Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân 72 1. Nguồn lực của địa phương
4.2.1. Nguồn lực của địa phương 4.2.1.1. Lao động
Qua bảng 3.2 cho thấy số lao động của huyện Lý Nhân không ngừng tăng (kèm theo đó là chất lượng lao cũng có sự chuyển dịch nhưng mức tăng không cao, phần lớn số lao động vẫn chưa qua đào tạo, lao động đang chuyển dần theo hướng giảm dần tỷ lệ nông nghiệp và tăng dần phi nông nghiệp, như vậy những
người tham gia vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu làm những người lớn tuổi (Trung bình từ 39 – 44 tuổi) đây là những lao động đã có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng lại có tâm lý sợ rủi ro. Như vậy đã ảnh hưởng tới sự đầu tư mở rộng sản xuất nấm ăn hay tiếp thu khoa học kĩ thuật.
Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô sản xuất nấm. Qua điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra, ta thấy số lao động bình quân / hộ và số lao động sản xuất nấm ăn bình quân / hộ của các nhóm hộ có sự khác biệt.
Số lao động sản xuất nấm ăn bình quân / hộ tăng dần theo quy mô tăng dần. Trung bình một hộ nhóm I có 2,3 lao động sản xuất nấm, hộ nhóm II có 2,4 lao động sản xuất nấm, hộ nhóm III có 2,6 lao động sản xuất nấm. Như vậy với quy mô lao động lớn thì việc mở rộng quy mô sản xuất nấm ăn càng thuận lợi. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân/lao động của các nhóm hộ lại khác nhau. Như phân tích ở phần 4.1.1.7 nhóm I là nhóm đạt hiệu quả về sử dụng lao động.
Bảng 4.25. Tình hình lao động của các hộ được điều tra
TT Lao động
1 Tổng số nhân khẩu
Trong đó, nữ
2 Số lao động sản xuất nấm
3 Số lao động sản xuất nấm
bình quân / hộ
Nguồn: Số liệu điều tra (2015) 4.2.1.2. Ngân sách hỗ trợ
Để thực hiện chính sách đòi hỏi nhà nước cần có nguồn ngân sách để thực thi. Thực hiện quyết định 74 về phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tỉnh Hà Nam đã trích nguồn ngân sách 3,8 tỷ đồng để thực hiện, trong đó năm 2013 chi 1,8 tỷ đồng, năm 2014 chi 1,6 tỷ đống, năm 2015 chi 0,4 tỷ đồng.
Đây là nguồn vốn tập trung cho phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn tỉnh, các hộ có nhu cầu phát triển sản xuất nấm ăn có thể làm thủ tục vay vốn từ nguồn ngân sách này khá dễ dàng. Ngoài ra, huyện Lý Nhân còn có nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng chính sách, tuy lượng vốn vay có giới hạn nhưng cũng có thể giúp các hộ mở rộng quy mô sản xuất nấm do chi phí cho sản xuất nấm thấp. Bên cạnh đó người dân còn có thể sử dụng linh hoạt các nguồn vốn từ nguồn vốn của chương trình nông thôn mới, có vay từ quỹ tín dụng…
Bảng 4.26. Các nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất nấm ăn
ĐVT: tỷ đồng
TT Nguồn vốn
1 Nguồn vốn từ QĐ 74
của tỉnh Hà Nam
2 Ngân hàng chính
sách
Nguồn: Thống kê huyện Lý Nhân (2013 - 2015) 4.2.1.3. Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nấm nói riêng. Nghiên cứu quỹ đất của hộ giúp chúng ta đưa ra được giải pháp về quy mô sản xuất và quy hoạch sản xuất tập trung. Qua tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai sản xuất nấm ăn, các nhóm hộ đều đi thuê thêm đất để mở rộng sản xuất nấm ăn. Như vậy quỹ đất của các hộ đang dần thiếu so với nhu cầu về đất để mở rộng sản xuất nấm ăn.
4.2.1.4. Điều kiện của chủ hộ
Qua bảng 4.27 ta thấy, tất cả các thông tin về chủ hộ được điều tra có sự khác nhau theo quy mô sản xuất. Về tuổi trung bình của chủ hộ, chủ hộ của nhóm I có độ tuổi trung bình cao nhất (43,7 tuổi), chủ hộ nhóm II có độ tuổi trung bình thấp nhất (39,8), chủ hộ nhóm III có độ tuổi trung bình là 40,5 – thấp hơn chủ hộ nhóm I và cao hơn chủ hộ nhóm II. Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất nấm ăn, đặc biệt là khả năng tiếp thu KHKT, độ năng động, mức độ đầu tư, và khả năng chấp nhận rủi ro. Độ tuổi trung bình của nhóm I cao nhất (43,7 tuổi), ở độ tuổi này, xét về mặt sức khỏe và tâm lý, các chủ hộ lựa chọn quy mô nhỏ là phù hợp. Đối với các chủ hộ ở nhóm II, độ tuổi trẻ nhất nhưng do điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sản xuất chưa cao nên lựa chọn quy mô trung bình để tích lũy thêm kinh nghiệm và kinh tế để mở rộng quy mô. Độ tuổi của nhóm III là 40,5 tuổi, các chủ hộ đã vững chắc về kinh tế và điều kiện kinh tế nên việc mở rộng quy mô là phù hợp.
Không chỉ có độ tuổi mà về trình độ của các chủ hộ cũng có sự ảnh hưởng tương tự. Chỉ có hộ nhóm I còn 6,67 % số người ở trình độ tiểu học, phần lớn các chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, nhóm I có 66,66%, nhóm II có 70%, nhóm III có 66,67%. Về trình độ chuyên môn, đa số các chủ hộ đều học qua các lớp sơ cấp về sản xuất nấm do huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, sở Khoa học công nghệ tỉnh… tổ chức, nhóm I có 90 %, nhóm II có 93,33%, nhóm III có 93,33%. Số chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, về trình độ, xét theo chiều tăng quy mô, tỷ lệ các chủ hộ có trình độ học vấn THPT và trình độ chuyên môn trung cấp tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức về xã hội, thị trường đầu vào sản xuất, hình thức, quy mô sản xuất và thị trường đầu ra cho nấm ăn. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm ăn ở các hộ.
Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiểu nông là lao động giản đơn. Nhưng khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, muốn làm giàu từ kinh tế nông nghiệp không có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Chính do vậy, đòi hỏi lao động trong các hộ sản xuất nấm phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có những việc đòi hỏi cần có những lao động trực tiếp, máy móc không thể thay thế được.
Không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trang trại.
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, quản lý của các chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hộ. Những chủ hộ nào có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ hộ có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.
Thực tế điều tra cho thấy, các chủ hộ ở huyện Lý Nhân mới chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ các chủ hộ có trình độ chuyên môn là rất thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ chưa cao. Đa số các chủ hộ đều chưa qua đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh
còn kém. Chính vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện. Ngoài ra, lao động làm việc trong các hộ chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao.
Bảng 4.27. Một số thông tin chung về chủ hộ được điều tra
TT Thông tin
1 Tổng số chủ hộ
2 Tuổi trung bình
3 Giới tính
Nam Nữ 4 Trình độ học vấn
Tiểu học
Trung học cơ sở Trung học phổ thông 5 Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo Sơ cấp
Trung cấp
4.2.1.5. Trình độ của lãnh đạo địa phương
Tuy chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã được Đảng và Nhà nước ta mới thực hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra được nhiều chính sách liên quan phù hợp. Từ đó cũng là nền tảng cho tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Lý Nhân nói riêng thực hiện các biện pháp phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là sản xuất nấm ăn. Vì vậy, xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển sản xuất nấm ăn ở huyện Lý Nhân cũng có phần hoàn thiện, phù hợp hơn với địa phương mình. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền đối với các vấn đề giải quyết việc làm thể hiện ở khâu hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách.
76
Trình độ chuyên môn của các cán bộ đứng đầu các tổ chức có chức năng trong việc quyết định thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn của huyện Lý Nhân. Ta thấy trưởng các ban ngành đoàn thể đều có trình độ đại học trở lên.
Điều này có ảnh hưởng tới việc thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn trong huyện. Đứng đầu chính quyền huyện là chủ tịch huyện có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới khả năng quyết định liên quan đến kinh tế xã, các dự án thu hút đầu tư vào địa phương. Đứng đầu cấp Đảng ủy là bí thư có trình độ thạc sĩ, có ảnh hưởng tới việc đề đạt và thực hiện các chính sách của địa phương trong đó có các chính sách phát triển sản xuất nấm ăn. Đứng đầu hội Nông dân, trạm khuyến nông có trình độ đại học, có ảnh hưởng tới khả năng tuyên truyền, thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn mà mình đảm nhiệm. Đối với trưởng phòng NN &
PTNT có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới các quyết định thành lập, cho phép hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... Đối với trưởng phòng Kinh tế có trình độ thạc sĩ, nó ảnh hưởng tới tầm nhìn, các quyết định về kinh tế của địa phương.
Đối với khâu tổ chức thực hiện chương trình phát triển sản xuất nấm ăn cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế: hệ thống tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nấm còn đơn giản, đội ngũ cán bộ năng lực hạn chế không có chuyên trách, còn kiêm nhiệm. Cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhiều đầu mối trung gian, thiếu sự kiểm tra giám sát nên hiệu quả thấp. Các tiềm năng phát triển sản xuất nấm ăn của địa phương rất lớn nhưng chưa được khai thác triệt để; chưa có phương pháp giúp khích lệ tinh thần tạo việc làm của lao động.
4.2.2. Thị trường tiêu thụ nấm ăn
Việt Nam là nước nông nghiệp nên phụ phẩm từ nông nghiệp rất nhiều, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nấm ăn, vừa giải quyết được vấn đề môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy trong những năm gần đây, các địa phương trên cả nước triển khai mô hình phát triển sản xuất nấm ăn và đang phát triển thêm sản xuất nấm thảo dược. Đồng thời, với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu ăn uống được nâng cao, đặc biệt là sử dung thực phẩm sạch, trong đó có nấm ăn. Do đó, phát triển sản xuất nấm ăn
ở huyện Lý Nhân cũng gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, với sự phát triển một cách tự phát và chủ yếu là nấm nguyên liệu chưa qua sơ chế dẫn tới giá trị
kinh tế thấp, đồng thời xu hướng tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Lý Nhân chưa khởi sắc, chủ yếu là tiêu thụ cho công ty Ngọc Động. Thực tế, hiện nay, nấm ăn ở huyện Lý Nhân vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường, nhất là trên thị trường Hà Nội vẫn chưa phát triển, đòi hỏi chính quyền huyện Lý Nhân phải có những quyết định giúp đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường nông sản, trong thời gian tới nên xây dựng thương hiệu nấm ăn có chỉ dẫn địa lý để tăng tính cạnh tranh của nấm ăn trên thị trường.
Hộp 4.3. Ý kiến của chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp về phát triển nấm ăn trên thị trường
Nấm ăn ở xã chúng tôi hiện mới chỉ phát triển với quy mô nhỏ, chủ yếu là tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nên việc mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập vẫn còn chậm.
(Nguồn: Ông Trần Văn Đức – chủ nhiệm HTXDVNN xã Chân Lý, 15h30 ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại xã Chân Lý huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ) Sản xuất nấm ăn ở xã tôi mới phát triển, quy mô trồng nấm mới được mở rộng nên sản lượng và chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp so với các mặt hàng từ Trung Quốc và các tỉnh đã có thương hiệu trong nước.
(Nguồn: Ông Trần Văn Hùng – chủ nhiệm HTXDVNN xã Phú Phúc, 14h ngày 09 tháng 12 năm 2015 tại xã Phú Phúc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam)
4.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn
Thực tế cho đến nay Lý Nhân với tiềm năng to lớn về nguồn nguyên liệu có thể phát triển sản xuất nấm ăn với quy mô lớn hơn so với các năm trước. Nhưng hiện nay phát triển với hình thức hộ nông dân vẫn là phù hợp nhất với quá trình phát triển sản xuất, tận dụng được lượng rơm rạ, tân dụng lao động trong gia đình cho sản xuất và chế biến nấm ăn. Qua số liệu bảng 4.21; 4.22; 4.23; 4.24 cho thấy với quy mô trồng nấm càng lớn thì lợi nhuận, giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế càng cao. Với quy mô nguyên liệu càng lớn thì số lượng sản phẩm và lợi nhuận càng tăng, mang lại hiệu quả lớn hơn. Vì tận dụng được mọi điều kiện trong quá trình sản xuất, cũng như khu tiến hành chuyên môn hóa thì hiệu quả lao động sẽ tăng lên. Như vậy, trong tương lai để phát triển sản xuất nấm ăn ở huyện Lý Nhân cần khuyên khích hộ dân mở rộng quy mô sản xuất, tuy nhiên phải căn cứ vào điều kiện của từng hộ để đưa ra quy mô phù hợp.