Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Về vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm
Nguồn: UBND tỉnh Hưng Yên (2018) Huyện Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về phía Bắc, phía Tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, phía Tây Nam giáp huyện Văn Giang, phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối), phía Đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã và 01 thị trấn) và được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội.
* Về đất đai
Huyện Văn Lâm có tổng diện tích tự nhiên: 7.523,99 ha, với cơ cấu sử dụng đất năm 2018 được nêu trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Văn Lâm năm 2018
STT Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
1 Đất nông nghiệp
Trong đó:
1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản
1.3 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp
Trong đó:
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
3 Đất chưa sử dụng
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm (2018) Tính đến năm 2018, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 4.040,24 ha (53,69%), diện tích đất phi nông nghiệp là 3.464,73 ha (46,05%). Diện tích đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm có xu hướng giảm, nhường chỗ cho đất ở và đất thương mại dịch vụ đang ngày càng phát triển.
- Về dân số - lao động
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Văn Lâm năm 2018
TT Đơn vị hành chính
1 Xã Tân Quang
2 Xã Đình Dù
3 Xã Trưng Trắc
4 Xã Lạc Hồng
5 Xã Lạc Đạo
6 Xã Chỉ Đạo
7 Xã Đại Đồng
8 Xã Việt Hưng
9 Xã Minh Hải
10 Xã Lương Tài
11 Thị trấn Như quỳnh
Tổng:
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm (2018)
Bảng 3.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Văn Lâm (năm 2016 – 2018)
STT Chỉ tiêu
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân - Lao động nông, lâm, thủy sản
Tỷ trọng
- Lao động công nghiệp, xây dựng Tỷ trọng
- Lao động dịch vụ Tỷ trọng
- Về cơ cấu kinh tế
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Văn Lâm
STT Chỉ tiêu
I Giá trị sản xuất
(giá HH)
1 Nông, lâm, thủy sản 2 CN, TTCN, XD 3 Thương mại, dịch vụ
II Cơ cấu kinh tế
1 Nông, lâm, thủy sản 2 CN, TTCN, XD 3 Thương mại, dịch vụ
Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó thị trấn Như Quỳnh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện. Trong những năm qua, nền kinh tế của
huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 50.817 tỷ đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông- lâm -thủy sản; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng; thương mại-dịch vụ năm 2016 là 5,96% - 82,33%
- 11,71%, năm 2017 là 5,7% - 81,72% - 12,58%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 ước đạt 7% (theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều). Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng/năm (nội huyện đạt 23,2 triệu đồng/năm).
(UBND huyện Văn Lâm, 2018) Là một huyện tiếp giáp với các vùng kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Dương, điều kiện giao thông thuận lợi, đất nông nghiệp màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, khí hậu tương đối thuận hòa, huyện Văn Lâm có nhiều lợi thế để phát triển các ngành kinh tế cả về nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, tạo sự đột phá về kinh tế so với các địa phương trong tỉnh. Kinh tế phát triển là tiền đề để huyện Văn Lâm phát triển văn hóa - xã hội,…Đạt được những thành quả trên là sự sự đoàn kết, thống nhất cùng nhau chung sức, chung lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Lâm trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới đi lên cùng đất nước, xây dựng huyện Văn Lâm ngày một giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống quê hương anh hùng.
Sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt lĩnh vực kinh tế tạo thuận lợi cho huyện trong việc trong công tác thu Ngân sách nhà nước nói chung, thu ngân sách xã nói riêng.