về chiều dài cành. Công thức bón 55 tấn/ha (G4) thì chiều dài cành cao hơn và sai khác rõ so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.
4.2.4. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Kích thước lá của chùm ngây chịu ảnh hưởng rõ của phân giun quế. Khi tăng lượng phân giun quế thí nghiệm làm cho kích thước lá (chiều dài và chiều rộng lá) có xu hướng tăng dần ở tất cả các lần thu hoạch. Kích thước lá cụ thể được trình bày ở bảng 4.7.
Lần thu đầu tiên ở các công thức thí nghiệm cho thấy chiều dài là biến động từ 38,6 cm đến 42,6 cm, chiều rộng lá đạt từ 30,6 cm đến 34,4 cm. Theo kết quả thống kê cho thấy cả chiều dài và chiều rộng của lá ở công thức bón 40 tấn/ha là thấp nhất và cao nhất là ở mức bón 55 tấn/ha. Tuy nhiên về kích thước lá ở công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha không có sự sai khác, mức bón 50 tấn/ha và 55 tấn/ha cũng không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên kích thước lá ở công thức bón 55 tấn/ha (G4) lớn hơn và sai khác có ý nghĩa với công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến kích thước lá của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Công thức G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
39
Lần thu thứ 2 kích thức lá ở các công thức thí nghiệm biến động từ 38,4 cm đến 42,9 cm (chiều dài lá) và chiều rộng lá từ 30,5 cm đến 35,9 cm. Kết quả thí nghiệm cho thấy kích thước lá có sự phân cấp rõ giữa mức bón. Kích thước lá ở công thức G1 (40 tấn/ha) và G2 (45 tấn/ha) không có sự sai khác. Khi tăng lượng phân bón lên mức 50 tấn/ha và 55 tấn/ha thì kích thước lá có sự sai khác rõ so với mức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha. Kích thước lá ở công thức bón 55 tấn/ha (G4) lớn nhất và sai khác rõ so với công thức bón còn lại ở độ tin cậy 95%.
Lần thu thứ 3 (90 ngày sau bón) kích thước lá có xu hướng giảm so với lần thu thứ nhất và thứ 2. Kích thước lá biến động từ 36,7 đến 40 cm (chiều dài lá) và từ 28,6 đến 31,7 cm (chiều rộng lá). Chiều dài lá có sự sai khác và phân cấp rõ ởcác mức phân bón khác nhau. Trong đó chiều dài lá nhỏ nhất ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và lớn nhất ở công thức bón 55 tấn/ha (G4). Chiều dài lá ở công thức G4 cao hơn và sai khác rõ ở độ tin cậy 95% so với các công thức thí nghiệm còn lại. Khác với chiều dài lá, chiều rộng lá không có sự sai khác rõ giữa công thức bón 40 tấn/ha (G1) và 45 tấn/ha (G2), công thức bón 50 tấn/ha (G3) và 55 tấn/ha (G4). Tuy nhiên chiều rộng lá ở công thức bón G4 lớn hơn và sai khác rõ so với công thức bón G1 và G2 ở độ tin cậy 95%.
4.2.5. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến khối lượng trung bình lá của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Khi tăng lượng phân giun quế từ mức bón 40 đến 55 tấn/ha đã làm tăng khối lượng lá ở tất cả các công thức và các lần thu hoạch.
Ở lần thu thứ nhất, khối lượng lá biến động từ 13,3 g/lá đến 15,1 g/lá Trong đó khối lượng lá thấp nhất ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và cao nhất ở công thức bón 55 tấn/ha (G4). Tuy nhiên khối lượng lá ở công thức bón 50 tấn/ha và 55 tấn/ha, công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha không có sự sai khác rõ. Khối lượng lá ở mức bón 55 tấn/ha cao hơn và sai khác rõ so với công thức G1 và G2
ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến khối lượng trung bình lá của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Công thức G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha. LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là
sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Ở lần thu thứ 2 khối lượng trung bình lá thu được từ 13,2 g/lá đến 15,5 g/lá.
Trong đó khối lượng trung bình lá ở công thức G1 (40 tấn/ha) và G2 (45 tấn/ha) không có sự khác nhau rõ, công thức G3 (50 tấn/ha) và G4 (55 tấn/ha) khối lượng trung bình lá không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên khối lượng trung bình lá
ởcông thức G4 cao hơn và sai khác rõ so với các công thức G1 và G2 ở mức tin cậy 95%.
Khối lượng trung bình lá ở lần thu thứ 3 có xu hướng giảm dần ở các mức bón phân so với lần thu thứ 1 và thứ 2. Khối lượng trung bình lá ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ và biến động từ 12,3 g/lá đến 14,0 g/lá. Trong đó khối lượng trung bình lá ở công thức G4 (55 tấn/ha) lớn nhất và sai khác rõ so với các công thức bón còn lại ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do lượng dinh dưỡng cung cấp từ đầu vụ đã giảm mạnh nên tăng trưởng về khối lượng trung bình lá giảm.
4.2.6. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến khối lượng lá trên cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Khối lượng lá trên cây của các công thức thí nghiệm trong vụ xuân hè ở lần thu thứ nhất đạt từ 375,4 g/cây đến 710,7 g/cây. Theo kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng lá trên cây thu được ở công thức bón 40 tấn/ha và 45 tấn/ha không có sự sai khác rõ. Công thức bón 50 tấn/ha và 55 tấn/ha cho khối lượng lá trên cây không có sự sai khác rõ ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên khối lượng lá trên cây ở công thức G4 cao hơn và có sự sai khác rõ so với các công thức còn lại ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mức phân giun quế đến khối lượng lá trên cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
CT G1 G2 G3 G4 LSD0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha, LT1: sau đốn cành 30 ngày, LT2: sau đốn cành 60 ngày, LT 3: sau đốn cành 90 ngày, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là
sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Ở lần thu thứ 2 khối lượng lá trên câycó xu hướng giảm so với lần thu thứ nhất. Khối lượng lá trên cây thu được ở các công thức biến động từ 337,1 g/cây đến 343,0 g/cây. Trong đó công thức G1 và G2, công thức bón G3 và G4 không có sự sai khác rõ. Tuy nhiên ở công thức bón G4, khối lượng lá lớn hơn và sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% so với công thức bón G1 và G2.
Lần thu thứ 3 khối lượng lá trên cây có xu hướng tăng so với lần thu thứ 2 và biến động từ 410,1 g/cây đến 529,9 g/cây. Trong đó khối lượng lá thấp nhất ở công thức G1 và cao nhất ở công thức G4. Khi tăng lượng phân giun quế đã làm khối lượng lá tăng một cách rõ, công thức bón G4 cho khối lượng lá cao hơn và sai khác rõ so với các công thức thí nghiệm còn lại ở độ tin cậy 95%.
Tổng khối lượng lá trên cây thu được ở công thức thí nghiệm trong vụ xuân hè biến động từ 1112,6 g/cây đến 1713,7 g/cây. Khi tăng mức bón phân giun quế từ 40 tấn/ha, 45 tán/ha, 50 tấn/ha đến 55 tấn/ha đã làm tăng khối lượng lá một cách rõ ở các công thức thí nghiệm. Khối lượng lá trên cây ở công thức G4 thu được là lớn nhất và sai khác rõ ở độ tin cậy 95%.
4.2.7. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây chùm ngây qua các lần thu hoạch vụ xuân hè
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố cấu thành như: chiều cao cây, số lá trên cây, diện tích lá, chiều dài lá, chiều rộng lá…
các yếu tố này bị chi phối bởi nhiều điều kiện khác nhau như: thời tiết, giống, đất đai, nước tưới… và yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là dinh dưỡng. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chùm ngây, ở mỗi giai đoạn khác
nhau, nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng khác nhau. Ảnh hưởng của liều lượng phân giun đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây chùm ngây tại các lần thu hoạch được thể hiện ở các bảng dưới đây.
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mức bón phân giun quế đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây chùm ngây lần thu 1 vụ xuân hè Công thức
G1 G2 G3 G4 LSD 0,05
CV%
Chú thích: G1= 40 tấn/ha; G2 = 45 tấn/ha; G3 = 50 tấn/ha; G4 = 55 tấn/ha, trong cùng cột, các giá trị có chữ cái giống nhau là sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Số cành/cây ở lần thu thứ nhất biến động từ 6,2 cành đến 7,3 cành. Theo kết quả theo dõi cho thấy số cành thấp nhất ở công thức bón 40 tấn/ha (G1) và cao nhất ở công thức bón 55 tấn/ha (G4). Trong đó số cành/cây ở công thức bón G3(50 tấn/ha) và G4 (55 tấn/ha) không có sự sai khác rõ tuy nhiên ở công thức bón 55 tấn/ha (G4) số cành/cây lớn nhất và sai khác rõ so với công thức bón G1 và G2 ở độ tin cậy 95%.
Số lá thu được tại các lần thu dao động từ 5,2 lá/cây (công thức bón 40 tấn/ha) đến 6,6 lá/cây (công thức bón 55 tấn/ha). Sự khác nhau về số lá giữa công thức G1 với G2, G3 với G4 không có ý nghĩa nhưng số lá thu được của công thức bón phân giun mức 55 tấn/ha (G4) khác nhau có ý nghĩa so với công thức bón mức 40 và 45 tấn/ha (G1 và G2).
Năng suất lý thuyết là kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất nên khi có 1 yếu tố sai khác có ý nghĩa sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất lý thuyết ở các công thức thí nghiệm. Năng suất lý thuyết của cây chùm ngây ở các công thức bón lượng phân khác nhau là khác nhau. Công thức bón lượng phân 55 tấn/ha cho năng suất lý thuyết cao nhất (73,5 tạ/ha), công thức bón lượng phân 40 tấn/ha cho năng suất lý thuyết thấp nhất (42,8 tạ/ha).
Năng suất thực thu của các công thức bón lượng phân khác nhau cho kết quả khác nhau. Khi tăng mức phân bón ở các công thức khác nhau làm tăng năng