Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố bắc ninh, tình bắc ninh
4.1.2. Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Do thiếu vốn để đầu tư đối với các dự án về môi trường (hiện nay nhà nước chi khoảng 1% ngân sách cho môi trường) nên chính phủ đã huy động nguồn vốn ODA từ các nước phát triển. Các dự án ODA tài trợ cho lĩnh vực thoát nước tại địa bàn tỉnh chủ yếu tài trợ cho phần thiết bị và do công ty thuộc nước tài trợ cung cấp, còn phần xây dựng phải sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn đối ứng).
Do cơ chế về vốn khá phức tạp, các thủ tục về xây dựng cơ bản đang còn nhiều vướng mắc cho nên các dự án ODA nhìn chung là triển khai rất chậm. Trong khi đó năng lực của các chủ đầu tư được giao quản lý dự án còn yếu, dự án phải tiến hành phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán nhiều lần, thêm vào đó công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, tái định cư gặp nhiều trở ngại...làm dự án chậm tiến độ rất nhiều năm trong khi đó tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tốc độ tăng dân số đề nặng lên công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt lĩnh vực thoát nước.
Các dự án về môi trường là hết sức quan trọng, đặc biệt các dự án thoát nước và xử lý nước thải, mức độ ảnh hưởng đến pháp triển kinh tế xã hội, tới môi trường sinh thái, tới sức khỏa cộng đồng là rất lớn. Với tốc độ phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa như hiện nay, nếu không đẩy nhanh tốc độ về tiến độ các dự án thì e rằng đến lúc thực hiện xong công trình thì môi trường đã bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi được.
Vì vậy để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất thiết phải xây dựng biện pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tư trong việc quản lý các dự án, nhằm tránh tình trạng điều chỉnh dự án, phê duyệt thiết kế, dự toán nhiều lần làm chậm tiến độ dự án vào vận hành.
*) Quản lý đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước
Mạng lưới hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Ninh không ngừng mở rộng qua các năm. Theo các số liệu tổng hợp được, thì số lượng các loại cống hộp, cống tròn các loại, số mương thoát nước, hố ga, số tuyến đã không ngừng tăng lên.
Bảng 4.3. Mạng lưới thoát nước địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 Chủng loại
Cống hộp các loại Cống tròn các loại Hố ga các loại Mương cuối nguồn Tổng số tuyến và khu vực
Nguồn: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bắc Ninh, (2015) Từ năm 2005 số lượng m cống hộp đã tăng từ 817 m lên 14.741 m năm 2015 tăng gấp hơn 18 lần. Số lượng cống tròn cũng tăng gần 3 lần từ 28.943 m năm 2005 lên 109.792 năm 2015. Số lượng hố ga cũng tăng lên đáng kể từ 1.437 cái năm 2005 lên 3.840 cái năm 2010 và tăng lên 5.569 cái năm 2015. Tổng số m mương cuối nguồn và tổng số tuyến và khu vực cũng tăng lên nhanh chóng. Tất cả thể hiện sự đầu tư mở rộng của thành phố nói chung và của công ty TNHH MTV cấp thoát nước nói riêng trong lĩnh vực xây dựng mạng lưới cấp thoát nước, giúp cải thiện chất lượng các công trình cấp thoát nước trên địa bàn thành phố.
Biểu đồ số lượng cống giai đoạn 2005-2015
Cống hộp các loại
Biểu đồ 4.1. Số lượng cống giai đoạn 2005-2015
Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh (2015)
*) Quản lý đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải
Hiện tại công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh đang vận hành nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh có công suất thiết kế 28.000 m3/ngđ được xây dựng trên khu đất rộng 6,8 ha tại xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh và một trạm xử lý nước thải ở Viêm Xá công suất 45m3/ngày đêm.
Nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh thuộc Dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh” là một tiểu dự án nằm trong dự án Thoát nước và xử lý nước thải miền Bắc thuộc chương trình dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải các tỉnh lỵ Việt Nam. Việc đầu tư bao gồm xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và mở rộng, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho các thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô trung bình là: Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Vinh ở miền Trung và cũng như Bắc Ninh, Hải Dương là hai tỉnh được lựa chọn ở miền Bắc. Trong đó khoảng 70% hay 102 triệu EURO là vốn vay ưu đãi qua Ngân hàng Tái thiết Đức và 30% là vốn đối
Bảng 4.4. Số lượng vốn của dự án cam kết trong hiệp định
STT Mục lục
1 Gói thầu 1
1.1 Hệ thống đường ống
1.2 Giếng tràn nước mưa
1.3 Cải tạo hệ thống hiện có
1.4 Đấu nối vào hệ thống hiện có
1.5 Nạo vét kênh mương
1.6 Hệ thống cống, ống áp lực
1.7 Các trạm bơm
2 Nhà máy xử lý nước thải
3 Chi khác
3.1 Tư vấn (100% vốn ODA)
3.2 Đền bù
Tổng chi phí
Nguồn: BQL dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh (2007) Về phía Việt Nam, Bộ Kế Hoạch & Đầu tư (MPI) chịu trách nhiệm trong
việc xác định dự án và điều phối chung Chương trình trong khi đó Bộ Tài Chính là cơ quan cấp phát vốn vay của KFW cho các cơ quan đối tác trong dự án tại các tỉnh tham gia dự án. Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh (WSSC) sẽ chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án chịu sự giám sát của UBND Tỉnh Bắc Ninh.
Đây là dự án lớn của tỉnh với quy mô: Cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh tổng chiều dài 39km đường ống các loại, xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh công suất 28.000 m3/ngđ. Được phân chia làm 2 gói thầu.
Tên gói thầu số 1: Xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh Bảng 4.5. Thông tin gói thầu 1
Chủ đầu tư:
Đơn vị tư vấn:
Nhà thầu trúng thầu:
Giá trúng thầu Nguồn vốn
Hình thức thực hiện hợp đồng Thời gian thực hiện hợp đồng Khởi công chính thức
Hạng mục thi công
Ngày thực tế bắt đầu triển khai thi công
Nguồn: Ban quản lý dự án thoát nước và xử lý nước thải (2007) Tên gói thầu số 2: Thiết kế và xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh.
Bảng 4.6. Thông tin gói thầu 2
Chủ đầu tư:
Đơn vị tư vấn:
Nhà thầu trúng thầu:
Giá trúng thầu Nguồn vốn
Hình thức thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng
Khởi công chính thức
Ngày thực tế bắt đầu triển khai thi công
Nhà máy xử lý nước thải bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2013 có công suất 28.000 m3/ngđ được xây dựng trên khu đất rộng 6,8 ha tại xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh.
*) Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
+ Ưu điểm:
Thứ nhất về quản lý đầu tư xây dựng mạng lưới hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Ninh không ngừng mở rộng qua các năm. Số lượng các loại cống hộp, cống tròn các loại, số mương thoát nước, hố ga, số tuyến đã không ngừng tăng lên.
Thứ hai, trong công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải, thành phố đã đầu tư xây dựng được một nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn với nguồn vốn từ nước ngoài. Điều này thể hiện năng lực quản lý đầu tư xây dựng đã đạt được kết quả tốt. Thứ ba huy động nguồn vốn phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh đã khắc phục được và đạt kết quả đáng ghi nhận.
+ Nhược điểm:
Năng lực của của ban quản lý dự án các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn yếu. Do đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, chuyên ngành không phải về xây dựng lựa chọn các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, thi công) năng lực yếu dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo. Điều này dẫn đến thực trạng các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn bị chậm tiến độ, chất lượng chưa đạt yêu cầu đặt ra.